K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2022

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mãnh liệt và mạnh mẽ. Điều này được chứng minh qua thực tế lịch sử. Đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến, chịu xâm lăng của bao thế lực, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước, chúng ta đã chiến thắng.

1 tháng 4 2020

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

Nguồn: Google

11 tháng 4 2022

Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.  Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình. Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu. Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống “giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta. Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên. Nhất định là như vậy.

11 tháng 4 2022

S v tú😀

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 - MÔN NGỮ VĂN 7 PHẦN 1. VĂN BẢN- TIẾNG VIỆT Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu...
Đọc tiếp

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 - MÔN NGỮ VĂN 7 PHẦN 1. VĂN BẢN- TIẾNG VIỆT Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước...” (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) 1. Việc lặp lại cấu trúc: “Từ...đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì? 2*. Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn trên là đoạn văn mẫu mực về lập luận (trình bày, sắp xếp luận điểm, luận cứ khoa học và hợp lý). Em có đồng tình với ý kiến này không? Nếu có, hãy chỉ rõ. 3. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, em hiểu gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Từ đó liên hệ với lòng yêu nước của học sinh hiện nay. Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5-6 câu. PHẦN 2. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

1
10 tháng 3 2020

- Nghệ thuât: từ … đến

+ Tạo nhịp cho câu, đoạn văn

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước

12 tháng 3 2022

Tham khảo:

Qua đoạn văn trên, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.

16 tháng 3 2022

dài zậy