K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2022

1. Những tác động do con người làm cho tài nguyên thiên nhiên suy giảm:

- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Nạn chạt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy và săn bắt động vật hoang dã.

- Sử dụng các chất hóa học, phân bón quá mức gây suy thoái đất.

- Các hoạt động công nghiệp xả thải các chất bẩn, khí Cacbonic làm ô nhiễm môi trường,...

2. Ví dụ: Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải: Ở nước ta về mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở lại; còn ở nhiều khúc sông, tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn.

7 tháng 1 2017

Đáp án A

 

Trong các tác nhân làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên thì hoạt động khai thác của con người có ảnh hưởng lớn nhất => tình trạng khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, sinh vật biển, chim thú quý, khoáng sản,...

26 tháng 5 2019

Đáp án: A

Giải thích: Trong các tác nhân làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên thì hoạt động khai thác của con người có ảnh hưởng lớn nhất ⇒ tình trạng khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, sinh vật biển, chim thú quý, khoáng sản,...

25 tháng 4 2022

cho ví dụ về việc làm ô nhiễm môi trường?

 

2 tháng 5 2023

Con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế (khai thác dầu mỏ, than đá để phục vụ công nghiệp và đời sống con người; dùng sức nước để chạy máy phát điện; sử dụng ánh nắng mặt trời để cung cấp năng nượng tỏng sản xuất và sinh hoạt).

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Địa hình và đất đai

♦ Địa hình của Liên bang Nga rất đa dạng, có hướng thấp dần từ đông sang tây. Sông I-ê-nít-xây phân chia lãnh thổ Liên bang Nga làm 2 phần: phía tây là đồng bằng, phía đông là núi và cao nguyên.

Phía tây gồm 2 đồng bằng được ngăn cách bởi dãy U-ran:

+ Đồng bằng Đông Âu: gồm các vùng đất cao hoặc đồi thoải xen với các vùng đất thấp, thung lũng rộng. Nơi đây có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho ngành nông nghiệp và tập trung dân cư sinh sống.

+ Đồng bằng Tây Xi-bia: là vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng. Phía bắc chủ yếu là đầm lầy, phía nam là vùng phân bố của đất đen ôn đới - loại đất thích hợp để trồng trọt.

+ Dãy núi U-ran: là miền núi già với độ cao trung bình không quá 1000 m, nằm ở vị trí ranh giới giữa đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xi-bia, đồng thời cũng là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Phía đông là vùng núi và cao nguyên Trung Xi-bia với địa hình phức tạp, có các dãy núi cao ở phía đông và nam như dãy Véc-khôi-an, dãy Xai-an... Đây là nơi tập trung nhiều khoáng sản và rừng, tuy không thuận lợi cho cư trú của con người và sản xuất nông nghiệp nhưng có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành công nghiệp.

♦ Liên bang Nga có diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ lớn trên 200 triệu ha. Đất đen có độ phì nhiêu cao nhưng chỉ chiếm 6,4% diện tích đất nông nghiệp, trong khi gần 40% diện tích lãnh thổ nằm dưới lớp băng tuyết, không thuận lợi cho canh tác.

b) Khí hậu

- Liên bang Nga chủ yếu thuộc đới khí hậu ôn đới và có sự phân hóa giữa các miền.

+ Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa nhưng phía tây ôn hoà hơn phía đông;

+ Vùng ven Bắc Băng Dương có khí hậu cực và cận cực lạnh giá quanh năm;

+ Ven Thái Bình Dương có khí hậu ôn đới gió mùa;

+ Một bộ phận lãnh thổ phía nam có khí hậu cận nhiệt.

- Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và sản xuất.

c) Sông, hồ

- Sông:

+ Lãnh thổ Liên bang Nga có nhiều sông lớn, như: sông Von-ga, sông Ô-bi, sông Lê-na, sông l-ê-nít-xây,... Phần lớn các con sông tập trung ở phía đông dãy U-ran, có hướng chảy chủ yếu từ nam lên bắc và đổ vào Bắc Băng Dương.

+ Hầu hết các sông của Liên bang Nga đều bị đóng băng vào mùa đông, làm cho giao thông đường sông ít phát triển. Mặc dù vậy, sông ngòi của Liên bang Nga vẫn có giá trị về nhiều mặt như thuỷ điện, tưới tiêu, du lịch,.. trong đó, trữ năng thuỷ điện của Liên bang Nga đứng hàng đầu thế giới.

- Liên bang Nga có nhiều hồ lớn, trong đó, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới với độ sâu hơn 1700 m.

d) Sinh vật

- Rừng tai-ga chiếm gần 1/2 diện tích đất nước, trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, sơn dương, gấu, cú, đại bàng.... và đặc biệt là thủ có lông quý.

- Liên bang Nga còn có vùng thảo nguyên rộng lớn, thuận lợi cho chăn nuôi.

e) Khoáng sản

- Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều loại như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, vàng, thiếc, bô-xít, kim cương. Trong đó, nhiều khoáng sản có trữ lượng hàng đầu thế giới.

- Sự giàu có về khoáng sản là nguồn lực tự nhiên quan trọng giúp Liên bang Nga phát triển công nghiệp và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.

g) Biển

- Liên bang Nga có nhiều biển lớn thuộc Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương như: biển Ba-ren, biển Ca-ra, biển Láp-tép, biển Ô-khốt,... giàu tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông vận tải, xây dựng các cảng biển.

- Vùng biển và thềm lục địa còn có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.

31 tháng 7 2023

a) Địa hình và đất đai

♦ Trung Quốc có nhiều dạng địa hình như đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao,...

♦ Địa hình Trung Quốc cao dần từ đông sang tây. Có thể dựa vào đường kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới tương đối để phân chia 2 miền địa hình khác nhau:

- Miền Đông:

+ Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, từ bắc xuống nam lần lượt là các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam với tổng diện tích hơn 1 triệu km2. Các đồng bằng được những con sông lớn bồi tụ nên có đất phù sa màu mỡ, dân cư tập trung đông, nông nghiệp trù phú.

+ Phía đông nam của miền này có địa hình đồi núi thấp, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.

- Miền Tây:

+ Có địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn như dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya), dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Ta-rim,...

+ Miền này có đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

=> Điều kiện tự nhiên ở miền Tây Trung Quốc không thuận lợi cho hoạt động sản xuất, chỉ một số nơi có thể phát triển nghề rừng và có đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

b) Khí hậu

♦ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt, ngoài ra, khí hậu còn phân hóa theo chiều đông - tây và phân hóa theo đai cao.

- Phân hóa theo chiều đông - tây:

+ Miền Đông có khí hậu gió mùa: lượng mưa trung bình năm từ 750 mm đến 2000 mm, mưa nhiều vào mùa hè. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều bắc - nam, phía bắc có nhiệt độ và lượng mưa thấp hơn phía nam.

+ Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, lượng mưa ít, nhiều nơi dưới 100 mm/năm, nhiệt độ có sự chênh lệch giữa ngày và đêm, giữa các mùa khá lớn.

- Phân hóa theo đai cao: Trung Quốc còn có kiểu khí hậu núi cao, hình thành trên các sơn nguyên và núi cao từ 2000 - 3000 m trở lên. Ở các khu vực này về mùa đông rất lạnh, có băng tuyết bao phủ, mùa hạ mát và thời tiết hay thay đổi.

♦ Nhìn chung, khí hậu ở miền Đông ôn hoà hơn so với miền Tây nên có nhiều thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.

c) Sông, hồ

- Trung Quốc có nhiều sông và hồ lớn, phần lớn các sông đều bắt nguồn từ miền núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang,..

+ Ở miền Tây, các sông có giá trị lớn về thuỷ điện;

+ Ở miền Đông, sông có nhiều giá trị về thuỷ lợi, cung cấp nước cho sản xuất, nông nghiệp, phát triển giao thông, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

- Trung Quốc có nhiều hồ tự nhiên, tạo nên phong cảnh đẹp như hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam), Thái Hồ (tỉnh Giang Tô),... Các hồ không chỉ có giá trị thuỷ lợi mà còn giúp phát triển du lịch ở các địa phương.

d) Sinh vật

- Trung Quốc có tài nguyên rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng và quý hiếm.

- Thảm thực vật có sự phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây, từ rừng cận nhiệt đới ẩm ở phía nam đến rừng lá rộng và rừng lá kim ở phía bắc; phía tây là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

- Trung Quốc coi trọng việc trồng rừng và bảo vệ rừng, nhờ đó diện tích rừng tăng lên đáng kể trong những năm qua.

e) Khoáng sản

- Trung Quốc có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng hàng đầu thế giới, có giá trị cao trong công nghiệp như: than (1500 tỉ tấn), dầu mỏ (3 tỉ tấn), khí tự nhiên (200 tỉ m3), quặng sắt (5 tỉ tấn).

- Các mỏ kim loại màu cũng rất phong phú như đồng, chì, kẽm, bô-xít, thiếc, von-phram,... Ngoài ra, Trung Quốc còn có các mỏ muối kali, photphat, graphit và nhiều vùng núi đá vôi.

=> Tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú, tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp khai khoáng và là nguyên liệu quan trọng cho xuất khẩu.

g) Biển

- Trung Quốc có vùng biển rộng, mở ra Thái Bình Dương. Thuận lợi để Trung Quốc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.

- Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển:

+ Tài nguyên sinh vật biển phong phú với trên 20.000 loài, nhiều ngư trường rộng lớn.

+ Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển có thể xây dựng hải cảng phát triển giao thông vận tải biển.

+ Vùng biển có nhiều tiềm năng khí tự nhiên.

Tham khảo@

29 tháng 4 2023

Sau chuyến công tác ở tỉnh Quảng Ninh, bố em đã mang về bức tranh Vịnh Hạ Long để treo trong nhà. Bức tranh rất đẹp, trên mặt biển xanh ngắt là những hòn đảo lớn nhỏ. Nếu nhìn kĩ sẽ thấy những hòn đảo có những hình thù khác nhau như: con gà, cánh buồm...Trên mặt biển còn có rất nhiều thuyền bè đi lại. Bố em nói bức tranh là khung cảnh Vịnh Hạ Long, nó được một nhiếp ảnh gia chụp lại. Ngắm nhìn bức tranh, em mong rằng sẽ có cơ hội đến Vịnh Hạ Long để tận mắt chứng kiến cảnh đẹp nơi đây.hiu

30 tháng 4 2023

Mình cảm ơn bạn 

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

a) Địa hình và đất

- Đặc điểm:

+ Phần lãnh thổ ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ có địa hình đa dạng, được phân ra thành các khu vực: núi và cao nguyên; khu vực đồng bằng.

▪ Khu vực núi và cao nguyên: hệ thống núi trẻ, xen giữa là các cao nguyên và thung lũng. Có đất đỏ vàng cận nhiệt đới ẩm, đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới.

▪ Khu vực đồng bằng: diện tích rộng, nhiều đồng bằng rộng lớn. Chủ yếu là đất phù sa sông, đất đen, đất đỏ nâu,…

+ Ở bán đảo A-la-xca: địa hình chủ yếu là núi, giữa các dãy núi là thung lũng được băng hà bao phủ.

+ Quần đảo Ha-oai: bao gồm chuỗi các đảo và đảo san hô, hiện còn nhiều núi lửa hoạt động.

- Ảnh hưởng:

+ Khu vực núi thuận lợi cho phát triển rừng, tuy nhiên địa hình bị chia cắt nhiều nên việc giao thương, đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Khu vực đồng bằng thuận lợi cho trồng ngũ cốc và các loại cây hàng năm khác. Tuy nhiên một số loại đất nghèo dinh dưỡng như: đất đài nguyên, đất xám hoang mạc,…ít có giá trị sản xuất nông nghiệp.

+ Bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai có địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch.

b) Khí hậu

- Đặc điểm:

+ Phần trung tâm chủ yếu là khí hậu ôn đới, có sự thay đổi từ tây sang đông.

▪ Ven biển phía tây là khí hậu ôn đới hải dương mưa nhiều.

▪ Vùng nội địa và phía đông là khí hậu ôn đới lục địa, nhiều nơi khô hạn.

▪ Phía nam là khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ khá cao.

▪ Phía bắc có khí hậu ôn đới lạnh, nhiệt độ thấp, mùa đông nhiều băng tuyết.

+ Bán đảo A-la-xca có khí hậu cận cực và ôn đới hải dương.

+ Quần đảo Ha-oai có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Ảnh hưởng: Sự phân hóa khí hậu giữa các vùng lãnh thổ đã tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.

c) sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Có nhiều sông lớn (Mi-xi-xi-pi, Mít-xu-ri), các sông bồi đắp nên vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu.

+ Có nhiều hồ, đặc biệt là Ngũ Hồ được nối với nhau bằng các kênh đào…

- Ảnh hưởng:

+ Sông tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn; tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng, có giá trị về thủy điện, du lịch, cung cấp nước, nguồn lợi thủy sản,…

+ Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất, góp phần điều hòa khí hậu.

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Vùng biển rộng lớn với đường bờ biển dài khoảng 20000 km.

+ Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh.

+ Vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú, khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên).

- Ảnh hưởng: Tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ phát triển ngành thủy sản, khai khoáng, giao thông hàng hải và du lịch.

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Tài nguyên sinh vật rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, rừng nhiệt đới ẩm.

+ Động vật nhiều loài quý hiếm: hươu đuôi trắng, gấu mèo, chồn nâu, cáo đỏ…

- Ảnh hưởng: Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và là tài nguyên du lịch có giá trị

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Tài nguyên khoáng sản phong phú, một số loại có trữ lượng rất lớn: than đá, quặng sắt , dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng, đồng,…và các loại kim loại quý hiếm.

- Ảnh hưởng: Là cơ sở để phát triển đa dạng các ngành công nghiệp

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo
 

a) Địa hình, đất

- Đặc điểm:

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, có nhiều núi lửa. Phần lớn núi có độ cao trung bình, một số đỉnh núi cao trên 2000m (Phú Sĩ cao 3776 m). Có nhiều đất đỏ.

+ Đồng bằng nằm ven biển, nhỏ và hẹp, lớn nhất là đồng bằng Can-tô, chủ yếu là đất pốt dôn, đất phù sa.

- Ảnh hưởng:

+ Địa hình núi cao gây khó khăn cho giao thông trong các vùng, một số núi phát triển du lịch (Phú Sĩ).

+ Các đồng bằng ven biển có đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây lương thực, định cư.

b) Khí hậu

- Đặc điểm:

+ Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa, có sự thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 mm, có nơi lên đến 4000 mm.

- Ảnh hưởng: Khí hậu phân hóa tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng, thuận lợi cho du lịch.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Mạng lưới sông khá dày, đa số đều ngắn, dốc, sông lớn nhất là Si-na-nô.

+ Có nhiều hồ (Bi-oa, Ca-xu-mi…), nhiều thác nước (Ka-mui-oa-ka, Fu-ku-rô-da…), suối khoáng nóng (I-u-phu-in, Ha-kô-ne…)

- Ảnh hưởng:

+ Sông có ít giá trị giao thông nhưng có giá trị về thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt.

+ Hồ có giá trị cao với du lịch, nghỉ dưỡng.

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, tạo nên nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.

+ Vùng biển giàu hải sản, chiếm 25% số loài cá biển trên toàn thế giới.

+ Các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loại cá: ngừ, thu, mòi, trích, hồi.

- Ảnh hưởng:

+ Vùng biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thương.

+ Vùng biển giàu hải sản là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh cá.

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Có tỉ lệ che phủ rừng lớn (2/3 diện tích lãnh thổ) với nhiều loại rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới ẩm.

+ Nhiều vườn quốc gia đã được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về thiên nhiên.

- Ảnh hưởng: Rừng và các vườn quốc gia là tài nguyên có giá trị cao để phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch, điều hòa khí hậu

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Nghèo khoáng sản, một số loại khoáng sản như: than đá, đồng, vàng, sắt, chì, kẽm với trữ lượng nhỏ.

- Ảnh hưởng: là khó khăn cho Nhật Bản trong việc phát triển kinh tế vì thiếu nguồn nguyên - nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, tốn kém cho chi phí nhập khẩu.