K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

TK:

Trong xã hội ngày nay tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mình cần phải có nhất là học sinh để hoàn thiện chính mình trở thành người công dân tốt.Trung thực là hết lòng với mọi người là thật thà, ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, luôn được mọi người tin tưởng.Trong cuộc sống đức tính trung thực thể hiện qua các kì thi học sinh, không có hiện tượng chép bài hoặc xem bài của bạn. Biểu hiện trong xã hội, không nói sai sự thật không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp làm nguy hại đến người tiêu dùng…Trong cuộc sống, con người rèn luyện được đức tinh trung thực thì sẽ dần hoàn thiện nhân cách được mọi người yêu mền, tôn trọng. Chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta có vốn tri thức để làm giàu cho cuộc sống. Và nếu chúng ta mắc sai lầm ta sẽ dễ dàng sửa chữa.Trong cuộc sống có những người biểu hiện thiếu trung thực và sai trái. Chúng ta cần phê phán và lên án biểu hiện trong học sinh hiện nay, nạn học giả quay cóp bài, gian lận trong thi cử. Trong kinh doanh báo cáo không trung thực chất lượng sản phẩm ngày càng kém đi ảnh hưởng đến sức khỏe. Những biểu hiện đó đã trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội, căn bệnh này khiến xã hội xuống cấp. Đạo đức con người dần bị hạ thấp xóa bỏ những nét đẹp truyền thống dân tộc.Mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy nùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực.Đức tính trung thực là một đức tính không thể thiếu trong mỗi con người có trung thực mới được mọi người yêu mến và kính trọng. Hãy rèn luyện đức tính trung thực ngay từ bây giờ.

Tham khảo:

Sống đẹp là một lối sống rất cần trong cuộc sống ngày nay. Vậy như thê thế nào là sống đẹp? Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. Sống đẹp trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, bảo dung giữa người với người. Hiện nay trong cuộc sống có vô vàn những con người sống đẹp với những hành động, cử chỉ ấm lòng người. Ví dụ như trong thời tiết nắng nóng ở Sài Gòn, đã có người mang nước sâm lạnh ra ngoài vỉa hè cho mọi người uống mà không lấy tiền. Hay ở trên mạng xã hội đưa tin có một thành niên dân tộc nhặt được ví của người lạ và đã tìm mọi cách để trả cho họ mà không cần cảm ơn. Những hành động đẹp như vậy đã giúp người gần người hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộ phận không nhỏ những người sống tiêu cực, đi ngược lại với đạo đức xã hội. Những hành động như thế đáng đáng phê phán và lên án gay gắt. Như thế sẽ làm xã hội ngày càng đi xuống, còn người ngày càng thờ ơ lạnh nhạt với nhau. Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần có rất nhiều đức tính: trung thực, thật thà, hiếu thảo, biết tự trọng,… Và đức tính không thể thiếu đó chính là lòng dũng cảm. Vậy lòng dũng cảm là gì? Dũng cảm là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm. Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ cái thiện...Tại sao mỗi chúng ta lại cần có lòng dũng cảm? Vâng, hẳn ai cũng có sẵn cho mình những câu trả lời thích đáng. Cuộc sống vốn không bằng phẳng, đường đời vốn không phải lúc nào cũng trải hoa hồng đón bước ta đi. Trước những khó khăn thử thách, những vật cản ngăn bước ta đi, lòng dũng cảm trở thành một nguồn sức mạnh nội sinh, một nhân tố quyết định cuộc đời mỗi người thành hay bại. Chắc hẳn chưa ai chưa từng nghe qua cái tên Walt Disney. Xuất phát điểm từ một người con trong một gia đình nghèo khó, trải qua nhiều lần thất bại trong việc thành lập hãng phim hoạt hình cho riêng mình những ông không hề từ bỏ, chấp nhận “ được ăn cả ngã về không” và cuối cùng đã thành lập được một hãng phim mang tên mình nổi danh khắp thế giới với những tác phẩm tuyệt vời. Lòng dũng cảm ở con người ấy là dũng cảm trước những khó khăn của cuộc sống, là không sợ thất bại và phải đương đầu với thất bại. Hơn thế nữa, sống là kết nối. Chúng ta không thể chỉ sống trong thế giới của riêng mình. Và một trong những cách thức hữu hiệu nhất để kết nối là trao đi yêu thương và bảo vệ lẽ phải. Cuộc sống vốn mang trong nó những nghịch lí trái chiều. Có khi công lí, lẽ phải và cái thiện bị lấn át bởi cái ác, cái xấu, cái bất nhất và những quan niệm cổ hủ, vô nhân bản. Dũng cảm để nhận ra cái xấu xa đang len lỏi vào đời sống. Dũng cảm để đứng lên tố cáo cái xấu để bảo vệ cái tốt cái thiện. Dũng cảm để mang đến một cuộc sống nhân loại ngày càng văn minh và hạnh phúc hơn. Trong bộ phim truyền hình dài tập của Ấn Độ “ Cô dâu 8 tuổi”, đạo diễn của bộ phim đã lên án tố cáo tục lệ tảo hôn ở những vùng nông thôn lạc hậu trên đất nước này. Chính vì lẽ đó mà khi được công chiếu, bộ phim đã nhận phải bao chỉ trích của chế độ bảo thủ lạc hậu ở những vùng nông thôn còn nghèo khổ đó. Những người làm phim đã không ngại những lời chỉ trích trái chiều của dư luận, nêu ra một vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội Ấn Độ , từ đó gióng một hồi chuông cảnh tỉnh cho con người tự giải thoát mình khỏi những hủ tục lạc hậu để đến gần với văn minh nhân loại.Ở đây, lòng dũng cảm hòng kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn.Dũng cảm để đấu tranh chống lại cái khó, cái ác, song, dũng cảm cũng còn là dám đối mặt với chính những thiếu sót của bản thân, vượt lên chính mình. Khi mắc lỗi, người dũng cảm là người biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình, để hoàn thiện bản thân. Tóm lại lòng dũng cảm là một đức tính quý báu của mỗi con người. Mỗi chúng ta phải biết sống ngay thẳng, thật thà, cần rèn luyện năng lực và trí tuệ để bồi đắp thêm cho lòng dũng cảm của mình.

29 tháng 7 2019

Trong cuộc sống, con người ta luôn cần ý chí để vượt qua mọi gian nan, cách trở, nhưng trước khi có được ý chí ấy, thì không thể không cần đến lòng dũng cảm đối diện với chúng. Lòng dũng cảm – một điều rất quan trọng mà mỗi người cần và nên có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. Vậy tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Ta không thể tránh khỏi có những lúc gặp phải thất bại khiến ta gần như tuyệt vọng, thế nhưng nếu cứ để cho nỗi tuyệt vọng ăn mòn đi chính khả năng của bạn thì vĩnh viễn bạn sẽ chẳng thể nào thành công, điều cần thiết nhất khi ấy là cần biết đứng dậy, nhìn nhận ra lỗi sai của bản thân, can đảm mà bước tiếp bằng những kinh nghiệm đã rút ra được, rồi một lần, hai lần, ban lần, nhiều lần như vậy, bạn chắc chắn sẽ đạt được điều mà mình mong muốn. Đó chính là lòng dũng cảm dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. Bên cạnh đó, khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước. Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. “Bạn không thể yếu đuối trên con đường theo đuổi giấc mơ. Hãy dám vượt qua các rào chắn để tìm con đường của riêng mình.” (Les Brown). Nếu không có lòng dũng cảm, bạn chắc chắn sẽ bị bỏ lại ở phía sau, đó là lý do vì sao có rất nhiều những tấm gương sáng về lòng dũng cảm đã dám đương đầu để đạt được những điều tốt đẹp. Thế hệ ông cha ta ngày trước là biểu tượng sáng ngời cho lòng dũng cảm, kiên cường chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất nước, không ngại đổ máu, hy sinh. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành một phần nhờ có lòng dũng cảm đã sẵn sàng ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, Trên thế giới, Thomas Edison có lẽ sẽ chẳng thể phát minh ra điện, một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại nếu không có sự dũng cảm đối mặt với bao khó khăn, thất bại trong quá trình nghiên cứu. Vậy nên, có thể thấy, dũng cảm sẽ đem lại cho ta bản lĩnh để làm nên những kỳ tích, những điều kỳ diệu, tốt đẹp trong cuộc sống, nó giúp ta nhìn nhận được bản thân mình và tôi luyện ý chí để vượt qua khó khăn, thử thách. Mỗi người chúng ta, cần biết rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm vì nó rất cần thiết với mỗi người, trước hết hãy học cách dũng cảm với bản thân mình, đừng bao giờ sợ hãi hay tự ti về bất kỳ một khiếm khuyết nào mà tự tìm ra điểm yếu để sửa chữa và hoàn thiện, có như thế, con người ta mới có một bản lĩnh kiên cường, vững vàng. Có lòng dũng cảm, đó sẽ là ngọn đèn soi sáng mọi con đường tối tăm trong cuộc sống của mỗi người.
 

tham khảo ở link :https://download.vn/doan-van-nghi-luan-ve-tinh-trung-thuc-47802

15 tháng 12 2021

Tham khảo

Trung thực là sống thật thà, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá. Cuộc sống rất cần sự trung thực. Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công, đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công bởi sự trung thực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Sống không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.

28 tháng 7 2019

m bao voi ban la em dai vao bon cay :)))))

het

28 tháng 7 2019

  Ôi chao em thật may mắn khi có gia đình em bên cạnh . Nhưng em thích nhất là bà ngoại em bà có tấm lòng trung thực em cũng muốn như bà được mọi người yêu mến . Một lần có bà lão đi qua đường . Nhưng nhiều xe cộ đi qua nên bà không sang được đường . Em chạy ra giúp bà qua đường . Khi em về thì lại gặp một ông ông bảo : " Cô gái có thể dẫn ta sang đường không " . Em đáp : được ạ . Ông nói : cảm ơn cô bé . Em đáp : không có gì ạ . Em rất vui khi được giúp bà , ông .

                                                                 

12 tháng 12 2019

bạn nào thấy thì giúp mình với TT

17 tháng 5 2022

tham khảo

 

Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng; không gian dối, lừa gạt làm hại người khác để mưu lợi cho mình. Người có tính trung thực không nhận những món lợi (vật chất, tinh thần) không phải do mình làm nên. Người trung thực luôn can đảm nhận lỗi hoặc những hạn chế yếu kém của mình; dám phản ánh những vấn nạn của xã hội… Trung thực rõ ràng là đức tính cần thiết và quan trọng nhất đối với mỗi con người. Sống trung thực thì lòng sẽ được thanh thản, lương tâm trong sạch, hưởng được hạnh phúc cuộc sống; được nhiều người tin tưởng, kính trọng. Sống trung thực giúp ta tin yêu con người, làm cho xã hội văn minh tiến bộ. Trung thực là đức tính đáng quý ở con người cần được trân trọng, biểu dương. Để đề cao tính trung thực trong đời sống, chúng ta cần quyết liệt phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, lòng trung thực nhường chỗ để thực hiện một điều cao cả hơn: đó là tình thương yêu. Ví dụ: bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ vẫn nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt để đem lại sự thanh thản cho bệnh nhân trong những giờ cuối cuộc đời…Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Thiếu trung thực, các giá trị đạo đức khác cũng không thể hình thành được ở con người. Bởi vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực để có thể thành công và sống một cuộc đời hạnh phúc.

17 tháng 5 2022

Tham Khảo

Không có gì đáng quý bằng lòng trung thực. Chính nhờ trung thực, con người mới xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và thành công trong cuộc sống. Hiểu đơn giản, trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người có lòng trung thực luôn sống công bằng, tốt đẹp, không bao giờ giả dối hay thiên vị, không bao giờ vụ lợi cá nhân, hãm hại người khác. Ai cũng cần phải có lòng trung thực bởi chỉ khi biết trung thực, con người mới được tôn trọng, hợp tác hay giúp đỡ từ người khác để thành công. Người không có lòng trung thực sẽ bị khinh bỉ, ghét bỏ, nhất định sẽ thất bại. Trung thực là một năng lực do rèn luyện chứ không tự có. Muốn có lòng trung thực, nhất định phải biết tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải ở đời, sống hòa hợp, thân thiện, không tham lam, vụ lợi, không giả dối, lừa gạt người khác. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta bảo vệ sự thật và lẽ phải nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

NG
13 tháng 10 2023

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.