K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2022

Ở gần nhà em có một xưởng làm mộc. Chủ của xưởng là bác Đức - một thợ mộc đã có gần hai mươi năm kinh nghiệm.

Bác Đức đã ngoài năm mươi. Mãi tóc đã điểm nhiều sợi bạc. Là dân lao động từ nhỏ nên bác có thân hình vạm vỡ, chiếc ngực lực lưỡng, bắp tay săn chắc. Suốt ngày chăm chú vào công việc, bác ít tiếp xúc với mọi người. Dù vậy, tính tình bác rất cởi mở, em có dịp được trò chuyện và nhìn ngắm bác làm việc.

Bác là một người rất kính nghiệp. Mỗi lần em sang chơi, nhìn bác làm việc rất tập trung, em lại cảm thấy vô cùng khâm phục bác. Bác thường bảo với mọi người rằng: Dù làm nghề gì cũng phải có tâm huyết và lòng yêu nghề”. Để hoàn thành một sản phẩm như tủ, bàn ghế, phải qua nhiều công đoạn. Công việc đầu tiên là chọn gỗ tốt rồi mang đi phơi cho chín. Khi làm việc, cạnh bên bác có đủ thứ đồ nghề: cưa, bào, đục, búa, đinh vít.

Một thanh gỗ sần sùi, xấu xí được bác đặt lên một băng ghế dài gọi là con ngựa. Một chân buông thõng xuống đất, chân kia gác lên ghế, bác cúi rạp người xuống như phi ngựa để bào. Các dăm bào cuồn cuộn tuôn ra như từng lọn tóc xoăn tít thơm nồng mùi gỗ. Bác dừng lại, lấy chiếc bút chì trên vành tai xuống để kẻ rồi đo lại cho chính xác, bác tiếp tục bào, đánh giấy nhám, từng vân gỗ hiện lên rất đẹp mắt. Tỉ mỉ và khéo léo nhất là lúc bác đục các mộng để ráp khung. Rất chính xác và tài tình. Công việc cứ thế tiếp diễn đến khi hoàn thành sản phẩm. Chiếc tủ được khoác cái áo nâu bóng bằng lớp vecni được bác đánh rất đều tay. Có nhìn tận mắt mới thấy hết cái tài của người thợ mộc.

Khi nhìn bác làm việc, em nhận ra rằng công việc nào cũng đều đáng quý. Mỗi người hãy cảm thấy tự hào về nghề nghiệp của mình.

19 tháng 7 2021

Tham khảo ạ !!

Bác Hải là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.

Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: "Chào bác Hải, trưa rồi mà vẫn không nghỉ tay à?"

Bác Hải đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác rám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất.

Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".

Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.

Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.

Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “Lương y như từ mẫu”.

Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.

Hãy giúp mk làm đề ôn văn 6 nhé vì mk sắp thi:đề 1: hãy tả lại hình ảnh cây mai hoặc cây đào nhân dịp tết đến xuân về.đề 2: hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vỹ và tiếng ve vào một ngày hè.đề 3: em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên TV, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt đó.đề 4: em hãy viết bài văn tả người thân yêu gần gũi nhất...
Đọc tiếp

Hãy giúp mk làm đề ôn văn 6 nhé vì mk sắp thi:

đề 1: hãy tả lại hình ảnh cây mai hoặc cây đào nhân dịp tết đến xuân về.

đề 2: hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vỹ và tiếng ve vào một ngày hè.

đề 3: em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên TV, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt đó.

đề 4: em hãy viết bài văn tả người thân yêu gần gũi nhất với mình.

đề 5: hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong trường hợp sau :

- lúc em ốm

- khi em mắc lỗi

- khi em làm được một việc tốt.

đề 6: hãy tả lại hình ảnh cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

đề 7: em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo trí tưởng tượng của em.

đề 8: từ bài văn Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một bữa sáng đẹp trời.

đề 9: em đã từng gặp ông tiên trong những truyện dân gian, hãy miêu tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình.

đề 10: hãy miêu tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em có dịp quan sát, đã đọc sách hoặc nhge kể lại.

(* lưu ý: các bạn không được copy bài trên mạng mà phải tự làm nha)

 

1
28 tháng 7 2018

nhiều vậy^o^

31 tháng 10 2021
Quê hương em là một vùng nông thôn thanh bình, với những cánh đồng rộng bao la nhân dân sống chủ yếu làm nghề nông. Hình ảnh làng quê đẹp nhất trong em chính là hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng. Đó là một buổi trưa hè, cái nắng gay gắt vẫn đang chiếu trên đồng ruộng và các bác nông dân vẫn đang cặm cụi làm. Xa xa, những tà áo nâu cùng những chiếc nón trắng nhấp nhô trên đồng. Em tò mò, muốn ngắm nhìn các bác khi đang làm việc nên đi tới gần cánh đồng hơn. Đứng cách em khoảng năm mét, những cô những bác nông dân đang chăm chỉ làm đồng. Người bón phân, người cuốc đất, người bắt ốc..., tiếng cười nói râm ran xua đi cái nóng của buổi ban trưa. Em chú ý nhất là một bác nông dân đang cày ruộng. Thân hình bác tầm thước, bộ đồ màu nâu đã dính đầy bùn. Chiếc quần xắn lên tới đầu gối làm lộ ra đôi chân chắc khỏe, các cơ nổi lên rõ rệt. Từng bước đi của bác đều vững chãi, nhanh nhẹn. Bác tầm khoảng năm mươi tuổi, có lẽ do việc nhà nông vất vả nên trông bác già hơn tuổi, nét lam lũ hằn lên những vết chai sạn trên bàn tay. Khuôn mặt bác hiền hậu, vầng trán lấm tấm mồ hôi. Có những giọt lăn dài trên má rồi rơi ngay xuống thớ đất bác vừa cày. Bác điều khiển một chú trâu to, da đen bóng thật khỏe mạnh. Đôi tay rám nắng với những vết chai rắn rỏi cầm chắc vào tay cày. Trời nắng như đổ lửa khiến mồ hôi chảy trên cả cánh tay, khiến màu da của bác trông càng khỏe mạnh. Bác không bận tâm tới lưng áo ướt đẫm, tới cái oi ả của trưa hè. Những bước đi cứ đều đều, những tiếng hô "đi" cùng những tiếng "vút" phát ra từ cây roi của bác cứ vang lên đều đặn. Mỗi bước đi, bác lại vung roi lên và ra lệnh cho chú trâu của mình. Chú trâu như hiểu được mệnh lệnh của chủ, bước những bước dài trên đồng. Khi thì quẹo trái, khi thì sang phải. Chiếc lưỡi cày sắc lẹm đi sâu vào lòng đất, là lên những khối đất có kích thước đều nhau. Đất tròn đồng cứ lần lượt được xới lên thành hàng thành luống, trông thâu thích mắt. Thỉnh thoảng bác lại ca lên vài câu hòa cùng những người xung quanh hay kể vài câu chuyện vui cho mọi người, tiếng cười giòn càng rộn vang lên. Mọi người như quên đi cái nóng của ngày hè, quên đi cái vất vả của công việc. Người và trâu cứ thế chầm chậm, cần mẫn đi hết cánh đồng, quên đi thời gian, quên đi mệt nhọc. Nhìn khung cảnh ấy em lại nhớ đến bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Em rất thích ngắm bác nông dân đang cày ruộng, vì khi ấy em thấy thấm thía hơn nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Em sẽ trân trọng, biết ơn các bác nông dân hơn nữa- người biến những giọt mồ hôi thành hạt ngọc quý.
31 tháng 10 2023

Khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất trong kí ức của em, chính là cánh đồng lúa chín ở quê ngoại. Đó là một cánh đồng rộng lớn, đến mỏi cánh cò bay. Những bông lúa già, trĩu cả cành xuống để nâng niu những hạt lúa tròn, thơm phưng phức. Dưới ánh nắng mặt trời, cả cánh đồng như một cái hồ khổng lồ chứa dòng nước vàng quý giá. Và khi có gió thổi qua, mặt hồ sẽ dềnh dàng uốn lượn, bởi các đầu lúa chao đảo, rung rinh. Nhưng đẹp nhất, vẫn là nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc của những người nông dân, khi ngắm nhìn mùa màng bội thu sau bao tháng ngày mệt nhọc. Càng nhớ về, em lại càng thêm xuýt xoa với cảnh đẹp tuyệt vời ấy.

Trời ơi mỏi tay quá huhu

31 tháng 10 2023

cảm ơn ạ nhưng cụm danh từ , cụm động từ

ở đâu ạ 

11 tháng 4 2022

em học lớp 4 ko bt 

11 tháng 4 2022

Có một lần , khi cô mời bạn Minh lên đọc bài .Lúc đầu,bạn tỏ ra rất là thoải mái và vui vẻ vì bạn ấy biết mình là một học sinh đọc diễn cảm nhất của lớp.Khi đứng lên đọc bạn ấy nhập tâm vào trong truyện đóng vai người dẫn truyện trong có vẻ rất thú vị .Khuôn mặt diễn cảm theo từng đoạn văn trong bài . Có rất nhiều khuôn bậc cảm xúc thể hiện trên khuôn mặt bạn ấy . Đọc xong , bạn thở nhẹ nhỏm , phì phào và được nhiều sự hoan nghênh từ các bạn trong lớp .

16 tháng 2 2019

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.


 

Dài vậy bạn!