K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga...
Đọc tiếp

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ, ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết. 

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."

Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc vali hoá trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

 

3
17 tháng 4 2016

chuyện j thế nhỉ ?

17 tháng 4 2016

thật là cảm xúc

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một...
Đọc tiếp

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường, chẳng có ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát của sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu”.

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.

(Theo Truyện khuyết danh)

 

II. Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu :

1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?

a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi.

b. Là một diễn viên già sống với gia đình của mình ở làng miền núi.

c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ.

d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi.

2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ?

a. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa.

b. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua.

c. Một chú bé đang chờ đón người nhà đi tàu về thăm quê hương.

d. Một chú bé chiều nào cũng đợi đoàn tàu chạy qua và người trên tàu vẫy tay.

3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé?

a. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé.

b. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình.

c. Đến nhà hát xin cho mình được đóng vai diễn cuối cùng.

d. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy tay chào mọi người.

4. Niềm vui sướng của cậu bé được mêu tả như thế nào?

a. Đứng lặng đi không nói được lời nào.

b. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay.

c. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì sung sướng.

d. Chạy vội về làng, reo to lên vì sung sướng.

5. Vì sao tuy chỉ là một vai phụ không lời mà người diễn viên già thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát?

a. Vì đây là vai ông đóng lúc đã về nghỉ hưu, sống độc thân nơi vắng vẻ.

b. Vì khi diễn ở nhà hát chưa có ai tán thưởng ông nhiệt tình như chú bé.

c. Vì đây là vai diễn đóng đạt nhất trong đời biểu diễn nghệ thuật của ông.

d. Vì ông đã làm cho chú bé sung sướng, không mất niềm tin vào cuộc đời.

6. Từ nào đồng nghĩa với từ “ háo hức”?

a. Náo nức

b. Nô nức

c. Hí hửng

d. Tưng bừng

7. Từ “ngon” trong câu nào được dùng theo nghĩa chuyển?

a. Bữa cơm hôm nay rất ngon.

b. Bài toán này Nam giải ngon ơ.

c. Anh ấy nấu ăn rất ngon.

d. Cốm là một thức quà ngon của người Hà Nội.

8. Dòng nào dưới đây có cặp từ in nghiêng là những từ đồng âm?

a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ

b. mặt bàn/ mặt trái xoan

c. chỗ nghỉ chân/ cái chân bàn

d. tìm bắt sâu/ moi rất sâu

9. Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm:

a. Bạn Phương rất chan hoà, thân ái……………bạn bè.

b. Chiếc bút màu xanh ……..…em có khắc hình chú mèo máy.

c. Nụ cười của cô bé đẹp ……….một nụ sen vừa nở.

d. Những đám mây sẽ kể cho mọi người …..….cuộc phiêu lưu của nó khắp đó đây.

( về, của, với, như)

10. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến:

ai đúng tich nha 

1
29 tháng 12 2021

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường, chẳng có ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát của sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu”.

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.

(Theo Truyện khuyết danh)

II. Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu :

1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?

a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi.

b. Là một diễn viên già sống với gia đình của mình ở làng miền núi.

c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ.

d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi.

2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ?

a. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa.

b. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua.

c. Một chú bé đang chờ đón người nhà đi tàu về thăm quê hương.

d. Một chú bé chiều nào cũng đợi đoàn tàu chạy qua và người trên tàu vẫy tay.

3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé?

a. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé.

b. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình.

c. Đến nhà hát xin cho mình được đóng vai diễn cuối cùng.

d. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy tay chào mọi người.

4. Niềm vui sướng của cậu bé được mêu tả như thế nào?

a. Đứng lặng đi không nói được lời nào.

b. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay.

c. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì sung sướng.

d. Chạy vội về làng, reo to lên vì sung sướng.

5. Vì sao tuy chỉ là một vai phụ không lời mà người diễn viên già thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát?

a. Vì đây là vai ông đóng lúc đã về nghỉ hưu, sống độc thân nơi vắng vẻ.

b. Vì khi diễn ở nhà hát chưa có ai tán thưởng ông nhiệt tình như chú bé.

c. Vì đây là vai diễn đóng đạt nhất trong đời biểu diễn nghệ thuật của ông.

d. Vì ông đã làm cho chú bé sung sướng, không mất niềm tin vào cuộc đời.

6. Từ nào đồng nghĩa với từ “ háo hức”?

a. Náo nức

b. Nô nức

c. Hí hửng

d. Tưng bừng

7. Từ “ngon” trong câu nào được dùng theo nghĩa chuyển?

a. Bữa cơm hôm nay rất ngon.

b. Bài toán này Nam giải ngon ơ.

c. Anh ấy nấu ăn rất ngon.

d. Cốm là một thức quà ngon của người Hà Nội.

8. Dòng nào dưới đây có cặp từ in nghiêng là những từ đồng âm?

a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ

b. mặt bàn/ mặt trái xoan

c. chỗ nghỉ chân/ cái chân bàn

d. tìm bắt sâu/ moi rất sâu

9. Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm:

a. Bạn Phương rất chan hoà, thân ái…với…………bạn bè.

b. Chiếc bút màu xanh …của…..…em có khắc hình chú mèo máy.

c. Nụ cười của cô bé đẹp …như…….một nụ sen vừa nở.

d. Những đám mây sẽ kể cho mọi người ….về.….cuộc phiêu lưu của nó khắp đó đây.

( về, của, với, như)

10. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến:

Các chiến sĩ không chỉ dũng cảm mà còn là một công dân thực thụ .

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé...
Đọc tiếp

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

      “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

      Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !". Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

      Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

      "Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay." — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ?

(Hoàng Phương)

(Hoàng Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ?

a. Vì cô không có quần áo đẹp.

b. Vì cô không có ai chơi cùng.

c. Vì cô bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.

Câu 2. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ?

a. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca.

b. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

c. Ngồi trò chuyện với cụ già.

Câu 3. Cụ già đã nói gì và làm gì ?

a. Cụ nói : “Cháu hát hay quá ! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.”

b. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

c. Trong nhiều năm, cụ vẫn đến công viên ngồi chăm chú lắng nghe cô bé hát.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ?

a. Cụ già đã qua đời.

b. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe.

c. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

5. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện ?

a. Là một người kiên nhẫn.

b. Là một con người hiền hậu.

c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác . 
 

6
29 tháng 6 2020

Câu 1: c

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: b

Câu 5: c

29 tháng 6 2020
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
cbabc
23 tháng 3 2022

Liên kết bằng dấu chấm

giúp minh nha! câu hỏi ở trong luyện tiêng việt lớp 5 tập 2 tuần 28 tiết 11.từ nào dưới đây không chỉ nghề nghiệp?a.giáo viên          b.bộ đội       c.công an       d.anh hùng2.khi đất nước có giặc ngoại xâm, công dân có nghĩa vụ gì?3.viết tiếp 2 từ còn lại để có 8 chữ vàng mà Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam.Anh hùng,bất khuất,....................................4.tập quán nào đến nay không còn...
Đọc tiếp

giúp minh nha! câu hỏi ở trong luyện tiêng việt lớp 5 tập 2 tuần 28 tiết 1

1.từ nào dưới đây không chỉ nghề nghiệp?

a.giáo viên          b.bộ đội       c.công an       d.anh hùng

2.khi đất nước có giặc ngoại xâm, công dân có nghĩa vụ gì?

3.viết tiếp 2 từ còn lại để có 8 chữ vàng mà Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam.

Anh hùng,bất khuất,....................................

4.tập quán nào đến nay không còn phù hợp?

a.con hiếu thảo với cha mẹ,ông bà.

b.cúng lễ tổ tiên vào những ngày lễ, tết truyền thống.

c.trọng nam khinh nữ.

d. tôn sư trọng đạo (kính trọng người làm nghề dạy học)

5.câu nào dưới đây là câu ghép?

a.vào đời vua trần nhân tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai rất thông minh.

b.lúc bé, chú đã biết làm lấy điều để chơi.

c.mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và xin thầy chấm.

d.thầy giáo phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

6.các vế câu ghép sau nối với nhau bằng cách nào?

sách của chú là lưng trâu,bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ, đến là vô trùng thảo đom đóm vào trong.

a.nối trực tiếp.                                             b.nối bằng quan hệ từ      

c.nối bằng một cặp từ xưng hô                     d. nối bằng từ hô ứng

7.điền từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong câu ghép sau:

nghe tiếng la,bé Hoa giật mình,ngã lăn khỏi đường tàu...................................bé Lan đứng ngây người,khóc thét

10

câu 1 : ý d

câu 2 : mội người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc 

câu 3: trung hậu , đảm đang

câu 4 |: ý c

câu 5 : ý d

câu 6 : ý a

câu 7 : còn

19 tháng 3 2016

sao mà dài zậy

                                    Cảm thụ văn học                                    Đôi tai tâm hồn        Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát...
Đọc tiếp

                                    Cảm thụ văn học

                                    Đôi tai tâm hồn

        Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. 

Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. 

"Cháu hát hay quá!". Một giọng nói vang lên: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. 

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!" Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. 

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. 

"Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay" - một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

a/ Vì sao câu chuyện lại có tên là "Đôi tai tâm hồn" ?

b/ Khi trở thành ca sĩ, cô bé trở lại công viên tìm cụ già để làm gì ?

c/ Theo em, tình tiết nào trong câu khiến em xúc động nhất ?

d/ Viết một đoạn văn khoảng 8 dòng trình bày suy nghĩ của em về cụ già.

2

vì câu chuyện có ý nghĩa rằng những người ko có khả năng làm một việc gì đó lại có thể làm việc đó bng chính tâm hồn mk bởi lng nhân ái

để cảm ơn cụ

chi tiết cụ già ->ko có khả năng nghe

cụ già là một người có tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm.cụ đã giúp cô bé đang tuyệt vọng vui vẻ hơn và tự tin hơn.tuy cụ ko thể nghe đc nhưng cụ đã dùng chính sự nhân hậu của mk để giúp cô.nhờ cụ mà cô đã trở thành 1 ca sĩ nổi tiếng.khi cô tìm lại cụ thì cụ đã chết nhưng tấm lòng của cụ thật đáng quý.qua câu chuyện em cảm nhận đc cụ  là một người tốt,1 thiên thần đc chúa cử xuống giúp cho cô bé.

mk chỉ nghĩ đc thế thui.

ko tốt nhưng cng gọi là tấm lòng rùihihi

8 tháng 8 2016

a/ Vì đôi tai-thính giác không thể sử dụng vì 1 lí do nào đó,nhưng khi thấy cô bé buồn tủi mấp máy môi,cụ già tưởng tượng rằng mình có thể nghe được tiếng hát và động viên cô bé.

b/ Trở thành ca sĩ,cô bé nhận ra rằng : chính vì buổi chiều nào cô cũng ra công viên để hát cho cụ già nghe mà dần dần cô có đủ tự tin để có thể hát trước đám đông nhờ vậy cô có thể trở thành ca sĩ

=> Cô muốn trở lại để cảm ơn ông cụ

c/ Khổ cuối: " Cụ già ấy ...không có khả năng nghe?"

d/ Hành động cảm ơn của cụ già dành cho cô bé khiến cho tôi rất bất ngờ. Khuôn mặt, nụ cười chào cô bé làm ta hiểu lờ mờ rằng : cụ già có thể cảm nhận được, tiếng hát của cô bé làm cho cụ muốn nghe nữa. Cứ như thế nhiều năm trôi qua, cô bé đã thành 1 ca sĩ và muốn trở lại cảm tạ cụ. Nhưng không, theo năm tháng, cụ già rồi chết. Cụ giống như 1 người thầy, đào tạo cô bé. Cụ giống như một bông hoa thơm, ấp ủ ngọc quý. Những năm tháng cuối đời,cụ vẫn muốn làm việc tốt. Mặc dù cụ điếc, nhưng theo tôi: Nghe được hay không, không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta có đủ 1 tâm hồn cao cả không để có thể nghe!

Mỏi tay quá!leu

8 tháng 2 2022

1. Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào,ghi vào chỗ chấm cụm từ sau : dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp.

    a. Bà em kể chuyện Tấm Cám , em chăm chú lắng nghe.

  Dùng dấu câu để nối trực tiếp (dấu phẩy)   

    b. Đêm đã rất khuya nhưng bạn Nam vẫn ngồi học .

       Dùng từ có tác dụng nối (từ nhưng)

    c. Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.

       Dùng từ có tác dụng nối (từ và)

   d. Tiếng còi của trọng tài vang lên : trận đá bóng bắt đầu .

       Dùng dấu câu để nối trực tiếp ( dấu hai chấm)

giúp minh nha! câu hỏi ở trong luyện tiêng việt lớp 5 tập 2 tuần 28 tiết 11.từ nào dưới đây không chỉ nghề nghiệp?a.giáo viên          b.bộ đội       c.công an       d.anh hùng2.khi đất nước có giặc ngoại xâm, công dân có nghĩa vụ gì?3.viết tiếp 2 từ còn lại để có 8 chữ vàng mà Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam.Anh hùng,bất khuất,....................................4.tập quán nào đến nay không còn...
Đọc tiếp

giúp minh nha! câu hỏi ở trong luyện tiêng việt lớp 5 tập 2 tuần 28 tiết 1

1.từ nào dưới đây không chỉ nghề nghiệp?

a.giáo viên          b.bộ đội       c.công an       d.anh hùng

2.khi đất nước có giặc ngoại xâm, công dân có nghĩa vụ gì?

3.viết tiếp 2 từ còn lại để có 8 chữ vàng mà Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam.

Anh hùng,bất khuất,....................................

4.tập quán nào đến nay không còn phù hợp?

a.con hiếu thảo với cha mẹ,ông bà.

b.cúng lễ tổ tiên vào những ngày lễ, tết truyền thống.

c.trọng nam khinh nữ.

d. tôn sư trọng đạo (kính trọng người làm nghề dạy học)

5.câu nào dưới đây là câu ghép?

a.vào đời vua trần nhân tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai rất thông minh.

b.lúc bé, chú đã biết làm lấy điều để chơi.

c.mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và xin thầy chấm.

d.thầy giáo phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

6.các vế câu ghép sau nối với nhau bằng cách nào?

sách của chú là lưng trâu,bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ, đến là vô trùng thảo đom đóm vào trong.

a.nối trực tiếp.                                             b.nối bằng quan hệ từ      

c.nối bằng một cặp từ xưng hô                     d. nối bằng từ hô ứng

7.điền từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong câu ghép sau:

nghe tiếng la,bé Hoa giật mình,ngã lăn khỏi đường tàu...................................bé Lan đứng ngây người,khóc thét

 

 

1
19 tháng 3 2016

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.

16 tháng 1 2018
Câu hỏi Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không, nó được dùng làm gì ?
Sao chú mày nhát thế ? Câu hỏi này không dùng hỏi điều chưa biết, vì trong câu hỏi đã có sự ngầm khẳng định. Câu hỏi này dùng để chê cu Đất.
Chứ sao Câu hỏi này không dùng để hỏi. Câu hỏi này dùng để khẳng định.