K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2022

B

20 tháng 2 2022

Đáp án A

19 tháng 2 2022

C nhé

19 tháng 2 2022

 

c. Rồi chẳng mấy chốc cây đã buông thành một rèm hoa tha thướt.

 

20 tháng 2 2022

Câu 2

Câu nào sau đây không thuộc kiểu câu “Ai – thế nào”?

Chú đưa tôi đến bên cây lộc vừng, đi xung quanh rồi lại ra xa ngắm.

Mấy anh em tôi không ai kìm được tiếng xuýt xoa

Rồi chẳng mấy chốc, cây đã buông một rèm hoa tha thướt.

Cây lộc vừng vươn mình đón nắng sớm bên ven hồ.

 
20 tháng 2 2022

Rồi chẳng mấy chốc, cây đã buông một rèm hoa tha thướt.

                                                                   Cây lộc vừngCó lần, chú cho tôi vào rừng cùng. Tôi như đứa trẻ lạc vào khu rừng cổ tích. Chú đưa tôi đến bên cây lộc vừng, đi xung quanh rồi lại ra xa ngắm. Cây lộc vừng thân to, xù xì, u cục nhưng tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, tán cây xòe rộng hình tháp, xanh mướt vươn lên kiêu hãnh, bộ rễ xum xuê vững chãi. Nhìn chú vui tôi mừng lắm và hiểu rằng chú...
Đọc tiếp

                                                                   Cây lộc vừng

Có lần, chú cho tôi vào rừng cùng. Tôi như đứa trẻ lạc vào khu rừng cổ tích. Chú đưa tôi đến bên cây lộc vừng, đi xung quanh rồi lại ra xa ngắm. Cây lộc vừng thân to, xù xì, u cục nhưng tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, tán cây xòe rộng hình tháp, xanh mướt vươn lên kiêu hãnh, bộ rễ xum xuê vững chãi. Nhìn chú vui tôi mừng lắm và hiểu rằng chú quý cây lộc vừng trước hết vì đó là cái tình sâu nặng của đồng đội. Mà cây lộc vừng ấy đẹp thật, càng ngắm càng thấy tỏa ra thần thái của bậc trượng phu, khí tiết của trang quân tử. Chẳng khác nào chú tôi cả đời ngay thẳng, trung thực, hết lòng vì những cánh rừng. Cây lộc vừng xanh tốt thật, những chiếc lá non tơ mới nhú óng lên trong nắng sớm, những hạt nước li ti long lanh trên lá như muôn hạt châu sa. Cả khu vườn mơn mởn một màu xanh. Trong gió thoang thoảng hương thơm của lá, của hoa, ngây ngất một sức sống diệu kỳ dâng lên từ đất. Trăng lên. Tán lá xanh ánh lên một mầu vàng dịu, những chùm nụ đung đưa lung linh huyền ảo. Từ trong tĩnh lặng như có tiếng lách tách nhè nhẹ - những cánh hoa lộc vừng bừng nở đỏ thoáng chốc ngỡ ngàng. Rồi chẳng mấy chốc cây đã buông thành một rèm hoa tha thướt. Mấy anh em tôi không ai kìm được tiếng xuýt xoa. 

Câu “Mấy anh em tôi không ai kìm được tiếng xuýt xoa.” Ý nói gì?

1
19 tháng 2 2022

Bài văn hay thế e =)

Chắc là ý nói mấy anh em tôi cảm thán cảnh đẹp của thiên nhiên =)?

19 tháng 3 2022

phải ghi rõ ra là bài gì nữa chứ, nói không không vậy biết trả lời như thế nào?

 

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…Rồi...
Đọc tiếp

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1
29 tháng 4 2019

Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

    - Song, anh cho phép em mới dám nói.

    ( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)

    - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

    ( Lời nói bề trên, hách dịch)

    - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

    ( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

    - Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    ( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng đế làm gì?a) Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Như tre mọc...
Đọc tiếp

Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng đế làm gì?

a) Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất!

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng chúng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1
30 tháng 8 2018

Tác dụng của dấu hai chấm:

a, Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói nhân vật, lời đối thoại

b, Dấu hai chấm trích dẫn lời nói trực tiếp

c, Dấu hai chấm ở đây để giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến. Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Tòng nói “Thằng của anh lên đấy!”.

-  Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.

Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau.

-  Ngồi xuống đây chú em.

-   Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích.

 Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi kể đó có tác dụng gì?

 

2

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 

Nội dung: Đoạn trích thuật lại sự việc nhân vật tôi đến ngôi lều của chú Võ Tòng. Qua đó người đọc được thấy một phần diện mạo của nhân vật này.

Câu 2: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là nhân vật tên An. Việc kể theo ngôi 1 có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc và những sự việc diễn ra trở nên sinh động, chân thật và gần gũi hơn. Đồng thời ngôi kể động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy nghĩ sâu xa hơn.

5 tháng 8 2023

Câu 1:

Phương thức biểu đạt của đoạn trích là tự sự kết hợp miêu tả.

Nội dung đoạn trích: kể lại sự việc nhân vật tôi ngủ dậy sau khi ngủ trên xuống thì đến ngôi lều của nhân vật chú Võ Tòng, đồng thời gợi tả hình ảnh sự vật con vượn và ngoại hình chú Võ Tòng.

Câu 2:

Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất.

Người kể chuyện là nhân vật "tôi" - An.

Kể theo ngôi kể thứ nhất có tác dụng dễ dàng bộc lộ trực tiếp tình cảm và suy nghĩ của tác giả trước hình ảnh, câu chuyện được gợi từ nhân vật đồng thời đọc giả dễ nắm bắt tâm lý nhân vật hơn.