K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2022
I.Tình hình Việt Namnửa cuối thế kỉXIX

- Kinh tế:

+ Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu, khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.

- Chính trị:

+ Thực dân Pháp ráo riết mở cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước.

+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

- Xã hội:

+ Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt thêm.

+ Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên dữ dội, càng làm cho đất nước lâm vào tình trạng rối ren thêm.

 

=> Trong bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.

24 tháng 4 2021

xem trong SGK có mà

24 tháng 4 2021

Nội dung cải cách:

- Năm 1868, Trần Đình Trúc, Nguyễn Huy Tế: xin mở của biển Trà Lí (Nam Định).

- Năm 1872, Đinh Văn Điền: xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chình quốc phòng.

- Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ: gửi lên triều dình 30 bản điều trần; yêu cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại; phát triển công, thương nghiệp, tài chính; chình đốn võ bị; mở rộng ngoại giao; cải tiến giáo dục.

- Các năm 1877 và năm 1882, Nguyễn Lộ Trạch: dâng 2 bảng "Thời vụ sách", đề nghị chấn chỉnh hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

* Ý nghĩa:

- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết thức thời.

22 tháng 4 2023

Các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX được đưa ra nhằm cải thiện và phát triển đất nước, tạo điều kiện cho sự tiến bộ của xã hội. Các đề nghị này bao gồm việc cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế. Tuy nhiên, các đề nghị này đã gặp phải nhiều khó khăn do sự đối lập của triều đình bảo thủ.

Liên hệ với cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868, ta thấy được một số điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này.

Giống nhau:

Cả Việt Nam và Nhật Bản đều đang trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ hiện đại.Cả hai nước đều đang cố gắng cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế để phát triển đất nước.Cả hai nước đều có sự tác động của các nước phương Tây trong quá trình cải cách.

Khác nhau:

Trong khi Nhật Bản đã có sự lãnh đạo của một nhóm các quan chức cải cách, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng triều đình bảo thủ, không muốn chấp nhận các đề nghị cải cách.Nhật Bản đã có sự hỗ trợ từ các nước phương Tây trong quá trình cải cách, trong khi Việt Nam vẫn đang bị áp đặt các chính sách khai thác thuộc địa của các nước phương Tây.

Tóm lại, các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868 đều là những nỗ lực để phát triển đất nước và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, có những điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của từng quốc gia.

14 tháng 2 2019

Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động...Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.

Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.

=> Suy nghĩ về vấn đề này : nếu chúng ta vô cảm với nhau cũng chính là vô cảm với chính bản thân mình vì sẽ mất đi tình làng nghĩa xóm, không biết quan tâm chia sẽ lẫn nhau thì mọi người sẽ không thể cùng tồn tại, tự đấu đá, tranh giành lợi ích cho bản thân làm cho ta mất đi lòng người. Vì vậy mọi người cần phải sống tích cực, vui vẻ, hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau để xã hội ngày càng phát triển.

4 tháng 12 2016
Nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng “con người”. Truyền thống người Việt từ xưa “thương người như thể thương thân”. Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi.
24 tháng 4 2022

tham khảo

Các đề nghị cải cách còn có điểm hạn chế như : lẻ tẻ ,rời rạc .chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại đó là giải quyết hai mâu thuẫn của xã hội việt nam lúc bấy giờ :nông dân -chế độ phong kiến, Việt Nam - Pháp

24 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Nhận xét:

- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.

- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

-Tích cực: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.

-Hạn chế:

+Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.

+Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.