K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

đang cần gấp câu hỏi xin các tiền bối chỉ cho

Mặc dù ko bt nhưng mà chắc chắn noá cs trong sgk:))

29 tháng 11 2021

Tham khảo

Lý thuyết về làm tròn số

19 tháng 5 2021
Thì hiện tại đơn diễn tả 1 hành động hoặc một hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần một thói quen hoặc một chân lí hiển nhiên
19 tháng 5 2021

I. Lý thuyết thì Hiện tại đơn.

Cách dùng thì hiện tại đơn trong Tiếng Anh:

1. Thì hiện tại đơn dùng để chỉ thói quen hằng ngày:

2. Thì hiện tại đơn dùng để chỉ 1 sự việc hay sự thật hiển nhiên

3. Sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo thời gian biểu hay lịch trình:

4. Thì hiện tại đơn dùng để chỉ suy nghĩ và cảm xúc tại thời điểm nói (Tuy những suy nghĩ và cảm xúc này có thể chỉ mang tính nhất thời và không kéo dài chúng ta vẫn dùng thì hiện tại đơn chứ không dùng hiện tại tiếp diễn.)

Cấu trúc thì hiện tại đơn trong Tiếng Anh:

Câu khẳng định:

S + V(s/es) + (O)
Nếu chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít (He, She, it)
thì thêm s/es sau động từ (V)

Vd :
+ I use internet everyday.
+ She often goes to school at 7 o’ clock.

Câu phủ định:

S + do not/don't + V + (O)
S + does not/doen't + V + (O)

Vd : I don’t think so
She does not it

Câu nghi vấn:

(Từ để hỏi +) Do/does + S + V + (O)?
Vd: What does she do ?

(Từ để hỏi +) Don't/doesn't + S + V + (O)?
Vd: Why don’t you study Enghlish?

(Từ để hỏi +) Do/does S + not + V + (O)?
Vd: Why does she not go to beb now?

Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn

1. Thì hiện tại đơn dùng để diễn tả những sự việc mà bạn thường xuyên làm, hoặc thói quen của bạn ở hiện tại.

Ví dụ: I go to school every day.

2. Một số dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn:

Câu với chữ "EVERY": Every day (mỗi ngày), every year (mỗi năm), every month (mỗi tháng), every afternoon (mỗi buổi trưa), every morning (mỗi buổi sáng), every evening (mỗi buổi tối)...

Câu với chữ: Once a week (một lần 1 tuần), twice a week (2 lần một tuần), three times a week (ba lần một tuần), four times a week (bốn lần một tuần), five times a week (5 lần một tuần), once a month, once a year...

Câu với những từ sau: always, usually, often, sometimes, never, rarely...

LƯU Ý: Khi chủ từ là số nhiều hoặc là I, WE, YOU,THEY, thì động từ ta giữ nguyên.

Ví dụ 1: I go to school every day.

Ví dụ 2: Lan and Hoa go to school every day. (Lan và Hoa là 2 người vì vậy là số nhiều)

Khi chủ từ là số ít hoặc là HE, SHE, IT thì ta phải thêm "S" hoặc "ES" cho động từ. Với những động từ tận cùng là o, s, sh, ch, x, z, ta thêm "ES", những trường hợp còn lại thêm "S". Ví dụ: watch → watches, live → lives.

Riêng động từ tận cùng bằng "Y" mà trước ý là một phụ âm thì ta đổi "Y" thành "I" rồi thêm ES. Ví dụ: study → studies, carry → carries, fly → flies.

* VnDoc.com*

10 tháng 3 2022

Lợi thế của thành Đại La:

+ vị trí địa lý ( nơi trung tâm trời đất)

+ tiện hướng nhìn sông , giữa núi 

+ vị thế chính trị , văn hóa

=> Xứng đáng là kinh đô đất nước.

10 tháng 1 2021

I. Các quốc gia cổ đại

Nội dungỞ phương ĐôngỞ phương Tây

Thời gian hình thành

Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN.

Đầu thiên niên kỉ I TCN.

Địa điểm

Ở trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.

Trên các bán đảo Ban Căng ở I-ta-li-a, ở đó có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng, nhưng lại có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho buôn bán đường biển.

Đời sống

kinh tế

+ Ngành kinh tế chính là nông nghiệp.

+ Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp

Các tầng

lớp xã hội

+ 3 tầng lớp chính

- Nông dân công xã là tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội.

- Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải

- Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc

+ 2 giai cấp chính

- Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, thuyền buôn, trang trại..., rất giàu và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.

- Giai cấp nô lệ: là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.

Tổ chức

xã hội

+ Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu

+ Bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương: giúp việc cho vua, lo thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội

+ Tổ chức bộ máy nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra, làm việc có thời hạn Giai cấp thống trị là chủ nô, nắm giữ mọi quyền hành nhưng có sự phân quyền hơn so với phương Đông

Những thành tựu văn hóa chính

+ Biết làm lịch và dùng lịch âm

+ Sáng tạo chữ viết, gọi là chữ tượng hình

+ Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng 3,14

+ Kiến trúc: xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà...

+ Biết làm lịch và dùng lịch dương

+ Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c...

+ Khoa học phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.

+ Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten; đấu trường Cô-li-đê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô...

II. Buổi đầu lịch sử nước ta

1. Đặc điểm của người tối cổ?

Sống theo bầy, săn bắt hái lượm, ngủ trong hang động…đã biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa

2. Đặc điểm người tinh khôn?

Sống theo nhóm, gần gũi gọi là thị tộc, tư duy phát triển , sinh hoạt gần giống con người ngày nay

3. Đời sống kinh tế của người nguyên thủy nước ta có những chuyển biến như thế nào?

  • Công cụ sản xuất liên tục được cải tiến
  • Phát minh ra thuật luyện kim
  • Nghề nông trồng lúa nước ra đời

4. Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa gì trong quá trình tiến hóa của con người?

  • Con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn
  • Cuộc sống ổn định về vật chất lẫn tinh thần

5. Đời sống xã hội của người nguyên thủy nước ta có những chuyển biến như thế nào?

  • Hình thành sự phân công lao động
  • Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ
  • Có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt

III. Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc

1. Nhà nước văn lang ra đời trong điều kiện nào?

  • Do nảy sinh mâu thuẫn giữa người giàu người nghèo
  • Có nhu cầu giải quyết vấn đề thủy lợi
  • Nhu cầu giải quyết những xung đột giữa các bộ lạc

2. Đời sống vật chất của người Văn lang

  • Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính, ngoài ra còn trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam…
  • Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền…đều được chuyên môn hóa.
  • Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá,... biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền.
  • Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xõa, búi tó hoặc tết đuôi sam. Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
  • trên mạng, lâu r ko ko học ko bt đúng ko
23 tháng 10 2021

????? sao lại học thể dục mà cũng cần cái đấy

23 tháng 10 2021

A. Mục tiêu :

 I. Nhiệm vụ :

 1. ĐHĐN :

 - Như nội dung tiết 2, điểm số từ 1 đến hết và điểm số 1 – 2 , 1 – 2 đến hết.

 - Học biến đổi hình 0 – 2 – 4 .

 2. Chạy nhanh :

 - Trò chơi : “Chạy tiếp sức” , một số động tác bổ trơ, bài tập phát triển sức nhanh( do GV chọn).

 II. Yêu cầu :

 1. Kiến thức :

 -Biết được khẩu lệnh cách điều khiển – thực hiện hàng dọc , các khẩu lệnh điểm số, cách biến

 đổi đội hình 0 – 2 – 4 .

 - Biết một số động tác bổ trợ và bài tập phát triển sức nhanh.

 2. Kỹ năng :

 - Thực hiện đúng các động tác ĐHĐN.

 - Thực hiện cơ bản đúng các động tác bổ trợ.

 - Vận dụng các kỹ năng trên vào hoạt động chung ở trong trường và ngoài trường.

 3. Thái độ học tập : học sinh luôn có ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác, tích cực và tính tập thể

 trong tập luyện.

LÀM , NÊU LÝ THUYẾT TỪNG CÂU VÀ DỊCH NGHĨA GIÚP MÌNH LUÔN NHA GẤP LẮM RỒI ~IV. Make sentences using the given words.1. If/people/ not/ stop/ dumping/ waste/ into/ rivers/,/pollution/ increase/.___________________________________________________________2. If/ polar/ ice caps/ melt/ ,/huge landmasses/ be/ under/ water._____________________________________________________________3. If the air/ in/ city/ be/polluted/ ,it/can/ cause/ people’s/ respiratory/...
Đọc tiếp

LÀM , NÊU LÝ THUYẾT TỪNG CÂU VÀ DỊCH NGHĨA GIÚP MÌNH LUÔN NHA GẤP LẮM RỒI ~

IV. Make sentences using the given words.

1. If/people/ not/ stop/ dumping/ waste/ into/ rivers/,/pollution/ increase/.

___________________________________________________________

2. If/ polar/ ice caps/ melt/ ,/huge landmasses/ be/ under/ water.

_____________________________________________________________

3. If the air/ in/ city/ be/polluted/ ,it/can/ cause/ people’s/ respiratory/ problems.

_________________________________________________________

4. If/smog/ be/ frequently/ formed/ in/ city/,/it/ cause/ difficulty/ in/ breathing/ headache/ even/ lung cancer.

___________________________________________________

5. If/ carbon monoxide/ concentrate/ in/ great/ amounts/, /it/ be/ harmful/.

___________________________________________________________

6. The climate/ change/ if/ more trees/ be/ cut/ down/ for/ hardwood/.

_____________________________________________________________

7. If/ we/ not/ control/ pollution/ soon/,/it/ be/ too/ late/.

_____________________________________________________________

8. If/we/ not/ protect/ frontier/,/we/ suffer/ many/ from/ natural/ disasters.

______________________________________________________________

1

1, If people do not stop dumping waste into rivers, the pollution will increase.

2,If the polar ice caps melt , huge landmasses will be under water.

3, If the air in city is polluted, it can cause peole's respiratory problems.

4,If smog is frequently formed in the city, it will cause dificulty in breathing, headache and even lung cancer,

5, If carbon monoxide concentrates in great amounts , it will be harmful.

6, The climate will change if more trees are cut down for hardwood.

7, If we do not control the pollution soon , it will be too late.

8, If we do not protect the frontier, we will suffer from many natural disasters.

@tired

5 tháng 1 2022

bạn nêu lý thuyết từng câu rồi mình bấm đúng nha

Help thank 👍

21 tháng 1 2022

Tham khảo:

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quanh bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.