K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

Tham Khảo

Biện pháp so sánh: “Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng” .

Biện pháp tu từ nhân hóa:  cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” và hình ảnh “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”.

Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

Biện pháp so sánh

Biện pháp tu từ nhân hóa

15 tháng 12 2021

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

 

2 tháng 5 2022

bài?

2 tháng 5 2022

câu thơ thứ 2 đâu

31 tháng 5 2021

1. 

- " Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long": tiếng thở là tiếng rì rào của biển, ánh sao sáng lung linh rọi sáng mặt biển.

- "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao": gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp.

2. Khổ thơ nào?

3. "Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe"

31 tháng 5 2021

Cảm ơn cậu nhiều ạ

15 tháng 12 2021

Tham khảo

Biện pháp nghệ thuật : điệp ngữ,từ ngữ gợi cảm

Tác dụng: nối liền mạch cảm xúc, nhấn mạnh nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ -người cháu ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

15 tháng 12 2021

cảm ơn bạn nhé

 

Khổ đầu :

Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "nghe"

Tác dụng: nhấn mạnh niềm vui, sự phấn chấn của người lính khi nghe thấy tiếng gà gợi về những âm thanh kỉ niệm.

Khổ cuối

Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "vì"

Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ đồng thời tạo tính nhịp điệu cho đoạn thơ. Qua đó nhấn mạnh tình yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước của người cháu.

 

19 tháng 1 2022

Tham khảo nha^^ 

*Khổ thơ đầu

Biện pháp tu từ: nhân hóa tác dụng làm cho câu văn hay hơn sinh động hơn

*Khổ thơ cuối

Biện pháp tu từ: Điệp ngữ tác dụng nhấn mạnh lí do chiến đấu của người chiến sĩ                       

Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ

Tác dụng: Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

cảm ơn cậu nhiều ạaa

a. - nội dung: miêu tả cụ thể hình ảnh xe ko kính

- biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, tương phản, hoán dụ

b. hoán dụ → chỉ người lính lái xe với tấm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng đội, đoàn kết dân tộc. 

c. - nhan đề dài tưởng chừng như thừa tạo nên sự mới lạ độc đáo

- bài thơ: gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, cao cả trong tâm hồn người lính lái xe

- tiểu đội xe ko kính: thể hiện sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và làm nổi bật tinh thần hiên ngang dũng cảm của người lính lái xe

24 tháng 1 2022

tham khảo

Nếu Thế Lữ được coi là người mở đường thành công cho Thơ mới thì bài thơ "Nhớ rừng" của ông chính là tác phẩm dành cho Thơ mới sự thắng lợi hoàn toàn. Đọc "Nhớ rừng" của Thế Lữ, có ý kiến cho rằng: “Đằng sau sự hồi tưởng về một quá khứ huy hoàng của con hổ ta còn thấy tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực cùng một khát vọng tự do tha thiết. Và tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa”.

Đoạn thơ sau trong bài thơ đã thể hiện rõ điều ấy:

 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

"Nhớ rừng" ra đời trong những năm tháng nước nhà bị tù túng trong cảnh xiềng xích nô lệ. Mỗi người dân Việt Nam chân chính đều không khỏi cảm thấy ngột ngạt, bức bối… Một buổi trưa hè, khi Thế Lữ đang chậm chạp nện gót trên đường về, ông đi qua vườn bách thú bất chợt nhìn thấy vị chúa sơn lâm – con hổ đang ngồi trong lồng. Nhà thơ chạnh lòng nghĩ đến thân phận người dân nô lệ. Cảm xúc ấy đã khiến ông viết nên bài thơ tuyệt bút này.

Khổ thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài, tái hiện những ngày tháng oai hùng của hổ giữa chốn rừng xanh dữ dội, hùng vĩ. Đó đồng thời là một bức tranh tứ bình tuyệt bút.

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
a say mồi đứng uống ánh trăng tan?"

Buổi đêm là khoảng thời gian con hổ nhắc đến đầu tiên có lẽ bởi đó là thời khắc nó tung hoành chốn sơn lâm "bóng cả cây già". Gọi đó là "đêm vàng" bởi đêm trong vắt, ánh trăng tràn khắp nơi nơi. Không chỉ vậy, đó còn là ánh trăng chiếu rọi xuống lòng suối, ánh sáng phản chiếu khiến mặt suối bừng lên sắc vàng huy hoàng lộng lẫy. Nổi bật giữa"cảnh tượng kì vĩ ấy là hình ảnh con hổ "say mồi đứng uống ánh trăng tan" như một vị vua đang say men chiến thắng. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "uống ánh trăng tan" khiến ánh trăng thêm phần huy hoàng, ánh trăng giống như dòng ánh sáng tuôn xuống rừng đêm kì ảo vậy.

Trong nỗi nhớ của hổ có cả:

"Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?"

Cơn mưa rừng dữ dội tạo nên những âm thanh vang động, ào ạt. Nó khiến muôn loài hoảng loạn trốn tránh, nín thở. Nhưng với hổ thì ngược lại, hổ lấy tư thế của một vị chúa sơn lâm để bình thản "ngắm giang san ta đổi mới". Từ "lặng ngắm" khiến hình ảnh hổ trở thành nốt nhạc trầm tĩnh trọng bản hoà ca hùng tráng của cơn mưa rừng. Hổ đang lấy cái tĩnh của bản thân để chế ngự cái động dữ dội của đại ngàn. Sau những ngày mưa, bình minh rừng trở nên trong trẻo hơn bao giờ hết:

 

"Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?"

Thời khắc bình minh là lúc vạn vật bắt đầu ngày mới nhưng đó cũng là khi hổ bắt đầu giấc ngủ của mình sau bữa ăn đêm dữ dội. Cái xôn xao, rạo rực của vạn vật khi ngày mới bắt đầu, với hổ, đó lại là bản nhạc du dương đưa nó vào giấc ngủ. Hình ảnh của hổ oai hùng nhất, kì vĩ nhất được thể hiện trong ba câu thơ:

"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"

Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời khuất dạng phía tây để lại trần gian sắc đỏ gay gắt, rực rỡ. Nhưng với hổ, đó lại là máu của kẻ thù lênh láng nơi bìa rừng sau trận đấu tàn khốc. Quả thực, thời điểm mặt trời khuất rạng cũng là khi hổ bắt đầu ngày lao động của mình. Đêm tối lạ lẫm và đầy sợ hãi kia thuộc hoàn toàn về nó. Và dưới mắt hổ, mặt trời - ông hoàng bất tử của vũ trụ cũng chỉ là kẻ bại trận thê thảm với cái chết thảm khốc "lênh láng máu sau rừng", "để ta chiếm lấy riêng phần bí mật".

Nhưng quá khứ vẫn chỉ là quá khứ. Bừng tỉnh khỏi những vinh quang chói lọi của ngày qua, trở về với thực tại tù túng, hổ ai oán thốt lên:

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

Những điệp từ "nào đâu…", "đâu…" thể hiện nỗi tiếc nuối khôn nguôi của hổ về quá khứ vinh quang, oai hùng. Đặc biệt, thán từ "than ôi!" cùng lời than "Thời oanh liệt nay còn đâu" còn là nỗi xót xa đau đớn của hổ khi phải đối diện với thực tại tầm thường giả dối nơi vườn bách thú tù túng này.

Khổ thơ trích dẫn trong bài là một khổ thơ đầy màu sắc huy hoàng, hình ảnh kì vĩ, nó chẳng những thể hiện tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực của hổ mà còn bộc lộ khát vọng tự do tha thiết. Tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa.

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu phạm vi dẫn chứng

II. Thân bài

1. Khái quát chung

 - Hoàn cảnh sáng tác

 - Vị trí, nội dung đoạn trích: bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy

2. Phân tích

- Đêm vàng- trăng tan trong suối trắng

- Ngày mưa chuyển 4 phương ngàn- lặng ngắm giang san đổi mới

- Bình minh cây xanh nắng gội- chan hòa, anh sáng, rộn rã tiếng chim hót ru giấc ngủ cho chúa sơn lâm

- Hoàng hôn đỏ máu, mảnh mặt trời đang chết- chiếm lấy riênng phần bí mật

=> Cảnh nào của núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng

      Con hổ nổi bật tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, của chúa sơn lâm đầy uy lực

=> Đó chỉ là quá khứ huy hoàng hiện ra khôn nguôi

-> Sử dụng 1 loạt điệp ngữ: đâu, nào đâu

-> Khép lại tỏng tiếng than u uất

- Tâm sự yêu nước kín đáo của tác giả

3. Đánh giá chung

 -Nội dung, nghệ thuật 

(   Chọn một biểu tượng rất đắt là con hổ ở vườn bách thú, khai thác triệt để thủ pháp nhân hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm. Tâm sự của vị chú tể rừng xanh cũng chính là tâm sự của con người, một trang anh hùng sa cơ mang tâm sự u uất, khát khao tự do mãnh liệt, khát khao vươn tới cái cao cả, vĩ đại trong cuộc đời.Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và gợi ở người đọc những cảm xúc mãnh liệt.Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi thoải mái... Nhớ rừng đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt.)