K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:
 

Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.

 

Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.

Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.

Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải. Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.

25 tháng 3 2022

Tham Khảo

Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.

Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.

 

Bên cạnh thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoàng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác. Sự mất dần của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùng trung tâm…

Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng không hợp lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đang chịu nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng, các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạn phá hủy rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu ….

12 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Giữa cuộc sống hối hả chảy trôi với những bộn bề cơm áo, đã có ai dừng lại và lắng nghe tiếng kêu cứu của đại dương, nhìn thấy dòng máu chảy ra từ các thân cây bị đốn hạ, cảm nhận hơi thở yếu ớt của đất mẹ. Thiên nhiên đang gióng lên bức thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường!”.

Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày, thiên nhiên của núi rừng, sông suối, nhà cửa, đó chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên.

Có một nhà văn đã từng phát biểu với đại ý rằng phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay, nghĩa là môi trường mà chúng ta đang được sống đã phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khắc nghiệt. Vậy mà, trong những năm gần đây, con người đang làm gì với môi trường? Hàng loạt những vụ chặt rừng, đốt rừng trái phép, những vụ xả thải không đúng quy trình như công ty Formosa, lượng rác thải sinh hoạt trên thế giới lên đến 3,5 triệu tấn mỗi ngày đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Lượng túi nilon khổng lồ không thể phân hủy đã làm gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như động đất, sóng thần, hạn hán. Gần đây nhất, Nhật Bản- một nước ôn đới đã trải qua một đợt nắng nóng kỉ lục trong khi Mỹ cũng đang gánh chịu những cơn bão nặng nề nhất trong lịch sử. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho bức tranh cảnh quan của mỗi đất nước bị mờ đi mà còn làm suy giảm kinh tế, văn hóa- xã hội và hơn hết thúc đẩy nhanh chóng quá trình xóa bỏ sự sống của con người.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.” Vâng, để không bị tan biến, chúng ta- những con người hôm nay đã đang và sẽ không ngừng chung tay xây dựng một môi trường trong lành và bền vững. Vứt rác vào thùng, trồng một chiếc cây nhỏ, nói “không” với bao bì nilon - những hành động nhỏ bé ấy cũng đã tô thêm một chút màu xanh tươi đẹp cho quả cầu sự sống của chúng ta. Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn tổ chức sự kiện “Ngày Trái Đất” và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn cũng như quan tâm của con người trước những thảm cảnh thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận, những con người trẻ đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ các vườn nguyên sinh- mái nhà chung của muôn loài động vật.

Những hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ vẫn đang từng ngày níu dài thêm sự sống. Bảo vệ môi trường không phải là quá trình kéo dài chỉ ngày một ngày hai mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới này, trong từng việc làm, từng hơi thở và bước đi đều quyết định đến sự tồn vong của Trái Đất. Học sinh cũng có thể đóng góp cho công cuộc này bằng những việc làm nhỏ bé nhưng hết sức ý nghĩa: chăm sóc cây cối xanh tươi của nhà của lớp, vứt rác đúng nơi quy định hay chọn một chiếc xe buýt để di chuyển. Môi trường đôi khi chỉ cần sự yêu thương bằng những việc làm thiết thực như thế, vì nó xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm và sự chân thành tốt đẹp của con người.

“Trái Đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” Tôi và các bạn hãy cùng để quả bóng ấy bay mãi trong vũ trụ bao la với màu xanh của hòa bình, của hi vọng và của cả sự trong lành nữa nhé!

12 tháng 5 2022

Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường sống, hệ sinh thái của Trái Đất xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động đến sự phát triển của thiên nhiên và con người. Là do các hoạt động của con người như việc xả rác bừa bãi, khí thải từ các nhà máy,......các chất thải công nghiệp, hóa học đều không xử lý triệt để mà thải ra biển. Có thể khẳng định, nguyên nhân chính của việc này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém. Vì vậy ngay từ bây giờ cần phải có những biện để cải thiện ý chí của người dân.

14 tháng 4 2022

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.

Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.

23 tháng 8 2018

Hầu hết các trường Trung học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều teen vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh…Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”… Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các teen này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình. 
Oanh, một chuyên gia quà vặt thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?” Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều teen đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp. Lâu ngày nó trở thành một thói quen dễ lây lan. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu “xanh- sạch- đẹp” nữa. 
Hằng Nga, một teengirl lớp 10 cho hay: "Đi đến đâu trong trường bạn ấy cũng bắt gặp “vu vơ” những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao su cũng “được” dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế…Cực kì khó chịu khi cứ phải nhìn thấy sân trường thấp thoáng rác. Ghê nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ: Vỏ kẹo, vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí… muối ớt!!! Không hiểu ý thức của cá bạn ấy bỏ đi đâu nữa.” 
Phiền vì sự vô ý thức của một bộ phận teen ấy đã đành, càng phiền lòng hơn khi “bệnh xả rác” lây lan nhanh chóng. Ở nhiều trường, nó còn là một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng là có thật. 
Thanh Tùng- một boy khá mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định rất hay bị bạn bè gọi là Tùng hấp. Cái biệt danh ra đời chỉ vì nhiều khi, Tùng kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ! Nhìn thấy bạn bè mình vứt rác bừa bãi, Tùng thẳng thắn lên tiếng. Không ít người vì vậy mà khó chịu ra mặt với cậu bạn. Có kẻ độc miệng còn bảo Tùng cứ “ra vẻ”, teen gì mà như… ông già! 
Trong khi vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề "hot" trong cộng đồng, thì rất đông teen vẫn còn thờ ơ với nếp sống văn minh xanh - sạch. Tiện đâu vứt đấy, sự vô tư xả rác ra trường lớp bất chấp nội quy học đường, vô tư xả rác ra nhiều nơi công cộng, đường phố khiến teen đã và đang trở thành những “thổ dân” trong mắt mọi người. 
Thùng rác ngay đó mà vẫn cố tình xả rác lung tung thì thật là vô ý thức. (Ảnh minh họa) 
Tại sao không là một greenager ngay từ bây giờ? 
Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là teen tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nhiều khi, chính thói quen này đã hại teen dở mếu dở cười. 
Hôm ấy, trên đường từ bến bus đi vào trường, Hồng Hạnh mải miết gặm nốt chiếc bánh mì, còn lại cái túi nilon nho nhỏ, Hạnh thẳng tay cho nó… bay vào không gian. Vừa dợm chân bước đi, thì một anh kính cận gọi với theo: “Em ơi, đánh rơi cái gì kìa!” Hạnh quay lại, lúng túng chưa biết nói gì, anh ấy đã nhặt chiếc túi lên dúi vào tay Hạnh và nói rất khẽ “Thùng rác ở đằng kia cơ cô bé ạ”. Hạnh đỏ bừng mặt. Chiếc túi nóng ran trong tay, xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu… 
Còn Huy Thông, một nhân chuyên nhét bã kẹo cao su bừa bãi vào chân ghế, chân bàn đã bị… gậy ông đập lưng ông khi vô tình dựa tay vào lan can, vào bị dính chặt áo vào một mẩu bã kẹo. Thông lớn tiếng chửi “thằng nào đó ý thức bắng … con ruồi!” rồi lập tức im bặt. Chính là cậu ta nhét bã kẹo vào đó mà không nhớ.Trước hình ảnh một lớp học nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp đã bị cái sự bẩn làm phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do teen chịu. Vì có ai mà không yêu nổi một ngôi trường sach sẽ với những greenager chính hiệu? 
Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi ở trường lớp, học làm một greenager sống có trách nhiệm hơn với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ thôi, teen nhé!

23 tháng 8 2018

Thấm thoắt dã hơn bốn năm ngồi tren chiếc ghế trường trung học cơ sở. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.

Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.

Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.

Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.

5 tháng 2 2022

gfvfvfvfvfvfvfv555

27 tháng 2 2021

chắc bây h hết cần rồi nhỉ