K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2022

Tham khảo:

Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.

Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.

Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.

Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông - một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:

"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ".

18 tháng 5 2022

tham khảo

Bài làm

Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.

 

Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.

Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, "vị vua của các vua" Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua.

24 tháng 12 2022

giúp mình với

 

 

24 tháng 12 2022

Để mà nói phan đình giót đã để lại cho em ấn tượng nhất. ko ngại j quản gian lao khi thấy quân ta cứ lên bước thì lại bị địc bắn mà hi sinh họ gọi là mưa đạn . trong đó anh đã thấy mục tiêu lao vào để láy thân mình lấp lỗ châu mai. khi mới hơn 20 tuổi 

14 tháng 1 2023

                                        Bài làm 

Việt Nam chúng ta đã phát triển và hòa bình như bây giờ chính là nhờ các vị anh hùng đã dành cả cuộc đời mình tham gia chiến đấu cách mạng vì nước vì dân .Trải dài trang giấy Lịch sử là những sự kiện Lịch sử vĩ đại ,chiến thắng dồn vang của những người anh hùng ,những người lãnh đạo để lại trong lòng con dân Việt Nam phải rung động ,cảm xúc vô cùng .Trong đó ,một sự kiện Lịch Sử vĩ đại mà đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ,khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà .

Gần 14 giờ ngày 2-9-1945 ,tưng bừng trong màu cờ đỏ ,người dân Hà Nội từ già trẻ ,gái trai đều ồ ập từ khắp các ngả tập trung tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) .Ai cũng cảm thấy rằng mình không thể bỏ lỡ sự kiện lớn lao này .Đội danh dự đứng nghiêm trang xung quanh lễ đài .Và bắt đầu buổi lễ lúc 14 giờ ,Bác Hồ cùng các vị trong Chính phủ bước lên lễ đài ,Bác giơ tay vẫy chào đồng bào .Tiếng vỗ tay người dân dồn dã khắp quảng trường .Với dáng điệu khoan thai ,Bác bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập mà mọi người dân rất mong chờ trong buổi lễ hôm đó .Cất lên là giọng Bác trầm ấm ,rõ ràng làm cả biển người phải nín thở ,im phăng phắc để nghe cái giọng ấy của Bác :"Hỡi đồng bào cả nước " Tất cả mọi người đều được sinh ra và có quyền bình đẳng .Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy ,có quyền được sống ,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ..."Đang đọc giữa chừng Bác dừng lại và hỏi xem đồng bào có nghe rõ không .Hơn nửa triệu người cất tiếng nói vang như sấm : "Có !" . Khi nào nghe một câu nói đó của hơn nửa triệu người thì Bác mới đọc tiếp .Chi tiết này làm bao người dân xúc động và cảm thấy tình cảm của Bác dành cho người dân thật lớn lao dù chỉ là một việc nhỏ bé nhưng Bác vẫn vặn hỏi cho ra .Em ấn tượng nhất là cảnh cuối bản Tuyên ngôn Độc lập ,giọng Bác lúc ấy quyết liệt và rõ ràng : "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập ,và sự thật đã thành một nước tự do độc lập .Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng ,tính mạng và của cải để giữ quyền tự do ,độc lập ấy ." ý nghĩa khẳng định quyền tự do ,độc lập nước Việt Nam của câu nói cuối Bác đã đọc để lại cho em nhiều ấn tượng và tự hào vô cùng .

Dù buổi lễ ,sự kiện ngày hôm đó đã kết thúc nhưng vết tích của nó vẫn còn được lưu trữ lại trong sổ ,sách Lịch sử ngày nay .Em thật sự ấn tượng và tự hào vì mình là người Việt Nam .Em hứa sẽ học tập thật giỏi để sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội .

26 tháng 4 2022

để mà nói phan đình giót đã để lại cho em ấn tượng nhất. ko ngại j quản gian lao khi thấy quân ta cứ lên bước thì lại bị địc bắn mà hi sinh họ gọi là mưa đạn . trong đó anh đã thấy mục tiêu lao vào để láy thân mình lấp lỗ châu mai. khi mới hơn 20 tuổi 

23 tháng 2 2022

Tham khảo:

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc còn em là Trưng Nhị. Cả hai bà dều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ.Tướng giặc là Tô Định làm Thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà Trưng tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, quân giạc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của quân giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

23 tháng 2 2022

TK

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu "Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”. Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

3 tháng 3 2022

Tam khảo:

 

Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.

 

Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.

Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, "vị vua của các vua" Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua

3 tháng 3 2022

Refer

Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.

 

Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.

Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, "vị vua của các vua" Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua.

NG
13 tháng 10 2023

Nhân vật lịch sử thời Lê sơ mà tôi yêu thích là Nguyễn Trãi. Ông là một nhà văn, nhà triết học và chính trị gia xuất sắc của Việt Nam thế kỷ 15. Với bút danh "Toản Trạch", Nguyễn Trãi đã để lại nhiều tác phẩm văn học quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử văn chương Việt Nam. Ông cũng là một nhà cách mạng kiên cường, đã đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến chống lại xâm lược của quân Minh. Tài năng, tri thức và lòng yêu nước mãnh liệt của Nguyễn Trãi đã trở thành nguồn cảm hứng không chỉ cho thế hệ đương thời mà còn cho những người sau này.

14 tháng 4 2022

Giúp mik với nhé 

TK:

Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Do Đà Nẵng giáp với Phú Xuân, nên sự kiện đó đã đe doạ đến kinh đô và uy hiếp đến sự tồn vong của vương triều Nguyễn.
Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã cử nhiều danh tướng vào Đà Nẵng để chống Pháp. Và bước đầu đã giành được thắng lợi khi mà đã ngăn chặn được bước tiến của quân thù.
Tuy nhiên, trong lúc nhân dân đang đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thì triều đình Huế đã liên tục ký các hiệp ước đầu hàng Pháp, từ năm 1860 – 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long rơi vào tay giặc.

24 tháng 1 2018
Trong lịch sử nước ta ,trận đánh điện biên phủ có thể nói là tranh sử vàng của dân tôc. trong đó em ấn tượng và cảm phục nhất là anh Phan Đình Giót. Trong trận đánh ở Him Lam , anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.Đây là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm, can trường của người chiến sĩ , cũng là hình ảnh cho ý chí bất khuất kiên cường, không chịu đầu hàng giặc ngoại xâm của nhân dân ta
24 tháng 1 2018

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.