K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Diện tích làm nhà là: 

240 x \(\dfrac{3}{8}\) = 90 (m2

Diện tích trồng hoa là: 

240 x \(\dfrac{1}{3}\) = 80 (m2

Diện tích sân và lối đi là: 

240 − 90 − 80 = 70(m2)

14 tháng 3 2022

Mn tl giúp mik vớigianroi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Dấu \(\Rightarrow\) thứ nhất phải là -46x, bạn làm sai dấu rồi.

22 tháng 8 2023

các bạn ơi

giúp mình với ạ huhu

20 tháng 12 2023

Tết năm nay, tôi được bố mẹ cho về thăm quê nội. Điều đó khiến tôi cảm thấy vô cùng háo hức vì đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Tôi mong rằng sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp khi ở quê hương của mình.

Chiều hai bảy Tết, cả nhà tôi chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết, cũng như món quà Tết để đem về quê biếu ông bà nội. Đúng ba giờ chiều, bố lái xe đưa cả nhà về quê. Xe đi mất gần hai tiếng thì đến nơi. Ông bà nội vui vẻ ra đón cả nhà. Tôi cất tiếng chào ông và thật to. Tối hôm đó, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm đoàn viên. Thật ấm cúng và vui vẻ!

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm để ngắm nhìn quê hương của mình. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Những cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc, chạy nhảy tung tăng dưới mặt đất. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Đặc biệt nhất là bầu trời buổi sáng sớm, thật trong lành biết bao. Tiếng chim hót líu lo đón chào ngày mới. Đó đều là những thứ mà ở thành phố tôi chưa thấy.

Ngoài đường vẫn còn rất yên tĩnh. Thỉnh thoảng có những tiếng trò chuyện của các bác nông dân phải ra đồng làm việc. Chỉ một lúc sau, con đường đã ngập tràn tiếng cười nói, tiếng xe cộ của mọi người trong làng.

Buổi chiều, tôi cùng với bố mẹ đi chợ Tết. Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần. Không khí chợ những ngày trước Tết lúc nào cũng nhộn nhịp. Sắc xuân tràn ngập khắp muôn nơi. Những nụ hoa đào còn đang e ấp. Những câu đối đỏ, những gian hàng bày đồ trang trí. Chợ hoa Tết cũng không kém phần đông đúc. Hàng trăm thứ hoa rực rỡ sắc màu. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc. Sau một buổi chiều dạo quanh khu chợ, mẹ tôi cũng mua được những món đồ cho ngày Tết, còn bố tôi đã chọn được một chậu hoa đào ưng ý.

Chiều hai chín Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Tôi cũng xung phong giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa cho ông bà. Tôi còn được xem ông nội gói bánh chưng nữa.

Chiều ba mươi Tết, mọi công việc chuẩn bị xong xuôi. Cả nhà quây quần bên mâm cơm giao thừa. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện rất vui vẻ. Tôi cố thức đến mười hai giờ đêm để xem pháo hoa, nhận lì xì của ông bà, bố mẹ. Những ngày đầu năm mới, mọi người trong gia đình cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Khuôn mặt ai cũng đều rạng rỡ. Thời tiết cũng ấm áp như chiều lòng con người. Không khí ngày tết ở quê hương thật tuyệt vời.
Lần đầu được đón Tết ở quê thật là một trải nghiệm đáng nhớ. Tôi cảm thấy thêm yêu gia đình, quê hương của mình. Tôi mong rằng những năm sau gia đình mình sẽ lại được đón Tết ở quê.

20 tháng 12 2023

Hằng năm, cứ đến dịp nghỉ hè, tôi lại được về thăm quê. Năm nay, tôi đã xin bố mẹ cho ở lại chơi lâu hơn. Ở đây, tôi có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

Quê hương của tôi là là một vùng đất thanh bình. Mỗi ngày mới bắt đầu trên quê đều rất đẹp. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Ông mặt trời thức dậy, xuất hiện sau lũy tre xanh. Cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc. Những hạt sương đọng trên lá dần tan biến. Chị gió tung tăng nô đùa khắp nơi. Cô mấy thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Không khí vô cùng trong lành, dễ chịu. Thật khó để tìm được sự yên bình như vậy ở thành phố.

Tôi thức dậy sớm, vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng. Sau đó, tôi cùng với các bạn trong xóm rủ nhau ra đồng chơi. Cánh đồng lúa vàng ươm, thơm mùi lúa chín. Những bông lúa uốn cong, nặng trĩu. Thỉnh thoảng, tôi lại thấy vài chiếc nón nhấp nhô. Các bác nông dân đang gặt lúa. Khuôn mặt của các bác đầy hớn hở, vui tươi. Trên bầu trời xanh thẳm, đàn cò trắng bay lả lơi. Những chú trâu hiền lành đang từ tốn gặm cỏ non ven con đê. Tôi và các bạn rủ nhau chơi thả diều, rồng rắn lên mây hay trốn tìm. Sau đó, chúng tôi còn rủ nhau thi đá bóng. Khoảng sân cỏ rộng rãi gần cánh đồng chính là nơi tụ tập của đám trẻ con trong làng.

Đến trưa về, tôi còn được thưởng thức rất nhiều món ăn của bà ngoại. Những món ăn đậm chất thôn quê, giản dị nhưng ngon tuyệt. Tôi thích nhất là món sườn xào chua ngọt, rau muống luộc ăn cùng cà pháo. Hương vị này khiến tôi vẫn nhớ nhung khi còn ở thành phố. Buổi chiều, tôi còn theo ông ra thăm đồng, hoặc có khi giúp ông tưới nước, bắt sâu cho vườn cây. Khu vườn của ông bà vào mùa nào cũng có thức quả ngon. Tối nào, tôi cũng được thưởng thức, khi thì quả xoài, khi thì quả nhãn. Thật tuyệt vời làm sao!

Quê hương thật quan trọng đối với mỗi con người. Những kỉ niệm đẹp đẽ khiến tôi thêm yêu quê hương. Lúc nào, tôi cũng mong đến hè thật nhanh để lại được về thăm quê, thăm ông bà ngoại của mình.

Bài văn mẫu số 2

Thời thơ ấu, mỗi người đều có những kỉ niệm đáng nhớ. Bản thân tôi cũng vậy, đặc biệt khi kỉ niệm đó trở thành hành trang vô cùng quý giá trong cuộc sống.

Kỉ niệm hồi thơ ấu mà tôi còn nhớ mãi đó là những lần được về quê thăm ông bà ngoại vào mỗi dịp hè về. Một tháng ở lại quê, tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ, thú vị. Trong kí ức tuổi thơ, quê hương của tôi là một mảnh đất trù phú, thanh bình. Dòng sông nhỏ chảy qua bản làng. Con đường làng rợp bóng tre xanh. Đầu làng có cây đa cổ thụ. Dưới bóng đá là mái đình cổ kính đã nhiều tuổi. Cánh cò trắng bay nghiêng trên vòm trời khi chiều xuống. Tất cả đều thật đẹp biết bao.

Tôi về quê không chỉ trong sự chào đón của ông bà ngoại. Mà còn có cả những người hàng xóm xung quanh. Con người ở quê tôi đều giản dị, thật thà mà hiếu khách, gần gũi. Tôi còn nhớ buổi sáng đầu tiên, tôi cùng ông ra vườn dạo chơi. Khu vườn nhà rộng lớn với biết bao cây trái. Những khóm rau xanh mướt và những hàng trái cây như táo, xoài, cam… Bầy chim hót lanh lảnh trên ngọn cây cao. Ngồi trong vườn, tôi lắng nghe những âm thanh quen thuộc của làng quê. Sau đó, hai ông cháu còn tưới tắm cho cây cối trong vườn. Buổi trưa, tôi được ăn một bữa no nê, toàn những món ăn thôn quê nhưng ngon vô cùng.

Đến chiều, tôi cùng lũ trẻ con trong xóm ra đồng chơi. Chúng tôi chơi trò đuổi bắt, nhảy dây, ô ăn quan… thật vui vẻ. Sau đó, tôi còn đi mò ốc, đó là công việc thú vị hấp dẫn tôi nhất. Quanh những bờ mương, ruộng lúa, chúng tôi lần theo, bắt những chú ốc đang mải mê ngủ quên mang về. Lũ trẻ chúng tôi thích thú trước nồi ốc thơm lừng mùi chanh sả, vừa ăn vừa kể chuyện ở trường, ở lớp cho nhau nghe. Sau này trở về thành phố, tôi nhất định sẽ kể cho bạn bè nghe để chúng bạn phải ghen tị.

Buổi tối, tôi mang ghế ra ngồi ngoài hè ngắm bầu trời. Ở thôn quê, ánh đèn điện ít nên có thể nhìn rõ hàng ngàn ngôi sao đang lấp lánh trên trời. Tôi nghe bà kể về sự tích các chòm sao mà trầm trồ. Một ngày ở thôn quê trôi qua thật nhanh, nhưng cũng thật thú vị. Cuộc sống ngày càng hiện đại, quê hương tôi cũng phát triển hơn. Những tòa nhà cao tầng mọc lên. Đường phố sáng ánh đèn. Cánh đồng quê cũng ít dần đi. Chỉ có tình người thôn quê là vẫn còn đó.

Những kỉ niệm thời thơ ấu khiến tôi thêm yêu mến quê hương. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng học tập tốt để tương lai có thể đóng góp một phần nhỏ bé xây dựng quê hương giàu đẹp hơn nữa.

29 tháng 5 2022

A - C - B - C - C - A - D - C - A - A

16 tháng 10 2023

\(14000000\)

16 tháng 10 2023

them kiu bạn rất nhiều! mãi iuu~

13 tháng 12 2021

-thế yếu của mặt hàng xuất khẩu là:

+ xuất khẩu: cây công nghiệp , khoáng sản thô ( xuất khẩu những sp có tiềm năng kinh tế cao nhưng vì công nghiệp châu phi lạc hậu nên tiền thu lại được khi xuất khẩu rất ít)

- thế yếu của mặt hàng nhập khẩu là:

+ nhập khẩu:máy móc, thiết bị , hàng tiêu dùng và lương thực( nhập về với giá trị của sp rất cao, tốn nhìu tiền)

ý chung:[xuất ra lợi nhuận ít, nhập lại giá cao vì không cs nền công nghiệp tiên tiến, ko tự tạo hàng tiêu dùng,.,... nên ms phải xuất khẩu nguyên liệu thô=>nc ngoài chế biến rồi mới lại nhập về sử dụng được]

13 tháng 12 2021

"Sp" là gì á bạn?

29 tháng 7 2019

\(\left(2013.2014+2014.2015+2015.2016\right).\left(1+\frac{1}{3}-1-\frac{1}{3}\right)\)

\(=\left(2013.2014+2014.2015+2015.2016\right).0\)

= 0

Bạn tham khảo :

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du

+ Quê quán

+ Năm sinh - năm mất

+ Phong cách sáng tác

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu tác phẩm: Kiều ở lầu ngưng bích+ Xuất xứ

+ Nhân vật Kiều

B. Thân bài

- Sáu câu thơ mở đầu của đoạn trích:

+ Là không gian nghệ thuật chứa đầy tâm trạng của Kiều. Trước mặt, là biển khơi từ trên lầu cao nàng cảm nhận được một không gian mênh mông rợn ngợp. Xa xa là dãy núi, hai bên bờ là cồn cát bụi mù bay.

+ Chỉ có lầu Ngưng Bích đang giảm lòng một thân phận mỏng manh đơn côi. Đó là một không gian hoàn toàn khép kín.

=> Một mình đối diện với "mây sớm đèn khuya". Khiến Kiều đau khổ đến tủi nhục bẽ bàng

- Tám câu thơ tiếp theo là tâm trạng nhớ thương da diết của Kiều về gia đình và người thân.

+ Nhớ Kim Trọng đầu tiên

+ Rồi nhớ tới cha mẹ.

=> Kiều đau đớn, xót xa

- Tám câu cuối, là cảnh xế chiều cảnh vật dễ làm cho con người buồn thương da diết

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm văn học quý giá trong đó không thể không kể đến tác phẩm "Kiều ở lầu ngưng bích". Đoạn trích đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Kiều - một cô gái xinh đẹp nhưng có số phận bất hạnh.

Sau bao biến cố khủng khiếp: tai bay vạ gió, cha và em bị tù tội, gia sản bị cướp hết, Kiều phải hi sinh chữ tình để báo hiếu với cha mẹ. Bị Mã giám Sinh lừa gạt bán vào lầu xanh của Tú Bà, Kiều tự tử nhưng không chết. Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để kén chồng nhưng thật chất đó là cuộc giam lỏng, chờ cơ hội mụ sẽ bắt Kiều trở lại lầu xanh. Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa biển khơi là điểm dừng chân đầu tiên trên con đường lưu lạc đầy cay đắng và tủi nhục của Thúy Kiều. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là nỗi cô đơn buồn tủi, niềm nhớ thương da diết về quê hương gia đình và người thân của Kiều. Đó cũng là thể hiện tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.

Trước hết với sáu câu thơ mở đầu của đoạn trích, là không gian nghệ thuật chứa đầy tâm trạng của Kiều. Trước mặt, là biển khơi từ trên lầu cao nàng cảm nhận được một không gian mênh mông rợn ngợp. Xa xa là dãy núi, hai bên bờ là cồn cát bụi mù bay. Chỉ có lầu Ngưng Bích đang giảm lòng một thân phận mỏng manh đơn côi. Đó là một không gian hoàn toàn khép kín. Một mình đối diện với "mây sớm đèn khuya". Khiến Kiều đau khổ đến tủi nhục bẽ bàng cho cái kiếp vô duyên lạc loài của mình:

"Bẽ bàng mây sớm đèn khuyaNửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"

Không gian đã vậy thời gian cũng hoàn toàn khép kín khiến Kiều buồn tủi, lủi thủi một mình cô đơn đến tuyệt đối.

Đến với tám câu thơ tiếp theo là tâm trạng nhớ thương da diết của Kiều về gia đình và người thân. Trước hết, Nguyễn Du để cho Kiều nhớ Kim Trọng (điều này khác hẳn với Thanh Tâm tài nhân). Nàng đã từng uống rượu ăn thề cùng Kim Trọng dưới ánh trăng nhưng rồi đã phải xót xa trao mối tình ngọt ngào ấy cho Thúy Vân. Trên đường về Lâm Tri theo Mã giám Sinh nàng vẫn thương cho Kim Trọng trong cô đơn buồn tủi: "Một trời thu để riêng ai một người". Giờ đây trong lúc mà thời gian cứ trôi đi Kiều nhớ Kim Trọng là tưởng nhớ tới lời thề đôi lứa:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những rày trông mai chờBên trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phai."

Những lời thề nguyền đâu còn nữa, cái cây cầu trần thế mà Kiều và Kim Trọng phải bước qua thật là éo le. Nàng tưởng tượng cái cảnh Kim Trọng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích "Tin sương luống những dày trông mai chờ". Trong nỗi nhớ ấy người đọc nhận ra một tâm trạng xót xa đau đớn. Nàng tự hứa "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Đó là tấm lòng thủy chung son sắt thề non ước biển của kẻ chung tình.

Tiếp đó, là Kiều nhớ tới cha mẹ. Nghĩ tới song thân Kiều vô cùng thương xót:

"Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưa,Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Nàng nghĩ tới cái cảnh cha mẹ ngồi tựa cửa ngóng con lúc sáng sớm hay buổi chiều tà. Vậy mà vẫn bặt vô âm tín. Nàng xót xa lúc cha mẹ già yếu không có ai chăm sóc phụng dưỡng chăm nom. Tâm trạng nhớ thương vời vợi cùng với nỗi xót xa thể hiện sâu sắc tấm lòng hiếu thảo của nàng. Rất nhiều từ ngữ lấy từ điển cố cùng với từ ngữ dân gian vừa nói được thời gian xa cách, vừa nói đến sự tàn phai khốc liệt của thiên nhiên đối với con người. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, phong cách cổ điển hài hòa với phong cách dân tộc tạo nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy bi kịch của Kiều. Trong cảnh bình rơi trâm gãy Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng không nghĩ đến mình mà vẫn nhớ thương cha mẹ và người thân. Kiều thực sự là người tình thủy chung một người con hiếu thảo có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.

Tám câu cuối, là cảnh xế chiều cảnh vật dễ làm cho con người buồn thương da diết:

"Buồn trông cửa biển chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông ngọn nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâuBuồn trông nội cỏ dầu dầuChân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Mỗi biểu hiện của cảnh vật bên bờ biển lúc này đều thể hiện một tâm trạng và một cảnh ngộ đáng thương. Nhìn cánh buồm thấp thoáng giữa biển khơi rồi dần dần khuất bóng "càng trông" lại càng thấy buồn, nàng liên tưởng tới cuộc đời nho nhỏ bơ vơ trơ trọi trên đất khách. Nhìn những cánh hoa tàn nát trôi giữa dòng nước lũ. Nàng tự hỏi rồi nó sẽ trôi về đâu về phương trời nào mà hoàn toàn vô định. Cánh hoa ấy hay chính số phận chìm nổi không có nơi nào neo đậu của số phận nàng Kiều. Nhìn nội cỏ dầu dầu trong không gian bao la, cái màu sắc ảm đạm thê lương ấy phản chiếu một nỗi đau tê tái của người con gái lưu lạc. Cuộc sống như mất hết ý nghĩa như cái sắc cỏ úa tàn kia mất dần sự sống. Rồi "ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" trận cuồng phong của biển cả bắt đầu nổi lên, gió to sóng lớn hay chính lòng đố kị ghen ghét của thiên nhiên đang bủa vây lấy nàng. Phải chăng đây là điều mà Nguyễn Du đã dự báo những tai họa khủng khiếp giáng xuống đầu nàng. Càng lo âu Kiều càng hãi hùng và ghê sợ. Cứ thế, từ nhìn đến nghe, "buồn trông" đến bốn lân trong một điệp ngữ.

Tám câu thơ là một điệp khúc buồn được lặp lại qua sự thay đổi của từng cảnh vật. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, từ màu nhạt đến màu đậm, âm thanh từ tĩnh đến động nỗi buồn cũng từ "man mác" đến lo sợ hãi hùng Nguyễn Du đã từng kết luận:

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

Đoạn thơ sử dụng rất nhiều câu hỏi tu từ, các từ láy các thành ngữ, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, âm hưởng trầm buồn tạo nên một không gian nghệ thuật và cảm xúc nghệ thuật.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất Truyện Kiều. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều khiến người đọc thực sự rung động xót xa. Cảnh trong tình, tình trong cảnh cứ hòa quyện đan xen làm nổi bật chủ đề đoạn thơ. Bức tranh tâm trạng của người con gái họ Vương vì thế neo đậu mãi trong lòng người đọc.

  
26 tháng 2 2021

Mình cam ơn bạn nhiều nhoa