K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Các bạn đã bao giờ dành cả ngày chỉ để ngồi nghiền ngẫm những cuốn sách? Hãy bỏ chiếc điện thoại xuống, hay thử chìm đắm vào thế giới của sách, bởi nơi đó có nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng đấy. Đối với tôi, tình yêu dành cho sách chưa bao giờ vơi cạn, đặc biệt là các sách văn học, truyện ngắn của tác giả Nam Cao.

Chúng ta đã từng được chứng kiến sự thay da đổi thịt của thế giới suốt hàng ngàn hàng vạn năm nay. Nhưng suốt chặng đường phát triển ấy, sách vẫn là nguồn tư liệu vô giá, làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ. Có những cuốn sách về lịch sử đưa ta trở về ngàn năm đất nước, những sách trinh thám cuốn ta vào lí trí và logic, trong khi đó sách về khoa học lại giúp ta chạm đến những địa cầu xa xôi. Nhưng đối với riêng tôi, sách về văn học vẫn chiếm một vị trí đặc biệt.

 

Sách văn học bao gồm các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch. Văn chương là do người nghệ sĩ sáng tác bằng những xúc cảm chân thực của mình, nên nó không có sự khô cứng như các ngành khoa học. Các kiến thức trong văn chương bề bộn và phong phú, nó mang trong mình cả lịch sử, địa lí, tâm lí học... Một tác phẩm truyện ngắn thôi, nhưng ta có thể tìm trong đó cả vũ trụ. Một bài thơ "Lượm" của Tố Hữu, ta thấy hình ảnh một chú bé liên lạc nhanh nhẹn, hoạt bát mà trách nhiệm, nhưng ta còn thấy ở đó bộ mặt của cả dân tộc cùng đứng lên chống giặc cứu nước. Quan trọng hơn, văn chương thấm vào chúng ta qua trái tim chứ không phải khối óc, những điều ta học được trong văn còn sâu xa và ý nghĩa hơn rất nhiều lần.

Trong các cuốn sách văn học, tôi luôn dành thời gian để nghiền ngẫm tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Có thể bạn chưa biết, nhưng ông là cây bút viết truyện nhắn xuất sắc nhất thời bấy giờ. Truyện của ông không màu mè về ngôn từ, nhưng lại có lớp nội dung sâu sắc. Đó thường là cuộc sống của người nông dân trong xã hội thực dân, phải chịu cảnh đói nghèo lạc hậu. Tôi nhớ nhất là hình ảnh của anh Chí Phèo, bị cả làng ghét bỏ, đến Thị Nở cũng không chấp nhận. Đọc các tác phẩm ấy, tôi thấy thương xót cho người nông dân nhiều hơn, thấy trân trọng cuộc sống mình đang có. Có sách của Nam Cao, tôi có trong tay cuộc sống mưu sinh của cả làng Vũ Đại thời bấy giờ, tôi cũng có những giọt nước mắt, những tiếng thở dài cho kiếp người đau thương. Tôi vẫn thấy lóng lánh ánh sáng của niềm tin và hi vọng. Đó là những điều mà tôi học được trong sách, cũng là lí do vi sao tôi yêu thích sách của Nam Cao.

 

Ngày nay, khi công nghệ phát triển, sách không còn được coi trọng như ngày trước, đặc biệt là những cuốn sách về văn học. Người ta thường tìm đến truyện tranh, tiểu thuyết ngôn tình để giải toả đầu óc, mà không biết rằng những cuốn sách ấy không hề đem lại giá trị gì. Cũng có những cuốn sách mang nội dung đồi trụy, làm thui chột cả một nền văn học dân tộc, đưa con người ta trở về mụ mị tăm tối. Hãy tránh xa những cuốn sách ấy, tìm đến với những tác phẩm ngàn đời để cảm nhận. Tôi mong rằng, các bạn cũng sẽ trân trọng và yêu quý sách, các bạn sẽ tìm thấy ở đó niềm vui cho cuộc sống mình.

Tôi tin rằng, dù thời gian có tuần hoàn đổi thay, vẫn sẽ có những cuốn sách mãi ở lại với cuộc đời. Những giá trị trong đó là bất diệt, vĩnh cửu, là ngọn hải đăng soi sáng trí tuệ con người.

17 tháng 2 2022

dài vậy bạn ơi 

 

1 tháng 4 2018

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

Bài dự thi: "Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất"

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống./

MIK NHA

31 tháng 3 2018

DÀN BÀI 1. Mở bài Giới thiệu chung về sách, mối băn khoăn về việc đọc sách. 2. Thân bài а. Đọc sách có lợi gì - Mở mang kiến thức về đời sống; - Bồi dường tư tưởng tình cảm; - Trau dồi kĩ năng nói và viết tiếng Việt. b. Thích đọc loại sách nào nhất? Vì sao? - Loại sách: những truyện viết về con người, nhất là về những con người trẻ tuổi đã vượt lên khó khăn để đi đến thành công; - Vì sao? - Phù hợp với lứa tuổi, tâm lí, mơ ước của bản thân, - Giúp ta cách giải quyết những trường hợp tương tự; - Dẫn chứng: đọc cuốn Không gia đình của Hecto Malô. a. Đọc thế nào thỉ có lợi? Thế nào thì có hại? - Phải biết chọn sách hay sách tốt để đọc; - Đọc có kế hoạch, có giờ giấc một cách khoa học; - Đọc có suy nghĩ, học theo sách nhưng không nô lệ sách. 3. Kết bài - Sách là một sản.phẩm kì diệu; - Sách là người thầy, người bạn của mọi người. BÀI LÀM Bắt đầu kì nghi hè, bố tôi cho tôi một số tiền nhỏ, bảo ra quán sách, chọn mua ít quyến sách về mà đọc. Trước những quầy sách hàng nối hàng, tôi thực sự phân vân. Sách quá nhiều, quyển nào trông cũng thật hấp dẫn, đủ cách trình bày, đủ loại, từ truvện dài đến truyện vừa, truyện ngắn, từ truyện trinh thám, truyện vụ án đến truyện cười, truyện tranh... Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng chọn mua được mấy quyển sách hợp với ý thích của em, phù hợp với ý nghĩ của tôi về việc đọc sách. Nói cho cùng thì không ai đo cho được nhừng lợi ích cua sách vở, bởi tác động của nó không chỉ đến ngay một lúc, và hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho con người ta sự hiếu biết vô tận về cuộc sống, về đất nước, về thế giới, về con người, không chi của ngày hôm nay, mà cả trong quá khứ, vài chục nàm, vài trăm năm, có khi cả mấy ngàn năm trước. Đọc sách, ta có thế biết được những phong tục, tập quán, tâm lí, nguyện vọng của những người sống rất xa ta cả về không gian và thời gian, hoặc chính cuộc sống và con người trước mắt ta, bên cạnh ta mà ta không nhận ra. Những quyến sách hay bao giờ cũng dạy ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng, đối xử đẹp trong đời sống, ơ những quyển sách ấy luôn luôn chứa đựng những tình cảm cao thượng, những lời khuyên, những nguồn động viên khích lệ... Điều kì diệu là sách ít khi trực tiếp đưa ra những lời khuyên dạy khô khan, mà thường là bằng những câu văn đẹp, những câu chuyện thú vị hay nhừng nhân vật có sức thu hút, sách đế cho người đọc tự mình rút ra những bài học, những lời khuyên... Sách chia sẻ với con người trong cả những lúc buồn đau hay thất vọng. Riêng đối với lứa tuổi học sinh, sách còn là người thầy dạy môn tiếng Việt tuyệt vời. Đọc sách, ta không cố tình học tập, thế mà rồi ngày qua ngày, từ quyển sách này sang quyển sách khác, ta cứ tự nhiên thu nhận cách nói cách viết rõ ràng, lưu loát, phù hợp với các quy tắc luật tệ mà khi ở trên lớp, ta cứ trầy trật mãi cũng không sao nhét hết vào đầu. Sách là người thầy, sách là người bạn là thế. Sách vừa thú vị vừa bố ích là thế. Tuy nhiên, cách đọc sách không ai giống ai, chọn sách đế đọc cũng không ai giống ai. Riêng tôi, tôi thích những quyển sách viết về lứa tuổi của mình, truyện trong nước cũng như những truyện dịch từ tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là truyện về những người trải qua cuộc sống gian nan nhưng nhờ có lòng tốt, có nghị lực, có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào chính mình, cuối cùng đã trưởng thành. Theo tôi, một quyển sách hay phải làm cho người đọc thêm yêu thương con người, yêu thương đất nước và nhân dân mình, biết đau khổ trước nỗi bất hạnh và vui sướng vì hạnh phúc của con người lương thiện. Đọc những quyển sách như thế, tôi cảm thấy giữa sách với mình thật gần gũi. Tôi như cùng được sống với người trong sách, chia sẻ cách nghĩ, cách sống và cả những ước mong của nhân vật. Rất nhiều khi tôi như được nhập thân vào nhân vật, cùng buồn vui, lo lắng, hồi hộp. Từ cuộc đời nhân vật trong truyện, tôi có thể rút ra cho mình những bài học. Chỉ riêng với một tác phẩm như hai tập Không gia đình của nhà văn Pháp Hecto Malô (Hector Malot) mà tôi đọc trong dịp hè vừa qua, tôi cũng đã nhận được bao điều thú vị và bổ ích. Tác phẩm vừa giúp tôi hiểu biết thêm đôi chút về nước Pháp, vừa khiến tôi xúc động vô cùng về cuộc đời và tâm hồn của chú bé Rêmi mới tám tuổi đã lưu lạc giang hồ, từng gặp không ít những kẻ độc ác xấu xa nhưng cũng đã gặp bao nhiêu con người cao thượng, ngay thẳng, đầy lòng vị tha. Tôi theo dõi từng bước chân của Rêmi, và cứ nghĩ, nếu mình là chú bé ấy, mình cũng sẽ cố gắng sống như thế, ngay thật, can đảm, trọng danh dự, biết quý trọng tình bạn, yêu thương và sống tình nghĩa với mọi người. Chắc chắn những cuốn sách như thế sẽ sống mãi với tôi đến suốt đời và sẽ còn có ích cho tôi rất nhiều. Rồi cũng trong dịp hè này, nghe lời khuyên của các anh chị, tôi tìm đọc hai tập nhật kí của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Hai quyển sách với những trang văn được viết không phải để “làm văn” mà sao hay và đẹp đến lạ lùng. Những tâm hồn đẹp quá! Đất nước mình thiêng liêng quá, mình phải sống thê nào cho xứng đáng với đất nước, với những con người ấy đây! Đọc sách có rất nhiều lợi ích, điều đó ai cũng thấy, song không phải bất cứ cách đọc sách nào cũng mang lại lợi ích. Trước hết, phải biết chọn sách mà đọc. Phải đọc những quyển sách thực sự giúp ta hiểu biết cuộc sông, thiết thực bồi bổ tình cảm và tâm hồn ta. Nhân vật trong sách phải là những con người dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không ngừng vươn lên, trơ nên trong sáng, tốt đẹp hơn. Một quyển sách tốt là một quyến sách tốt từ nội dung đến hình thức, từ câu chuyện sinh động, thú vị, đến lời văn giản dị,  trong sáng, gãy gọn. Một quyển sách như thế thật đáng bỏ tiền để mua, đáng mất công đế đọc. Trong khi đó, tôi biết có không ít bạn cũng thích đọc nhiều sách nhưng bạ sách gì, cũng đọc, cả những quyến tuy cũng được gọi là “sách” nhưng nội dung thì nhảm nhí, văn chương thì thô kệch, rườm rà. Những quyển sách như thế, càng đọc nhiều thì tác hại càng nhiều. Có sách hay đế đọc, lại phải biết nên đọc vào lúc nào, giờ nào. Thú vị nhất là đọc sách vào những ngày giờ rảnh rỗi, được ngồi trước hiên nhà thoáng mát, hay trên chiếc võng vườn sau rợp bóng cây trong ngày hè, tha hồ cho trí tưởng tượng và cảm xúc bay bổng... Mê sách mà đến nỗi đọc trong cả giờ ăn, giờ học bài, thậm chí để sách vào dưới hộc bàn để đọc lén trong lúc thầy giáo đang giảng bài, thì lợi đâu chưa thấy, đã thấy ngay cái hại. Đọc sách chính là “học bằng sách”. Bởi vậy, phải biết suy nghĩ, chọn ra điều để học. Trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh riêng không ai giống ai, mỗi thời đại, mỗi đất nước lại có những hoàn cảnh riêng biệt. Học theo sách tức là chọn được những giá trị cốt lõi rồi vận dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Đọc sách để rồi chỉ được tiếng là “con mọt sách” hay “cái giá đựng sách”, hoặc bắt chước sách một cách nô lệ, thì tốt hơn, đừng nên đọc sách. Thử tưởng tượng: đọc xong một quyển sách rồi bắt chước chàng Đôn Kihôtê thời xưa, mặc giáp, cầm gươm, lên ngựa ruổi rong... sẽ thế nào. Cho nên, từ việc thấy được cái lợi của việc đọc sách, đến việc đọc sách cho thực sự có lợi, từ việc đọc sách, đến việc học bằng sách còn biết bao điều phải suy nghĩ. Trong những phát minh của loài người từ xưa đến nay, sách là một phát minh kì diệu vô cùng. Có sách, con người đã bước từ thời tiền sử sang thời có lịch sử. Sách làm cho con người lớn lên, làm cho con người xích lại gần nhau, sách dạy dỗ, an ủi con người. Nếu mai sau lớn lên, ta trở thành người có ích cho đời, một phần lớn nhờ công của sách, ỏi, nhừng quyổn sách kì diệu!

Nguon : http://hoctotnguvan.net/doc-sach-co-loi-ich-gi-trong-cac-loai-sach-em-thich-doc-loai-nao-nhat-vi-sao-cach-doc-sach-tot-nhat-la-nhu-the-nao-21-1637.html

e ko thich doc sach

8 tháng 4 2022

ko chép mạng ;-;

9 tháng 4 2021

Dàn ý Em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em thích đọc loại sách đó

1. Đặt vấn đề

 

- Đề cập đến sách, giá trị và tầm quan trọng của sách.

 

- Giới thiệu các loại sách mà em thích đọc. Loại sách thích nhất là loại gì?

 

- Nêu ra những ý cơ bản và ngắn gọn nhất vì sao em thích

 

Ví dụ: sách văn học, truyện ngắn giúp em nâng cao cả năng lập luận, sử dụng từ ngữ v..v..

 

2. Giải quyết vấn đề

 

Chia ra các luận điểm rõ ràng, giải thích vì sao em thích loại sách đó.

 

Em có thể thích 2-3 loại sách khác nhau.

 

Mỗi luận điểm của phần này, em tập trung nêu lên lý do vì sao em thích loại sách đó.

 

Phần giải quyết vấn đề như vậy có 2-3 đoạn văn

 

Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh

 

- Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...

 

- Sách khoa học : giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...

 

 

- Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...

 

3. Kết thúc vấn đề

 

- Nhấn mạnh và khẳng định 1 lần nữa giá trị của sách đối với con người, và đặc biệt là các loại sách đối với em.

 

- Tình cảm mà em dành cho những cuốn sách ra sao? Em sẽ làm gì để có thêm nhiều cuốn sách hay nữa cho bộ sưu tập sách truyện của mình?

 

- Em sẽ cố gắng học tập, chăm chỉ, đạt nhiều điểm cao để bố mẹ sẽ thưởng cho em những cuốn sách, cuốn truyện hay.

 

- Rút ra kinh nghiệm từ việc đọc sách, khuyên các bạn cùng lứa rèn luyện thói quen đọc sách.

Dàn ý Em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em thích đọc loại sách đó

1. Đặt vấn đề

 

- Đề cập đến sách, giá trị và tầm quan trọng của sách.

 

- Giới thiệu các loại sách mà em thích đọc. Loại sách thích nhất là loại gì?

 

- Nêu ra những ý cơ bản và ngắn gọn nhất vì sao em thích

 

Ví dụ: sách văn học, truyện ngắn giúp em nâng cao cả năng lập luận, sử dụng từ ngữ v..v..

 

2. Giải quyết vấn đề

 

Chia ra các luận điểm rõ ràng, giải thích vì sao em thích loại sách đó.

 

Em có thể thích 2-3 loại sách khác nhau.

 

Mỗi luận điểm của phần này, em tập trung nêu lên lý do vì sao em thích loại sách đó.

 

Phần giải quyết vấn đề như vậy có 2-3 đoạn văn

 

Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh

 

- Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...

 

- Sách khoa học : giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...

 

 

- Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...

 

3. Kết thúc vấn đề

 

- Nhấn mạnh và khẳng định 1 lần nữa giá trị của sách đối với con người, và đặc biệt là các loại sách đối với em.

 

- Tình cảm mà em dành cho những cuốn sách ra sao? Em sẽ làm gì để có thêm nhiều cuốn sách hay nữa cho bộ sưu tập sách truyện của mình?

 

- Em sẽ cố gắng học tập, chăm chỉ, đạt nhiều điểm cao để bố mẹ sẽ thưởng cho em những cuốn sách, cuốn truyện hay.

 

- Rút ra kinh nghiệm từ việc đọc sách, khuyên các bạn cùng lứa rèn luyện thói quen đọc sách.

20 tháng 3 2016

1.Đặt vấn đề
- Đề cập đến sách, giá trị và tầm quan trọng của sách.
- Giới thiệu các loại sách mà em thích đọc. Loại sách thích nhất là loại gì?
- Nêu ra những ý cơ bản và ngắn gọn nhất vì sao em thích
Ví dụ: sách văn học, truyện ngắn giúp em nâng cao cả năng lập luận, sử dụng từ ngữ v..v..
2. Giải quyết vấn đề
Chia ra các luận điểm rõ ràng, giải thích vì sao em thích loại sách đó.
Em có thể thích 2-3 loại sách khác nhau
Mỗi luận điểm của phần này, em tập trung nêu lên lý do vì sao em thích loại sách đó.
Phần giải quyết vấn đề như vậy có 2-3 đoạn văn
Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh
- Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...
- Sách khoa học : giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...
- Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...
3.Kết thúc vấn đề
- Nhấn mạnh và khẳng định 1 lần nữa giá trị của sách đối với con người, và đặc biệt là các loại sách đối với em.
- Tình cảm mà em dành cho những cuốn sách ra sao? Em sẽ làm gì để có thêm nhiều cuốn sách hay nữa cho bộ sưu tập sách truyện của mình?
- Em sẽ cố gắng học tập, chăm chỉ, đạt nhiều điểm cao để bố mẹ sẽ thưởng cho em những cuốn sách, cuốn truyện hay.
- Rút ra kinh nghiệm từ việc đọc sách, khuyên các bạn cùng lứa rèn luyện thói quen đọc sách.

14 tháng 3 2017

* Dàn ý nè :
MB: Một nhà văn đã tuÌng nói " sách lầ ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người". Đọc sách là một sở thích của e, e thích đọc sách.
TB: E thích đọc những cuốn sách về tự nhiên , tìm hiểu về động thục vật, về đại dương.
E thích đọc nhũng cuốn sách nhưn Hạt giống tâm hồn, Quà tặng cuộc sống ...
Vì e lại thích đọc những cuốn sách đó? ( Phàn giải thích )
Nhũng cuốn sách khoa học giúp e tìm hiêu về nhũng điều kì vĩ trong vũ trụ đến những sinh vật nhỏ bé trong đại dương.
Nhũng cuốn Hạt giống tâm hồn, quà tặng cuụoc sống... là nhũng cuốn sách hay về cuộc sống, về những con người ko bao giờ từ bỏ ước mơ dù họ gặp nhìu thử thách.
Cuón Cảm ơn cuộc sống giúp ta hỉu đc mọi thành công đều đc ko dễ dàng..
KB: Khẳng định đọc sách là thói quen tốt
Cần chọn sách hay mà đọc....

1 cây đũa + 1 cây đũa = 1 đôi đũa 

mik nghĩ vậy

27 tháng 3 2016

ông + bà + bố + mẹ = 1 gia đình
 

5 tháng 4 2018

Bắt đầu kì nghi hè, bố tôi cho tôi một số tiền nhỏ, bảo ra quán sách, chọn mua ít quyến sách về mà đọc. Trước những quầy sách hàng nối hàng, tôi thực sự phân vân. Sách quá nhiều, quyển nào trông cũng thật hấp dẫn, đủ cách trình bày, đủ loại, từ truvện dài đến truyện vừa, truyện ngắn, từ truyện trinh thám, truyện vụ án đến truyện cười, truyện tranh... Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng chọn mua được mấy quyển sách hợp với ý thích của em, phù hợp với ý nghĩ của tôi về việc đọc sách. Nói cho cùng thì không ai đo cho được nhừng lợi ích cua sách vở, bởi tác động của nó không chỉ đến ngay một lúc, và hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho con người ta sự hiếu biết vô tận về cuộc sống, về đất nước, về thế giới, về con người, không chi của ngày hôm nay, mà cả trong quá khứ, vài chục nàm, vài trăm năm, có khi cả mấy ngàn năm trước. Đọc sách, ta có thế biết được những phong tục, tập quán, tâm lí, nguyện vọng của những người sống rất xa ta cả về không gian và thời gian, hoặc chính cuộc sống và con người trước mắt ta, bên cạnh ta mà ta không nhận ra. Những quyến sách hay bao giờ cũng dạy ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng, đối xử đẹp trong đời sống, ơ những quyển sách ấy luôn luôn chứa đựng những tình cảm cao thượng, những lời khuyên, những nguồn động viên khích lệ... Điều kì diệu là sách ít khi trực tiếp đưa ra những lời khuyên dạy khô khan, mà thường là bằng những câu văn đẹp, những câu chuyện thú vị hay nhừng nhân vật có sức thu hút, sách đế cho người đọc tự mình rút ra những bài học, những lời khuyên... Sách chia sẻ với con người trong cả những lúc buồn đau hay thất vọng. Riêng đối với lứa tuổi học sinh, sách còn là người thầy dạy môn tiếng Việt tuyệt vời. Đọc sách, ta không cố tình học tập, thế mà rồi ngày qua ngày, từ quyển sách này sang quyển sách khác, ta cứ tự nhiên thu nhận cách nói cách viết rõ ràng, lưu loát, phù hợp với các quy tắc luật tệ mà khi ở trên lớp, ta cứ trầy trật mãi cũng không sao nhét hết vào đầu. Sách là người thầy, sách là người bạn là thế. Sách vừa thú vị vừa bố ích là thế. Tuy nhiên, cách đọc sách không ai giống ai, chọn sách đế đọc cũng không ai giống ai. Riêng tôi, tôi thích những quyển sách viết về lứa tuổi của mình, truyện trong nước cũng như những truyện dịch từ tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là truyện về những người trải qua cuộc sống gian nan nhưng nhờ có lòng tốt, có nghị lực, có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào chính mình, cuối cùng đã trưởng thành. Theo tôi, một quyển sách hay phải làm cho người đọc thêm yêu thương con người, yêu thương đất nước và nhân dân mình, biết đau khổ trước nỗi bất hạnh và vui sướng vì hạnh phúc của con người lương thiện. Đọc những quyển sách như thế, tôi cảm thấy giữa sách với mình thật gần gũi. Tôi như cùng được sống với người trong sách, chia sẻ cách nghĩ, cách sống và cả những ước mong của nhân vật. Rất nhiều khi tôi như được nhập thân vào nhân vật, cùng buồn vui, lo lắng, hồi hộp. Từ cuộc đời nhân vật trong truyện, tôi có thể rút ra cho mình những bài học. Chỉ riêng với một tác phẩm như hai tập Không gia đình của nhà văn Pháp Hecto Malô (Hector Malot) mà tôi đọc trong dịp hè vừa qua, tôi cũng đã nhận được bao điều thú vị và bổ ích. Tác phẩm vừa giúp tôi hiểu biết thêm đôi chút về nước Pháp, vừa khiến tôi xúc động vô cùng về cuộc đời và tâm hồn của chú bé Rêmi mới tám tuổi đã lưu lạc giang hồ, từng gặp không ít những kẻ độc ác xấu xa nhưng cũng đã gặp bao nhiêu con người cao thượng, ngay thẳng, đầy lòng vị tha. Tôi theo dõi từng bước chân của Rêmi, và cứ nghĩ, nếu mình là chú bé ấy, mình cũng sẽ cố gắng sống như thế, ngay thật, can đảm, trọng danh dự, biết quý trọng tình bạn, yêu thương và sống tình nghĩa với mọi người. Chắc chắn những cuốn sách như thế sẽ sống mãi với tôi đến suốt đời và sẽ còn có ích cho tôi rất nhiều. Rồi cũng trong dịp hè này, nghe lời khuyên của các anh chị, tôi tìm đọc hai tập nhật kí của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Hai quyển sách với những trang văn được viết không phải để “làm văn” mà sao hay và đẹp đến lạ lùng. Những tâm hồn đẹp quá! Đất nước mình thiêng liêng quá, mình phải sống thê nào cho xứng đáng với đất nước, với những con người ấy đây! Đọc sách có rất nhiều lợi ích, điều đó ai cũng thấy, song không phải bất cứ cách đọc sách nào cũng mang lại lợi ích. Trước hết, phải biết chọn sách mà đọc. Phải đọc những quyển sách thực sự giúp ta hiểu biết cuộc sông, thiết thực bồi bổ tình cảm và tâm hồn ta. Nhân vật trong sách phải là những con người dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không ngừng vươn lên, trơ nên trong sáng, tốt đẹp hơn. Một quyển sách tốt là một quyến sách tốt từ nội dung đến hình thức, từ câu chuyện sinh động, thú vị, đến lời văn giản dị, trong sáng, gãy gọn. Một quyển sách như thế thật đáng bỏ tiền để mua, đáng mất công đế đọc. Trong khi đó, tôi biết có không ít bạn cũng thích đọc nhiều sách nhưng bạ sách gì, cũng đọc, cả những quyến tuy cũng được gọi là “sách” nhưng nội dung thì nhảm nhí, văn chương thì thô kệch, rườm rà. Những quyển sách như thế, càng đọc nhiều thì tác hại càng nhiều. Có sách hay đế đọc, lại phải biết nên đọc vào lúc nào, giờ nào. Thú vị nhất là đọc sách vào những ngày giờ rảnh rỗi, được ngồi trước hiên nhà thoáng mát, hay trên chiếc võng vườn sau rợp bóng cây trong ngày hè, tha hồ cho trí tưởng tượng và cảm xúc bay bổng... Mê sách mà đến nỗi đọc trong cả giờ ăn, giờ học bài, thậm chí để sách vào dưới hộc bàn để đọc lén trong lúc thầy giáo đang giảng bài, thì lợi đâu chưa thấy, đã thấy ngay cái hại. Đọc sách chính là “học bằng sách”. Bởi vậy, phải biết suy nghĩ, chọn ra điều để học. Trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh riêng không ai giống ai, mỗi thời đại, mỗi đất nước lại có những hoàn cảnh riêng biệt. Học theo sách tức là chọn được những giá trị cốt lõi rồi vận dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Đọc sách để rồi chỉ được tiếng là “con mọt sách” hay “cái giá đựng sách”, hoặc bắt chước sách một cách nô lệ, thì tốt hơn, đừng nên đọc sách. Thử tưởng tượng: đọc xong một quyển sách rồi bắt chước chàng Đôn Kihôtê thời xưa, mặc giáp, cầm gươm, lên ngựa ruổi rong... sẽ thế nào. Cho nên, từ việc thấy được cái lợi của việc đọc sách, đến việc đọc sách cho thực sự có lợi, từ việc đọc sách, đến việc học bằng sách còn biết bao điều phải suy nghĩ. Trong những phát minh của loài người từ xưa đến nay, sách là một phát minh kì diệu vô cùng. Có sách, con người đã bước từ thời tiền sử sang thời có lịch sử. Sách làm cho con người lớn lên, làm cho con người xích lại gần nhau, sách dạy dỗ, an ủi con người. Nếu mai sau lớn lên, ta trở thành người có ích cho đời, một phần lớn nhờ công của sách, ỏi, nhừng quyổn sách kì diệu!

5 tháng 4 2018

Mk giúp đc cái dàn bài thôi nha

A. Mở bài :  
- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người  
- Trích dẫn câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. 
B. Thân bài :  
a) Giải thích ý nghĩa câu nói :  
Sách là gì ? 
+ Là kho tàng tri thức : 
- Về thế giới tự nhiên  
- Về đời sống con người  
- Về kinh nghiệm sản xuất  
+ Là sản phẩm tinh thần :  
- Sản phẩm của nền văn minh nhân loại  
- Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài 
- Hàng hóa có giá trị đặc biệt  
+ Là người bạn tâm tình gần gũi : 
- Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời  
- Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú  
Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người :  
+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực :  
- Khoa học tự nhiên  
- Khoa học xã hội  
+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian , thời gian : 
- Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai 
- Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước  
b) Bình luận về tác dụng của sách  
+ Sách tốt : 
- Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết  
- Giúp con người khám phá giá trị của bản thân  
- Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo  
+ Sách xấu : 
- Tuyên truyền lối sống ích kỷ , thực dụng  
- Gieo rắc những tư tưởng , tình cảm tiêu cực,ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách  
c) Thái độ đối với việc đọc sách : 
- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài  
- Cần chọn sách tốt để đọc  
- Phê phán và lên án sách có nội dung xấu  
C. Kết bài : 
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách  
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân mình. 
*KB: Câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Giờ đây, tuy đời sống đã nâng cao, trình độ khoa học kĩ thuật đã phát triển, con người có nhiều điều kiện để mở rộng tri thức, nhưng sách mãi mãi vẫn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người, mãi mãi là người bạn thân thiết của chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, giữ gìn sách thật tốt.

13 tháng 10 2017

a. Chuẩn bị dàn ý đề bài: Thất bại là mẹ thành công

Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung chính của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Thân bài: Giải thích câu tục ngữ

Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)

Nghĩa hàm ẩn: Mỗi lần vấp ngã chính là kinh nghiệm, vốn sống quý báu để trưởng thành, chín chắn hơn.

- Dẫn chứng những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:

 

    + Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới từng bị các HLV không nhận vì quá thấp.

 

    + Albert Einstein biết nói rất chậm, ông từng bị đuổi khỏi trường học vì tiếp thu quá chậm, sau này ông trở thành vĩ nhân được nhắc tới với nhiều cống hiến vĩ đại cho thế giới

Kết bài: Câu tục ngữ như nguồn động lực cổ vũ con người vượt lên khó khăn, thất bại để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

b. Lập dàn ý: Những tấn trò mà Va- ren bày ra với Phan Bội Châu được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là những trò lố.

Mở bài:

Tác giả Nguyễn Ái Quốc sử dụng cụm “Những trò lố” để đặt tên tác phẩm của mình, nhằm bộc lộ thái độ khinh thường, mỉa mai châm biếm trò ngụy tạo của tên toàn quyền Đông Dương

Thân bài: Giải thích cụm từ Những trò lố

- Giải thích từ ngữ: Lố: sự bày đặt, ngụy tạo đến mức trắng trợn, đáng chê cười.

- Trình bày những trò mà Va-ren bày ra:

 

    + Hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu ngay khi sang nhậm chức toàn quyền

 

    + Va- ren dụ dỗ Phan Bội Châu phản bội lại lý tưởng của mình để cộng tác với người Pháp

- Giải thích những trò lố của Va-ren thực chất là dối trá, hứa hẹn suông để trấn an làn sóng đấu tranh của người dân Việt Nam.

Kết luận: Thái độ khinh ghét mỉa mai của tác giả trước những trò lố của Va-ren.

c. Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt tên nhan đề tác phẩm của mình là Sống chết mặc bay

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Sống chết mặc bay. Nêu ý nghĩa của việc đặt nhan đề trong văn học, cũng như nhan đề trong truyện Phạm Duy Tốn

Thân bài: Giải thích ngắn gọn về tên nhan đề

- Thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm, chỉ biết lợi cho mình mà quên đi sự an toàn, lợi ích của người khác

- Nhan đề phù hợp với truyện ngắn:

 

    + Nêu bật hai cảnh tượng đối lập nhau: cảnh quan hộ đê sung sướng, xa hoa trái ngược với cảnh dân đen lầm than, khổ cực chống lũ

 

    + Nhan đề tố cáo những kẻ cầm quyền, bề thế chỉ biết trục lợi mà thờ ơ, tắc trách

Kết bài: Nhan đề truyện cũng là thái độ sống của một bộ phận trong xã hội hiện nay, cần phải bài trừ, loại bỏ.

21 tháng 3 2016

1.Đặt vấn đề
- Đề cập đến sách, giá trị và tầm quan trọng của sách.
- Giới thiệu các loại sách mà em thích đọc. Loại sách thích nhất là loại gì?
- Nêu ra những ý cơ bản và ngắn gọn nhất vì sao em thích
Ví dụ: sách văn học, truyện ngắn giúp em nâng cao cả năng lập luận, sử dụng từ ngữ v..v..
2. Giải quyết vấn đề
Chia ra các luận điểm rõ ràng, giải thích vì sao em thích loại sách đó.
Em có thể thích 2-3 loại sách khác nhau
Mỗi luận điểm của phần này, em tập trung nêu lên lý do vì sao em thích loại sách đó.
Phần giải quyết vấn đề như vậy có 2-3 đoạn văn
Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh
- Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...
- Sách khoa học : giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...
- Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...
3.Kết thúc vấn đề
- Nhấn mạnh và khẳng định 1 lần nữa giá trị của sách đối với con người, và đặc biệt là các loại sách đối với em.
- Tình cảm mà em dành cho những cuốn sách ra sao? Em sẽ làm gì để có thêm nhiều cuốn sách hay nữa cho bộ sưu tập sách truyện của mình?
- Em sẽ cố gắng học tập, chăm chỉ, đạt nhiều điểm cao để bố mẹ sẽ thưởng cho em những cuốn sách, cuốn truyện hay.
- Rút ra kinh nghiệm từ việc đọc sách, khuyên các bạn cùng lứa rèn luyện thói quen đọc sách.

21 tháng 3 2016

Dùng văn nghị luận à?