K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trước cổng nhà em có một cây hoa sữa rất lớn. Nhờ cây mà phần sân trước và cổng nhà em luôn được râm mát.

Cây cao lớn lắm, cao vổng hơn cả tầng hai của nhà em. Thân cây to lớn, phải đến hai bạn học sinh mới ôm xuể, chẳng kém cạnh chút nào so với cây bàng, cây phượng bên kia đường. Vì đã có tuổi, nên lớp vỏ ở thân cây sần sùi, thô ráp. Đôi chỗ còn nứt ra từng khe, rãnh nhỏ. Mùa hè, đó chính là nơi ở lí tưởng của những chú ve sầu. Từ cách mặt đất một đoạn dài chừng mét rưỡi, các cành lớn bắt đầu tỏa ra. Đầu tiên là ba cành lớn, rồi từ đó, mọc tiếp các nhánh con. Nhánh con lại đẻ ra nhánh cháu. Chúng cứ thể mà sinh sôi, nảy nở, đan lồng vào nhau tạo nên một cái nấm khổng lồ. Lá hoa sữa to như bàn tay em bé, khá dày, nên mùa hè dù là những ngày nắng gắt nhất, mặt đất dưới bóng cây vẫn mát rười rượi. Ở đó, em và các bạn hẹn nhau đi học, vui chơi những buổi chiều hè. Thích nhất là những ngày mùa thu se lạnh. Cây ra hoa. Hoa sữa nở từng chùm trắng xóa. Hoa sữa thơm hương ngào ngạt, đến không thể nào mà phớt lờ đi được. Người thích thì mê lắm, mà người ghét thì chẳng thể nào chịu được. Riêng em thì mê hương hoa sữa lắm. Đến năm nào, khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi, thì lại ngóng đợi trên vòm xanh những đợt hoa trắng đến mỏi cả cổ.

Em yêu lắm cây hoa sữa. Bởi cây không chỉ đẹp mà còn đem lại bóng mát, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của mọi người._HT_
23 tháng 3 2022

ỦA , CÂY BÓNG MÁT MÀ VỚI CẢ MIK BẢO CÂY BÀNG MÀ 

Tưởng gốc bàng chẳng có gì lạ lẫm với chúng em nhưng nó cũng có những nét đặc biệt. Gốc bàng đại lão ở sân trường to hơn hai vòng tay chúng em, chỗ lồi chỗ lõm, da xù xì, đen nhẻm. Từ những chỗ lồi của gốc bàng, rễ cây nổi lên, bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Không biết bạn học sinh nào nghịch ngợm đã khắc lên gốc bàng mấy hình ngôi sao, một tên lớp 4A niên khoá nào không rõ. Làm cây đau và thành sẹo như thế là không tốt. Chúng em đều thích và yêu cây bàng. Chúng em quét lá, nhặt rác và vui chơi dưới gốc bàng, không làm cây trầy sứt, gãy cành. Vững chãi đỡ mấy tầng lá xòe rộng che mát sân trường, gốc bàng thì thầm cùng học sinh bài ca bóng mát yêu thương không dứt.

Tưởng gốc bàng chẳng có gì lạ lẫm với chúng em nhưng nó cũng có những nét đặc biệt. Gốc bàng đại lão ở sân trường to hơn hai vòng tay chúng em, chỗ lồi chỗ lõm, da xù xì, đen nhẻm. Từ những chỗ lồi của gốc bàng, rễ cây nổi lên, bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Không biết bạn học sinh nào nghịch ngợm đã khắc lên gốc bàng mấy hình ngôi sao, một tên lớp 4A niên khoá nào không rõ. Làm cây đau và thành sẹo như thế là không tốt. Chúng em đều thích và yêu cây bàng. Chúng em quét lá, nhặt rác và vui chơi dưới gốc bàng, không làm cây trầy sứt, gãy cành. Vững chãi đỡ mấy tầng lá xòe rộng che mát sân trường, gốc bàng thì thầm cùng học sinh bài ca bóng mát yêu thương không dứt.

Học tốt

2 tháng 3 2022

tham khảo :
 Trước cổng nhà em có một cây hoa sữa rất lớn. Nhờ cây mà phần sân trước và cổng nhà em luôn được râm mát.

Cây cao lớn lắm, cao vổng hơn cả tầng hai của nhà em. Thân cây to lớn, phải đến hai bạn học sinh mới ôm xuể, chẳng kém cạnh chút nào so với cây bàng, cây phượng bên kia đường. Vì đã có tuổi, nên lớp vỏ ở thân cây sần sùi, thô ráp. Đôi chỗ còn nứt ra từng khe, rãnh nhỏ. Mùa hè, đó chính là nơi ở lí tưởng của những chú ve sầu. Từ cách mặt đất một đoạn dài chừng mét rưỡi, các cành lớn bắt đầu tỏa ra. Đầu tiên là ba cành lớn, rồi từ đó, mọc tiếp các nhánh con. Nhánh con lại đẻ ra nhánh cháu. Chúng cứ thể mà sinh sôi, nảy nở, đan lồng vào nhau tạo nên một cái nấm khổng lồ. Lá hoa sữa to như bàn tay em bé, khá dày, nên mùa hè dù là những ngày nắng gắt nhất, mặt đất dưới bóng cây vẫn mát rười rượi. Ở đó, em và các bạn hẹn nhau đi học, vui chơi những buổi chiều hè. Thích nhất là những ngày mùa thu se lạnh. Cây ra hoa. Hoa sữa nở từng chùm trắng xóa. Hoa sữa thơm hương ngào ngạt, đến không thể nào mà phớt lờ đi được. Người thích thì mê lắm, mà người ghét thì chẳng thể nào chịu được. Riêng em thì mê hương hoa sữa lắm. Đến năm nào, khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi, thì lại ngóng đợi trên vòm xanh những đợt hoa trắng đến mỏi cả cổ.

Em yêu lắm cây hoa sữa. Bởi cây không chỉ đẹp mà còn đem lại bóng mát, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của mọi người.

2 tháng 3 2022

THAM KHẢO

Lớp em, đứa nào cũng thích cây bàng ở trước sân trường.

Chẳng hiểu cây được trồng từ năm nào mà nay ngọn đã vượt mái hiên nhà văn phòng. Nói là ngọn nhưng chỉ là cái tân lá tròn như cái bánh giầy to tướng che mát một góc sân. Vào những ngày hè oi bức, đứng dưới gốc bàng như đứng dưới một cái ô che nắng. Dưới tán lá xanh um, những cành bàng xòe ra tứ phía như những gọng ô lớn vậy. Có vài cành không theo kịp chúng bạn chạm tới tán lá, là là ngang đầu người lớn. Ở gần nách cành, những cành này to bằng cánh tay em, nhẵn thín vì những vết chân nhún nhảy hoặc những bàn tay nắm lấy để đu người của các bạn nam cao lớn. Thân bàng to bằng một vòng tay em nhưng xù xì, lồi lõm. Giữa thân có mấy cái u lồi ra như những củ nâu to ai gắn vào đó. Những cái u lồi ra đó thật tiện cho mấy bạn nghịch ngợm thích leo trèo, bám vào thân cây, đặt chân lên mấy bậc đã với tới tán bàng. Rễ bàng lan rộng gần bằng tán bàng. Nhiều cái rễ rộp lên to bằng thân cây hồng, uốn lượn trên mặt đất. Đó cũng là những chiếc "ghế" cố định cho chúng em ngồi đánh bài trong giờ ra chơi hay nghỉ giải lao trong các buổi lao động.

Tiết thu đến, lá bàng chuyển dần sang màu vàng rồi hung hung và đỏ sẫm lúc đông về. Cả tán bàng sum suê chỉ còn lại những cành trơ trụi khẳng khiu trông như bàn tay của những ông già khó tính.

Dưới gốc bàng, phủ đầy những lớp lá khô cong như những cái bánh tráng. Chiều chiều, bác lao công quét gom lại để nấu nước cho các thầy cô giáo uống. Chỉ mấy hạt mưa bay đầu mùa em đã nghe các chồi non tí tách nứt mầm. Các búp bàng trông giống những ngọn nến xanh lung linh khắp đầu cành. Ấy là lúc mùa xuân đến. Chẳng bao ngày nữa, tán bàng xòe rộng che mát cho chúng em vui chơi, nô đùa ở sân trường.

Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc giữa sân trường này như một hồi ức đẹp.

5 tháng 2 2022

Em ngồi xuống trên một cái rễ đa to như bắp chân người lớn nghỉ xả hơi cho đỡ mệt. Nhìn quanh gốc cây, những chiếc rễ đa chằng chịt đan quyện vào nhau, nổi lên trên mặt đất như những con trăn hoa nằm hóng gió. Cái gốc của nó năm sáu đứa chúng em nối tay nhau mới ôm xuể được. Thân cây cao độ bốn mét với vô vàn nhánh. Các nhánh lớn lại đẻ ra nhiều cành nên tán lá đa xoè ra phủ kín một khoảng đất rộng, ước chừng đến cả trăm người ngồi dưới vẫn con thấy thoáng mát. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như bàn tay người lớn khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp tạo ra một vòm lá dày đặc xanh um, nắng mưa khó lòng lọt qua được. Trên tán lá xanh cao vời vợi ấy lũ chim sáo, chào mào, chìa vôi … kéo về hàng đàn, tha hồ thi nhau ca hát”.

5 tháng 2 2022

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

13 tháng 11 2017

1 VIẾT THƯ

Thạch Hóa, ngày 3 tháng 12 năm 2012

 Các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa kính mến !

Cháu xin tự giới thiệu về bản thân mình. Cháu tên là Hà Nguyễn Phương Linh, năm nay vừa tròn 12 tuổi, học lớp 62, trường THCS Thạch Hóa, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Các chú ơi, các chú có khỏe không! Ngoài đó các chú phải canh giữ biển đảo của Tổ quốc giữa đầy nắng và gió cháu thương các chú lắm. Các chú hãy cố lên, đứng vững đôi chân để bảo vệ Trường Sa - một phần máu thịt của đất nước hình chữ S. Cũng sắp đến ngày 22-12, cháu lại nhớ đến mỗi ngày đến lớp lại nghe thầy giáo giảng bài và nói lên lòng biết ơn của chúng ta đối với các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ biển đảo Trường Sa. Qua những bài giảng trên lớp, trên tivi và trên báo chí … đều ca ngợi lòng dũng cảm và kiên trì của các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa để bảo vệ một phần máu thịt của Việt Nam tránh khỏi một số nước đang nhòm ngó đến những nơi có nhiều khoáng sản, nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá như ở quần đảo Trường Sa. Mỗi ngày đến lớp cháu đều nhìn lên tấm bản đồ hình chữ S, dường như Trường Sa đã hiện ra trước mắt cháu là các chú bộ đội đang canh giữ biển đảo giữa cái tiếng xì xào của sóng biển. Cứ nhớ đến các chú bộ đội chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu càng biết ơn vô hạn.  Các chú đã bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, tránh các nước xâm lược, để các cháu ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa yên bình như ngày hôm nay. Cháu xin hứa với các chú làm tròn nhiệm vụ của người học sinh, là con ngoan trò giỏi. Để mai đây trở thành một người công dân chân chính để giống được như các chú bộ đội, lấy hết sức lực của mình để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc càng giàu đẹp. Để khẳng định biển đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ nước Việt Nam chúng ta.

Cháu ngoan của các chú

Linh

Hà Nguyễn Phương Linh

2 ĐOẠN VĂN TẢ NGOẠI HÌNH CON VẬT MÀ ....

Trên bãi cỏ ven đê có nhiều trâu, bò đang gặm cỏ. Hình ảnh con nghé và con trâu mẹ thật đáng yêu. Trâu mẹ to béo, da đen bóng cái đuôi phe phẩy, gặm cỏ non. Chú nghứ con cong đuôi từ xa chạy đến rúc đầu vào bầu vú mẹ. Chú nghé thật xinh, lông vàng tơ hồn nhiên, ngây thơ như một em bé mới tập đi. Trâu mẹ lại chốc chốc quay đầu ư lại liếm vào đầu, vào lưng đứa con thơ, cặp mắt mở to với bao tình âu yếm. Nắng vàng chiều quê in bóng trâu mẹ và nghé con. Em bước đi rồi ngoái lại ngắm bức tranh quê đầy tình mẫu tử

3 TẢ CON VẬT

Bài làm

       Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Tả con chó nuôi trong nhà

Tả con chó nuôi trong nhà (ảnh sưu tầm)

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

 !-->

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình

4 TẢ CÂY CỐI

Ở vườn trường em có trồng rất nhiều loài cây: cây hoa, cây ăn quả, nhưng em thích nhất cây bưởi.Cây bưởi cao ngang cửa sổ tầng hai trường em, tán lá xoè rộng. Gốc cây to bằng bắp chân xù xì, màu nâu xám. Thân cây to, lên cao khoảng ngay đầu gối, thân cây chia thành nhiều nhánh. Lá mọc thành chùm, hơi thắt lại ở giữa như hình trái tim, mặt trên xanh đậm, bóng, mặt dưới cũng màu xanh nhạt mờ. Hoa bưởi mọc thành chùm, màu trắng, có năm cánh, nhị vàng, hương thơm dịu toả khắp vườn mỗi khi nở. Cuối xuân, hoa tàn, quả bắt đầu nhú ra. Lúc đấu quả bé sau lớn dần. Có cành quả mọc thành chùm như bông hoa. Khi quả to, chín tròn da căng mịn, vàng óng hương thơm dịu. Bên vỏ ngoài màu xanh có quả màu vàng, bên trong là lớp cùi trắng, có nhiều múi cong. Sau lớp vỏ mỏng có nhiều tép. Tôm bưởi giòn, vị ngọt đậm, ăn rất mát và bổ. Em nghe mẹ nói bưởi có chứa nhiều vitamin C và có thể chữa nhiều bệnh và cùi bưởi còn có thể làm chè, vỏ bưởi gội đầu rất mát.Em rất thích cây bưởi ở vườn trường và em thường ra đó ngắm nhìn trong giờ nghỉ. Em không bao giờ bẻ cành hay đu cây.

 

30 tháng 11 2017

3. Miêu tả con vật 

                                                        Bài làm

       Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. 

Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

29 tháng 3 2016

Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

6 tháng 5 2017

a) Bài văn gồm 4 đoạn văn ?

b) Đoạn nào tả hình dáng bên ngoài cây bút máy ? : Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài cây bút.

M: Cây bút dài...bóng loáng.

 

c) Đoạn nào tả cái ngòi bút ? : Đoạn 3 tả cái ngòi bút.

d) Câu nào mở đầu đoạn 3 ? : Câu : Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.

e) Câu nào kết thúc đoạn 3 ? : Câu: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp

3 tháng 6 2021

Tham khảo :

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
3 tháng 6 2021

Tham Khảo:

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhắc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

 

24 tháng 3 2017

(Đề 1)

a) Gia đình tôi sắp chuyển sang nhà mới. Chủ nhật vừa rồi cả nhà cùng nhau dọn dẹp đồ đạc, chuẩn bị cho việc di dời. Lúc phụ mẹ dọn lại căn phòng nhỏ phía sau nhà bếp - Căn phòng dùng làm nhà kho - tôi tìm lại được rất nhiều bạn cũ của mình nào là bộ đồ nấu ăn bằng nhựa với những cái nồi, cái chảo, ... be bé, xinh xinh, nào là con gấu bông cũ kĩ, đã mất đi một mắt, và cả một chiếc cặp nhỏ xíu cũng đã cũ. Chiếc cặp đó tôi đã mang đi học những năm học lớp 1, lớp 2.

b) Chiếc cặp đã cũ sờn nhưng khi đem ra lau lại tôi thấy nó vẫn còn vừa mắt lắm. Cặp vừa có quai xách, lại vừa có dây đeo. Dây đeo cặp được làm bằng một thứ vải mềm, được may rất khéo và chắc chắn. Ở hai đầu dây đeo là hai cái móc bằng kim loại. Đặc biệt hai cái móc ấy được làm bằng một thứ kim loại tốt nên vẫn còn sáng bóng. Nút bấm của nó vẫn còn nhạy lắm.

(Đề 2)

   Nhà em ở huyện Bình Chánh, ngoại vi thành phố. Nơi đây khá yên tĩnh bởi mức độ phát triển còn chưa cao. Cạnh nhà em là quán nước của bà Năm. Trước quán bà Năm có một cây trứng cá rất to, tỏa bóng mát rượi khoảng sân.

Hãy nhìn những trái trứng cá mà xem ! Trông mới xinh và ngon lành làm sao ! Trái lớn nhất cỡ chừng đầu ngón tay giữa của người lớn, trải nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay út. Da trái chín màu đỏ, láng mịn, mọc lấp ló trong kẽ lá xanh trông như hàng vạn chiếc bóng đèn nhỏ xíu. Trái xanh thì da màu xanh nuột, lẫn vào kẽ lá. Ruột trái lấm tấm vàng nhu trứng cá - Có lẽ vì thế mà chủng có tên là trứng cá chàng ? Bỏ một trái trứng cả vào miệng, cắn nhẹ, ta sẽ nghe một mùi thơm dịu, nhẹ thoảng qua và cả độ ngọt của nó cũng chỉ thanh thanh chứ không ngọt sắc.

   Vậy mà trứng cá vẫn là thứ trái làm mê li lũ trẻ chúng tôi và là thứ quả được chúng tôi yêu thích mỗi khi chơi trò mua bán, nấu nướng.

24 tháng 3 2022

 Tả Một cây bóng mát

Mỗi khi đến trường của anh trai em, em đều rất ấn tượng hàng phượng vĩ ở sân trường và em thường ngồi dưới gốc cây phượng chờ anh trai em học xong để về cùng.

Hàng phượng vĩ này chắc là rất nhiều tuổi rồi, thân cây to khoảng ba người ôm, vỏ cây sần sùi, các nhánh rễ cây mọc lồm cồm nổi lên cả trên mặt đất. Cây phượng có rất nhiều cành to vươn rộng ra các hướng như cánh tay người khổng lồ. Lá phượng nhỏ li ti nhưng cũng đủ tre mát cả một khoảng sân trường. Hoa phượng rất đẹp, màu đỏ tươi, cánh hoa như cánh bướm, hoa thường mọc thành chùm nhuộm đỏ cả một khoảng sân trường, em thường thấy các anh chị tặng hoa phượng cho nhau và vui chơi dưới tán cây vào giờ ra chơi.  

Mỗi khi hoa phượng nở, báo hiệu một mùa hè đã đến, là mùa chúng em phải thi kết thúc năm học, và cũng là mùa em yêu thích vì em sắp được nghỉ hè để đi du lịch cùng gia đình, tắm biển, thăm ông bà ở quê.