K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

31 tháng 3 2021

Trả lời :

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

1 tháng 1 2023

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một số truyền thống tốt đẹp:

Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca

học sinh cũng cần phải có những việc làm thể hiện sự giữ gìn dân tộc:

– Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ. Phấn đấu học tập tốt để có thể cùng nhau đưa đất nước ta trở thành một cường quốc về tri thức.

– Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, khoa học công nghệ để có thể theo kịp thời đại, tránh để đất nước bị tụt lại phía sau

– Am hiểm tốt lịch sử, hiểu được truyền thống để có thể hiểu rõ được trước đây ông cha ta đã dành độc lập như thế nào và sau này chúng ta cần gi gin ra sao.

– Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.

– Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.

– Làm theo lời Bác: 5 điều bác hồ dạy…

NG
11 tháng 11 2023

a.
- Áo dài: trang phục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự thanh lịch và duyên dáng của phụ nữ Việt.

- Tết Nguyên Đán: là ngày lễ quan trọng nhất trong năm dành cho gia đình người Việt. Mọi người nghỉ ngơi sau một năm làm việc mệt mỏi, gia đình xum họp, quây quần bên nhau.

- Truyền thống nghiên cứu và giữ gìn văn hóa: Người Việt Nam có truyền thống nghiên cứu và giữ gìn văn hóa thông qua việc học hát, vẽ tranh, và duy trì các trò chơi dân gian.

- Phong cách kiến trúc truyền thống: Kiến trúc truyền thống của Việt Nam thường được thể hiện qua các ngôi đền, chùa, và nhà cổ, mang trong mình vẻ đẹp và sự tôn trọng đối với lịch sử.
b. 

Em luôn tự hào về những giá trị và truyền thống dân tộc độc đáo của Việt Nam ta và em luôn nỗ lực không ngừng để bảo tồn và phát huy chúng. Bằng chứng cho việc đó, em chú tâm sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không chỉ trong giao tiếp hàng ngày mà còn trong việc viết và chia sẻ kiến thức về văn hóa, lịch sử, truyền thống qua các bài viết, những buổi thảo luận.

Em cũng không ngừng tham gia vào các lễ hội, sự kiện truyền thống để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của quốc gia. Những trải nghiệm này giúp em tạo dựng một kết nối mạnh mẽ với truyền thống dân tộc, thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc và bản sắc văn hóa của mình.

Hơn nữa, em tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện,bảo vệ môi trường, với hy vọng góp phần vào sự phát triển bền vững của truyền thống dân tộc. Điều này là sự cam kết của em để duy trì và truyền tải những giá trị quý báu này cho thế hệ tương lai, thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương và người dân Việt Nam.

29 tháng 6 2019
Đáp án: C
12 tháng 12 2020

Sau khi học xong bài thứ ăn của lúa ta càng cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của ẩm thực Việt. Và có lẽ tinh hoa, nét đẹp của ẩm thực Việt. Bao giờ cũng là sự kết tinh của tri thức sáng tạo và một tình yêu nồng nàn với nó. Bởi thế mà mọi món của người Việt ta luôn chứa trong có một tình yêu thầm kin của đầu bếp gửi và từng món ăn cái bánh, nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm của mỗi ai. Người đầu bếp luôn hướng đến những gì chân thiện mý nhất để tạo một món chứa đây những thứ ngon nhất để mỗi lần ăn nhung nhớ khôn ngui. Bởi vậy, mà theo :Gordon Ramsay“Nấu ăn là một nghề đòi hỏi sức khỏe, gan lì, tầm nhìn và tư duy mở. Còn gì tuyệt vời hơn khi đi khắp thế giới và thưởng thức những món hảo hạng nhất cho thức khách cảm nhận được những tinh túy trong mỗi món ăn. Bởi vậy mà mỗi nó ăn luôn ăn chứa một sức mạnh tiềm tàng mà mạnh mẽ. Đã có một số nhân vật có tiếng từng ăn những món của người Việt để luyến lưu khôn ngui như:Tổng thống Bush cùng phu nhân bay vô thăm TP Hồ Chí Minh;vợ chồng Thủ tướng Úc John Howard ,...Những món đã làm nên hồn Việt của chúng ta như: phở, báng mì, cao lầu, gỏi cuốn ......Cũng chính những yếu tố trên đã làm nên một bản sắc văn hóa ẩm thức Việt. Bởi vậy bản thân là người Việt Nam hay sống một cách tích cực để những nét đẹp đó tồn tại và phát triển ngàn đời

Câu 1 :

Bạn tham khảo :

Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều đang thay đổi một cách nhanh chóng và giúp con người tiến xa hơn. Nhưng có một thứ mà dứt khoát chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Nó kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Văn hóa là một phạm trù rộng, nên ở đây chúng ta không bàn luận sâu về bản chất của nó. Còn việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân. Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Đầu tư kinh tế cũng vậy. Việt Nam khao khát làm giàu, nhưng cách làm giàu từ nước ngoài mà không tôn trọng văn hóa người Việt cũng không thể tồn tại lâu bền được. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chèo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn… Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh. Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn. Các bạn trẻ ngoài việc được giáo dục, cũng phải tự ý thức về điều đó, để đất nước chúng ta sau này có phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng giống họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc

Câu 2:  Gợi ý :

Trách nhiệm :

+ Đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian.

Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo…

+ Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần…

 

+ Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước…