K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2022

tham khảo:

Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn.

27 tháng 2 2022

Tham khảo :

Bác Hai Hợi gần nhà tôi là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con. Quanh năm chân lấm tay bùn nuôi đàn con thơ. Chồng bác là bộ đội về hưu và là thương binh hạng nặng nên mọi việc trong nhà đều do bác vun vén. Từ việc bé đến việc to, việc trong nhà đến việc của láng giềng bác không ngần ngại giúp đỡ. Nhất là đối với các phong trào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ vùng miền bão lũ, bác luôn là người đúng lên phát động bà con xóm làng tham gia.

27 tháng 3 2020

Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc cảu chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn trên cánh đồng.

Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.

Buổi sáng ở quê hương em đẹp biết bao, 1 nắng 2 sương trên những chiếc lá, nơi đây có đồng lúa chín vàng và những hình ảnh thẳng cánh cò bay. Các cô bác nông dân chân lấm tay bùn làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!. Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.

Ôi ! Quê hương em thật đẹp biết bao ! Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.. 

25 tháng 3 2020

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

13 tháng 1 2022

Quê em là một làng nhỏ ven sông Cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em. Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập trong hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới. Sáng sớm, làn sương mỏng như khói vẫn còn vương vấn trên mặt đất. Phía trời đông anh ánh sắc hồng phơn phớt. Mặt trời đã mọc. Bầu trời sáng dần và không khí ấm hẳn lên, báo hiệu mùa xuân đã bắt đầu.Con đường làng vốn im lìm nép dưới bóng tre, sáng nay cũng rộn lên tiếng chim lảnh lót. Chích chòe, sáo sậu, chào mào… đua nhau chuyền cành. Cả những chú chim sâu bé bỏng cũng vui vẻ nhảy nhót tìm sâu trong vườn rau, luôn miệng kêu tờ rích… tờ rích… Đàn chim én vun vút chao liệng trên cánh đồng rồi bay là là ngang ngọn tre.Tiếng chim đã đánh thức mọi người. Đường làng nhộn nhịp bước chân. Một tốp thanh niên diện quần áo mới rủ nhau đi chơi xuân, tiếng cười nói râm ran. Hôm nay, bà nội em cùng các cụ trong xóm đi lễ chùa bên kia sông. Các bà mặc áo tứ thân thắt vạt, tay xách làn đựng hương hoa, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nối nhau đi trên con đường mới đắp, cỏ xanh lún phún như mạ non. Dòng sông phẳng lặng như một tấm gương trong. Con đò từ từ rời bến, mặt nước xôn xao.Cảnh vật quê em rạo rực sức sống và lòng người cũng náo nức, xao xuyến lúc xuân sang. 

hơn nha bạn chép ít thôi

13 tháng 1 2022

cho hỏi thành ngữ trong bài nằm đâu vây bạn

 

19 tháng 2 2022

Tham khảo: Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ hay khiến tôi suy nghĩ mãi không thôi. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên không có chút nào là chân lấm tay bùn nhưng vẫn khiến người đọc cảm động. Tác giả bài thơ không dùng một câu chữ nào nói về sự nặng nhọc, vất vả của người mẹ mà chỉ nói về những điều giản dị của một cuộc sống tiết kiệm, có phần chắp vá. Ai dám chắc người mẹ ấy không một nắng hai sương? Chỉ nói về “chuyện giản đơn” thường ngày nhưng bài thơ đã để lại sự xúc động trong lòng người đọc.

19 tháng 2 2022

tk

Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghiệp, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Người nông dân vẫn luôn một nắng hai sương, chân lấm tay bùn để có được cái ăn, cái mặc. “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Chứa trong mỗi hạt gạo, mỗi bát cơm là biết bao sự cần cù, chăm chỉ và vất vả. Mong sao sẽ có nhiều công nghệ cải tiến để giúp người nông dân bớt đi những nhọc nhằn.

 

D
datcoder
Giáo viên
29 tháng 11 2023

 Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu,...Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Được sống trong tình yêu thương của gia đình có lẽ là niềm hạnh phúc nhất của con người. Bởi lẽ gia đình là nơi có những người mà ta yêu thương, quý mến, nơi ta được ôm ấp, chở che trong tình cảm dạt dào ấy. Gia đình còn là nơi dạy cho ta biết bao bài học quý giá về cách đối nhân xử thế, về bài học làm người. Có lẽ em sẽ chẳng thể tìm được nơi nào mang đến sự bình yên như gia đình bởi " gia đình là nơi bão dừng sau cánh cửa". Được trở về với vòng tay bố mẹ, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc, bao nhiêu chuyện buồn dường như chợt tan biến khi nhìn thấy nụ cười của bố mẹ. Đối với em, hạnh phúc không phải là sở hữu những thứ vật chất đắt đỏ mà chỉ đơngiản là được sống trong tình yêu thương của gia đình, em cảm thấy mình học tập tốt như hiện tại là do ''cha dạy con khéo, mẹ dạy con khôn''(Thành ngữ). Thực sự em cảm thấy bản thân rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong mái nhà tràn ngập tình yêu đó.

30 tháng 10 2021

Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua rất là nhiều năm dựng và xây nên đất nước.Những kẻ thù xâm lược đã khiến cho dân tộc ta sống trong cực khổ , thế nhưng nhân dân chúng ta chưa chịu khuất phục cả.Điều đó thể hiện rất rõ với người anh hùng đã cứu nước khỏi giặc Ân, đó là Thánh Gióng .Với sự "đoàn kết thì sống , chia rẽ thì chết" .Những trang sử hào hùng , đã mang lại ý nghĩa về sau.

       ( Câu đoàn kết thì sống , chia rẽ  thì chét là 1 thành ngữ nha)///mình xin 1 tick được ko^^////

30 tháng 10 2021

dạ em cảm ơn ạ em like r đó ạ^^

hihi

26 tháng 3 2022

Tham khảo :

- Có thể sử dụng các thành ngữ như: chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, sớm nắng chiều mưa, một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời…

- Có thể lựa chọn bài ca dao:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

+ Người nông dân là người chịu nhiều khó khăn, cực khổ nhất, họ phải một nắng hai sương trồng cấy, chăm bón. Nhưng số phận của họ hết sức khó khăn, cực khổ.

+ Con cò trong câu ca dao là hình ảnh của người nông dân, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn.

+ Sử dụng đại từ phiếm chỉ "Ai", bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

26 tháng 3 2022

cảm ơn ạ