K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

em ghét điều này , sao cứ phải so sánh con nhà người ta trong khi mình mới là con nhà mình ? . Sự so sánh không có tác dụng nào với các bạn trẻ kể cả em . Em tin chắc rằng trong đời này không có ai bị so sánh suốt ngày, bị chê bai đủ điều mà làm được việc mà thành công cả.

viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người bố đối với con trong đoạn trích"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là...
Đọc tiếp

viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người bố đối với con trong đoạn trích"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.:

2

Bạn tham khảo nha có gì viết thêm bổ sung ý nữa nhé

Người bố của En-ri cô thật sự rất thương con, thương con bằng cả tấm lòng của mình. Người cha giáo dục con bằng cách nhắc nhở nhẹ nhàng, khéo léo chứ không trách móc hay quát mắng người con trai của mình. Từ đó có thể nhìn ra được người cha rất tinh tế và là một người cha tốt khi có cách giáo dục con đúng đắn. Đồng thời qua đoạn van trên ta thấy tình yêu, lòng mong muốn của bố về việc học tập của đứa con được thể hiện một cách thiết tha, cháy bỏng. 

8 tháng 1 2023

giúp mình với mình đang cần rất là gấp ạ

 

Trong văn bản « Bức tranh của em gái tôi », nhà văn Tạ Duy Anh đã viết:“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…- Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ...
Đọc tiếp

Trong văn bản « Bức tranh của em gái tôi », nhà văn Tạ Duy Anh đã viết:

“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

- Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy."

1.Từ đoạn văn và qua toàn bộ văn bản, em hãy viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật người anh trai, trong đoạn có sử dụng một phó từ và một phép so sánh.

0
9 tháng 9 2021

 Điều kì diệu mở ra trong câu nói của người mẹ khi nói về trường học là muốn nói tới:

  • Trường học sẽ cho ta tri thức, là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Nhà trường sẽ giáo dục cả nhân cách và những kĩ năng cần thiết, là nền tảng cho con người phát triển định hướng tương lai.
  • Cổng trường mở ra sẽ cho chúng ta những người bạn mới, các thầy cô giáo luôn chăm lo, dạy dỗ. Đó là những người sẽ gắn bó với chúng ta suốt một chặng đường dài
  • Cánh cổng trường mở ra còn giúp chúng ta thêm yêu và tự hào về dân tộc mình.
9 tháng 9 2021

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.

2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.

0
2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi...
Đọc tiếp

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hôp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Tìm các tính từ có trong câu văn sau:

Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.

1
18 tháng 2 2020

Câu 1 :

Ngôi kể thứ nhất ( người kể xưng tôi )

Câu 3 :

Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

Câu 4 :

Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 5 :

 Từ truyện này em rút ra được bài học : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trong tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy được người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

Đã rất lâu rồi em mới ôm và nói lời cảm ơn, yêu thương với bố mẹ mình. Giây phút được ôm ấy, em cảm thấy vô cùng ấm áp. Dường như bao mệt mỏi vất vả đều đã tan biến. Đồng thời cái ôm đầy tình cảm ấy giúp em nhận ra tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ dành cho mình. Em nghĩ rằng tương lai em sẽ ôm bố mẹ nhiều hơn. Thủ thỉ vào tai họ những lời yêu thương để cả nhà luôn tồn tại sợi dây gắn kết chặt chẽ với nhau.