K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2022
19 tháng 2 2022

1

. nhịp điệu nhẹ nháng 

2.

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Đôi cánh của Ngựa TrắngNgày xưa có một chú Ngựa...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đôi cánh của Ngựa Trắng

Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm, lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như Đại Bàng, chú nói:

- Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười:

- Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.

- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:

- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!

- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:

- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.

(Bài làm của học sinh)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Ngựa mẹ dạy con điều gì? (0,5 điểm)

A. Dạy con phi nước đại.

B. Dạy con hí vang.

C. Dạy con đá hậu mạnh mẽ.

D. Dạy con rèn luyện sức khoẻ.

Câu 2. Vì sao ngựa mẹ chỉ dạy con hí vang mà không dạy vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ? (0,5 điểm)

A. Vì để mẹ yên tâm khi biết chú luôn bên cạnh.

B. Vì ngựa con không đủ sức khoẻ để học phi vó, đá hậu.

C. Vì ngựa con đã có mẹ luôn bảo vệ nên không cần học phi vó, đá hậu.

D. Vì ngựa mẹ không muốn con bị thương khi luyện tập những bài khó.

Câu 3. Ngựa con ao ước điều gì? (0,5 điểm)

A. Biết phi nước đại và đá hậu mạnh mẽ.

B. Biết rống vang rừng như Sói xám.

C. Vồ mồi nhanh như Đại Bàng.

D. Được bay như Đại Bàng.

Câu 4. Vì sao Đại Bàng lại chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng và nói đó là đôi cánh của chú? (0,5 điểm)

A. Vì khi Ngựa Trắng phi nước đại thì đôi chân ấy cũng chạy như bay.

B. Vì đôi cánh của Đại Bàng cũng là do đôi chân biến thành.

C. Vì Ngựa Trắng có thể bay bằng đôi chân ấy.

D. Vì tất cả các loài trong rừng đều dùng đôi chân để bay.

Câu 5. Câu nói của Đại Bàng núi dành cho Ngựa Trắng “Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.” có nghĩa là gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1,0 điểm)

Câu 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm)

A. Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng.

B. Ngựa Trắng òa khóc gọi mẹ.

C. Chú Ngựa Trắng trắng nõn nà như một đám mây.

D. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày.

Câu 8. Hãy viết một câu cảm thể hiện sự vui thích của Ngựa Trắng khi đã biết phi nước đại như bay trên không trung. (1,0 điểm)

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: (1,0 điểm) (Tuần 22, Bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp)

a. Chú Ngựa Trắng có bộ lông vô cùng … (mềm mại, diễm lệ).

b. Ngựa Trắng … (rạng rỡ, hớn hở) vì được đi khám phá khu rừng cùng Đại Bàng núi.

Câu 10. Ngựa Trắng muốn xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Ngựa Trắng phải nói với mẹ như thế nào? (0,5 điểm)

A. Mẹ ơi, mẹ hãy cho con đi xa.

B. Con phải đi xa cơ.

C. Mẹ đừng có mà giữ con.

D. Mẹ phải cho con đi xa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)

Cửa sổ
Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa.
Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em.
Tắt đèn, cửa mở vào đêm
Trời cao thành bức tranh riêng treo tường.
Cho em màu sắc hương thơm
Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.

(Phan Thị Thanh Nhàn)

II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)

Hãy tả một đồ vật gắn bó với em hoặc gắn bó với một người trong gia đình em.

0
 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

Câu 1. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:Thương người như thể thương thâna. Xét về nội dung, câu tục ngữ trên được xếp vào nhóm nào? Phương thức biểuđạt chính là gì?b. Về cấu tạo, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu tục ngữ.d. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

Thương người như thể thương thân

a. Xét về nội dung, câu tục ngữ trên được xếp vào nhóm nào? Phương thức biểu
đạt chính là gì?
b. Về cấu tạo, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu tục ngữ.
d. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm nhận sâu sắc của em về câu tục
ngữ. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu rút gọn.
e. Tìm 1 số câu tục ngữ có cùng nội dung với câu tục ngữ trên.
Câu 2.
a. Hãy giải thích, sau đó tìm từ 5 đến 8 dẫn chứng để làm rõ câu nói của Bác:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.

b. Trình bày những hiểu biết, suy nghĩ và đánh giá về mỗi dẫn chứng em đã nêu, .
c. Sắp xếp phần đã trình bày ở ý b. theo logic, sau đó viết thành đoạn văn tổng –
phân - hợp. (Có thể làm gộp 2 yêu cầu này).

1
11 tháng 4 2020

1. Tục ngữ về con người và xã hội

Biện pháp so sánh.

Lá lành đùm lá rách

NG
4 tháng 8 2023

a. Một lớp biết yêu thương, quý mến, đùm bọc lẫn nhau.
b. Các bạn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, đoàn kết thân ái để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.

Ta hát bài ca gọi cá vàoGõ thuyền đã có nhịp trăng caoBiển cho ta cá như lòng mẹNuôi lớn đời ta tự buổi nào.(Đoàn thuyền đánh cá –Huy Cận)Câu 1: Hãy cho biết mạch vận động cảm xúc của bài thơ trên?Câu 2: Từ “ Ta” trong khổ thơ dùng để chỉ ai? Đại từ đó được cất lên với sắc thái ý nghĩa như thế nào?Câu 3: Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận T-P - H, hãy nêu cảm nhận của em về...
Đọc tiếp

Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Đoàn thuyền đánh cá –Huy Cận)
Câu 1: Hãy cho biết mạch vận động cảm xúc của bài thơ trên?
Câu 2: Từ “ Ta” trong khổ thơ dùng để chỉ ai? Đại từ đó được cất lên với sắc thái ý nghĩa như thế nào?
Câu 3: Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận T-P - H, hãy nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ đầu của bài, để thấy được cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi hoàng hôn rực rỡ, tráng lệ . Trong đoạn có sử dụng câu mở rộng thành phần và phép thế để liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ).
Câu 4: Hai câu thơ:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của người dân chài? Vẻ đẹp đó gợi em nhớ tới câu thơ nào trong một bài thơ đã học. Hãy chép lại câu thơ đó và nêu tên bài thơ?

0
Tiết 13 : Ôn tập bài hát : Khúc hát chim sơn ca                Tập đọc nhạc : TĐN số 5BÀI TẬP1. Kể đôi điều về nhạc sĩ vĩ đại người Đức Bét - tô -...
Đọc tiếp

Tiết 13 : Ôn tập bài hát : Khúc hát chim sơn ca

                Tập đọc nhạc : TĐN số 5

BÀI TẬP

1. Kể đôi điều về nhạc sĩ vĩ đại người Đức Bét - tô - ven.

*............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Đọc kĩ TĐN số 5, hát và kết hợp đánh nhịp.

Bài tập Ngữ văn

* Nhận xét TĐN số 5:

- Bài TĐN số 5 có bao nhiêu nốt trắng, bao nhiêu nốt đen?

- Có..........nốt trắng.

- Có..........nốt đen.

Trong nhịp lấy đà có bao nhiêu nốt nhạc, đó là những nốt gì?

- Nhịp lấy đà có..........nốt nhạc

Đó là những nốt.............................

 

2
21 tháng 11 2018

1.Lút- vích van Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, người được mệnh danh”Vị đại tướng của các nhạc sĩ”. Ông là người kết thúc chủ nghĩa âm nhạc Cổ điển Viên bằng một dấu chấm tròn chĩnh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa Lãng mạn. Những tác phẩm âm nhạc của Bét-tô-ven được  V. I. Lê-nin yêu thích hơn so với sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác, bởi vì âm nhạc của Bét-tô-ven mang tính chiến đấu rất cao. Bét-tô-ven cũng đã nói rõ về mục đích âm nhạc của mình: “Âm nhạc cần phải làm cho ngọn lửa trong tâm hồn kiên cường bùng cháy !”. Mỗi lần khi nghe nhạc Bét-tô-ven, Lê-nin thường nhận xét “ Có lẽ không thể nói vào đâu được nữa!”, Người thường khuyên vợ là Kơ-rúp-xcai-a và những người thân cận nên dành thời gian để nghe nhạc của ông. Trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của Bét-tô-ven, Lê-nin đặc biệt yêu thích bản Sô-nát số 23 viết cho đàn piano được gọi là Áp-pa-si-ô-na-ta. Bản nhạc là thiên trường ca diễn tả hoàn hảo và sâu sắc về lòng dũng cảm của con người vươn tới chiến thắng vinh quang qua cuộc đấu tranh gian khổ.

( bạn có thể chọn những câu quan trọng cũng được chứ đừng ghi nhiều quá hóa khổ nha )

22 tháng 11 2018

1.Lút- vích van Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, người được mệnh danh”Vị đại tướng của các nhạc sĩ”. Ông là người kết thúc chủ nghĩa âm nhạc Cổ điển Viên bằng một dấu chấm tròn chĩnh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa Lãng mạn. Những tác phẩm âm nhạc của Bét-tô-ven được  V. I. Lê-nin yêu thích hơn so với sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác, bởi vì âm nhạc của Bét-tô-ven mang tính chiến đấu rất cao. Bét-tô-ven cũng đã nói rõ về mục đích âm nhạc của mình: “Âm nhạc cần phải làm cho ngọn lửa trong tâm hồn kiên cường bùng cháy !”. Mỗi lần khi nghe nhạc Bét-tô-ven, Lê-nin thường nhận xét “ Có lẽ không thể nói vào đâu được nữa!”, Người thường khuyên vợ là Kơ-rúp-xcai-a và những người thân cận nên dành thời gian để nghe nhạc của ông. Trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của Bét-tô-ven, Lê-nin đặc biệt yêu thích bản Sô-nát số 23 viết cho đàn piano được gọi là Áp-pa-si-ô-na-ta. Bản nhạc là thiên trường ca diễn tả hoàn hảo và sâu sắc về lòng dũng cảm của con người vươn tới chiến thắng vinh quang qua cuộc đấu tranh gian khổ.

2 tháng 3 2020

1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.

2. Đó là khúc ca lao động và tác giả thay lời những người ngư dân.

Câu thơ có từ hát được dùng nghệ thuật ẩn dụ:  “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” 
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
2. Nội dung của đoạn văn là gì? 
3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? 
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
 

2
16 tháng 4 2020

em ko biết

16 tháng 4 2020

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!