K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài  2            Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:          “Vào những ngày hè, Kiến vừa đi dạo hết cánh đồng vừa thu nhặt các hạt lúa mì, lúa mạch để dự trữ lương thực cho mùa đông. Bọ Rầy thấy thế liền chế giễu Kiến làm chi cho cực trong lúc các loài vật khác đang được nghỉ ngơi, vui chơi, đắm say vào các cuộc hội hè. Kiến vẫn cứ lặng thinh làm việc.Khi mùa đông đến, trời mưa dầm dề, Bọ...
Đọc tiếp

Bài  2            Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

          “Vào những ngày hè, Kiến vừa đi dạo hết cánh đồng vừa thu nhặt các hạt lúa mì, lúa mạch để dự trữ lương thực cho mùa đông. Bọ Rầy thấy thế liền chế giễu Kiến làm chi cho cực trong lúc các loài vật khác đang được nghỉ ngơi, vui chơi, đắm say vào các cuộc hội hè. Kiến vẫn cứ lặng thinh làm việc.

Khi mùa đông đến, trời mưa dầm dề, Bọ Rầy không tìm được thức ăn, đói lả, bèn đến hỏi Kiến vay lương thực. Kiến bảo: "Chị Bọ Rầy ạ, giá trước đây chị cứ lo làm, đừng quở trách gì tôi thì bây giờ đâu đến nỗi chị phải chịu ngồi đói meo!”

                 (Trích “Truyện ngụ ngôn”)

Câu 1: a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.

b) Đặt nhan đề cho văn bản. Vì sao trong khi các loài vật khác đang được nghỉ ngơi, vui chơi thì Kiến lại làm việc cực khổ?

c) Câu chuyện này kết thúc như thế nào? Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình trong cuộc sống?

Câu 2:Chăm chỉ là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần có.Hãy nêu ít nhất hai lợi ích của đức tính chăm chỉ trong cuộc sống.

Câu 3: a) Chỉ ra ít nhất một trạng ngữ có trong văn bản trên.

b) Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng và phép liệt kê. Nêu tác dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong câu em vừa đặt.

1
20 tháng 4 2022

Tự làm đi, cái này dễ mà ko biết làm, chỉ cần đọc kĩ rồi trả lời câu hỏi thôi thế mà cũng phải hỏi

29 tháng 5 2018

a).Dấu phẩy thứ nhất có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

    Dấu phẩy thứ 2 và thứ 3 có tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

b) Từ đồng nghĩa với chế giễu là: giễu cợt , chế nhạo

29 tháng 5 2018

a : Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ vị ngữ trong câu

b : chế nhạo

14 tháng 5 2022

câu in đậm của ý b là Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

14 tháng 5 2022

hộ tớ

 

 

14 tháng 5 2022

là người có tính cách giản dị, mộc mạc.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa) Câu 1.Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2.Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm) Câu 3.Nêu ý nghĩa của văn bản. (1,0 điểm) Câu 4.Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)
0
PHẦN I ( ĐỌC – HIỂU) (4.0 điểm)     Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA         Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát...
Đọc tiếp

PHẦN I ( ĐỌC – HIỂU) (4.0 điểm)

     Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi:

 

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

        Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

     Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

      Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

 

 

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định phương thức biểu đạt  trong văn bản trên?

Câu 2(1,0đ). Xác định ngôi kể của văn bản, cụm danh từ trong câu văn in đậm trên?

Câu 3(1,0đ).  Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh , điệp ngữ và nêu tác dụng của  biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản trên ?

Câu 4(1,0đ). Bài học, ý nghĩa của văn bản  trên?

1
27 tháng 10 2022

Ngắn gọn vãi

27 tháng 10 2022

Đúng 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM(1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

(1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

(2) Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng ...

(3) Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).

(4) Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

(Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A.  Tản văn

B.   Tùy bút

C.   Truyện ngắn

D.  Truyện đồng thoại

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 3. Dòng nào dưới đây không đề cập đến nội dung của văn bản?

A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm

B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm

C. Sự thưởng thức cốm

D. Cách chế biến cốm

Câu 4. Theo người viết, ăn cốm phải ăn như thế nào?

A.   Ăn nhanh, ăn lúc còn nóng.

B.   Ăn từ từ, mỗi lần ăn nhiều để cảm nhận được vị ngon

C.   Ăn nhanh, ăn nhiều, ngẫm nghĩ

D.   Ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

Câu 5. Đáp án nào dưới đây nêu đúng từ Hán Việt trong câu “Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị”?

A. Nguyên chất

B. Bao giờ

C. Ăn

D. Ngon

Câu 6. Hai câu văn Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. được liên kết với nhau bằng…

A.   phép thế và phép liên tưởng.

B.   phép nối và phép thế.

C.   phép lặp và phép nối.

D.   phép lặp và phép liên tưởng.

Câu 7. Câu văn nào dưới đây nói rõ nhất giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?

A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

B. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.

C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.

D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.

Câu 8. Đáp án nào dưới đây nêu đúng tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản?

A. Tự hào, trân trọng về một thức quà của đất nước.

B. Trăn trở, băn khoăn về cách thưởng thức cốm.

C. Xúc động, hạnh phúc về một thức quà của đất nước.

D. Lo lắng, tiếc nuối cho một giá trị văn hóa tinh thần.

Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Câu 10. Ghi lại câu văn trực tiếp bộc lộ cảm xúc của tác giả trong đoạn (4). Qua đó, tác giả muốn truyền tải ý nghĩa xã hội gì vào văn bản?

II. Viết

Bài 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 câu) biểu cảm về đoạn văn sau:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Bài 2. Viết một bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sự cố gắng không ngừng của con người trong cuộc sống.

 

 

0
I.                  Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA      Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

I.                  Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi:

 

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

     Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

     Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

      Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

 

 

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định phương thức biểu đạt  trong văn bản trên?

Câu 2(1,0đ).Xác định trạng ngữ, công dung của trạng ngữ trong đoạn trích  trên?

Câu 3(1,0đ).  Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh , điệp ngữ và nêu tác dụng của  biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản trên ?

Câu 4(1,0đ).Bài học, ý nghĩa của văn bản  trên? (Nội dung của văn bản).

1
27 tháng 4 2022

Câu 1:

PTBD:Tự sự

Câu 2:

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó

   TN

Công dụng:

+Bổ sung thêm cho câu văn

+Cho người đọc biết được thời gian mà  người chủ  đem chúng gieo trên cánh đồng 

Câu 3:

Chỉ:

BPTT nhân hóa

Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất

TD:

+Làm câu văn thêm sinh động

+Làm thêm sự hấp dẫn cho người đọc

+Nhân hóa hạt lúa cũng biết "nhủ thầm" như con người

BPTT điệp ngữ:

hạt lúa thứ hai,nó

TD:

+giúp nhấn mạnh vào sự vật

+bộc lộ cảm xúc,tâm tư của nhân vật

Câu 4:

Bài học ,ý nghĩa:

Chúng ta không nên sống trong "vỏ bọc kín" như thế nó khiến chúng ta không tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng không thể vươn lên tới thành công như hạt lúa 1 trong câu chuyện trên.

 

 

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi . Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại . Nắng nhạt ngả màu vàng hoe . Trong vườn , lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi . Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại . Nắng nhạt ngả màu vàng hoe . Trong vườn , lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng . Từng chiếc lá mít vàng sẫm . Tàu đu đủ , chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi . Buồng chuối quả chín vàng đốm . Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng , như những vạt áo nắng , đuôi áo nắng , vẫy vẫy . ( SGK Ngữ văn 7 , tập 1 , tr.33 , NXBGD , 2014 ) 7 lượt xem

a. Xác định PTBĐ chính của đoạn văn ?
b. Xác định thành phần biện lập có trong những câu thơ sau ? 
        : Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi . 
c. Chỉ ra biện pháp tu từ đc sử dụng trong văn bản 
d. Qua đoạn văn em hiểu gì về phong cảnh làng quê và tình cảm của tác giả

0
(bài hơi dài mong mọi người thông cảm)Đề : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:     Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong...
Đọc tiếp

(bài hơi dài mong mọi người thông cảm)

Đề : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

     Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

                                  (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)

Câu 1.  Xác định Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên?

            Chuyển lời dẫn trên thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 2. Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?

Câu 3. Nêu ý nghĩa của văn bản.

Câu 4. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao?

 

                                               CHIẾC BÁT VỠ       

Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai, vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.

       Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi. Tuy giữ được tính mạng nhưng lại mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hằng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

  Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

     Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

     Người cha tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

     Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?                                                 

- Ý của cha là…Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

Câu 1: - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?                                                 

           - Ý của cha là…Anh ấp úng nói.

Trong đoạn hội thoại trên, người con trai đã vi phạm phương châm hội thoại nào, vì sao?

Câu 2: Câu: “- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?

Câu 3: Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.”

 

     Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

   Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

 - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

 Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

 - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

 - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

 Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau.Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

            (Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 : Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.

Câu 3 : Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ?

Câu 4 :  Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên.

 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dười:

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai vàbảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích chàng không thể im lặng được nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(5) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

                                       (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1.Chàng trai trong văn bản đã tuân thủ phương châm hội thoại nào trong câu nói: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

Câu 2.Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3.Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao.

 

0