K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2022

a:\(\dfrac{33}{44}=\dfrac{3}{4}\\ MSC:8\\ \dfrac{3}{4}=\dfrac{3\times2}{4\times2}=\dfrac{6}{8};\dfrac{2}{8}\)

b:\(\dfrac{9}{12}=\dfrac{3}{4};\dfrac{24}{36}=\dfrac{7}{9}\\ MSC:72\\ \dfrac{3}{4}=\dfrac{3\times18}{4\times18}=\dfrac{54}{72};\dfrac{7}{9}=\dfrac{7\times8}{9\times8}=\dfrac{56}{72};\dfrac{3}{8}=\dfrac{3\times9}{8\times9}=\dfrac{27}{72}\)

9 tháng 2 2022

mong có ai giúp

22 tháng 12 2021

xem trong sgk là được mà bạn

22 tháng 12 2021

bạn giúp mình đi mà mình bị mất sgk nên mới hỏi mọi người đó chứ mình àm còn thì mình đâu có hỏi đâu

 

12 tháng 7 2016

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ị lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...

                           (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

 Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

12 tháng 7 2016

thank you bạn nha nhưng mà hơi dì chép lâu lắm

AH
Akai Haruma
Giáo viên
16 tháng 8 2021

Bài 2:

a. Áp dụng định lý Pitago:

$BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{3^2+4^2}=5$ (cm)

$AH=\frac{2S_{ABC}}{BC}=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{3.4}{5}=2,4$ (cm)

Áp dụng định lý Pitago:

$BH=\sqrt{AB^2-AH^2}=\sqrt{3^2-2,4^2}=1,8$ (cm)

$CH=\sqrt{AC^2-AH^2}=\sqrt{4^2-2,4^2}=3,2$ (cm)

b.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông:

$AH^2=BH.CH=9.16$

$\Rightarrow AH=12$ (cm)

Áp dụng định lý Pitago:

$AB=\sqrt{AH^2+BH^2}=\sqrt{12^2+9^2}=15$ (cm)

$AC=\sqrt{AH^2+CH^2}=\sqrt{12^2+16^2}=20$ (cm)

$BC=BH+CH=9+16=25$ (cm)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
16 tháng 8 2021

Bài 3:

Vì $AB:AC=3:4$ nên đặt $AB=3a; AC=4a$ (cm)

Áp dụng định lý Pitago:
$15=BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{(3a)^2+(4a)^2}=5a$

$\Rightarrow a=3$ (cm)

$AH=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{3a.4a}{5a}=2,4a$ (cm)

$BH=\sqrt{AB^2-AH^2}=\sqrt{(3a)^2-(2,4a)^2}=1,8a=1,8.3=5,4$ (cm)

$CH=\sqrt{AC^2-AH^2}=\sqrt{(4a)^2-(2,4a)^2}=3,2a=3,2.3=9,6$ (cm)

 

25 tháng 10 2016

1.Cảm nhận chi tiết:Gióng đòi đi đánh giặc

- Thể hiện sự yêu nước của Giống,lòng mong mỏi của Giống được đi cứu nước.

2.Cảm nhận chi tiết:Dân làng góp gạo nuôi Gióng

-Thể hiện sự đoàn kết của nước ta,luôn muốn hòa bình.

3.Cảm nhận chi tiết tài năng của Sơn Tinh - Thủy Tinh

-Sơn Tịnh:Nhân vật này thể hiện nhân dân ta chống chọi thiên tai hàng năm.

-Thủy Tinh:Nhân vật này là biểu tượng cho thiên tai.

25 tháng 10 2016

1. Cảm nhận chi tiết: Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc.

=> Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

2. Cảm nhận chi tiết: Dân làng góp gạo nuôi Gióng

=> Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.

3. Cảm nhận chi tiết: Tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh.

=> Sơn tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn chống lại thiên tai của thiên nhiên. Anh đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng, không giữ lời. Và đó cũng là 1 hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước. Dù nó có diễn ra hàng năm hay hằng ngày cũng quyết tâm bảo vệ mảnh đất cha ông.
 


 

15 tháng 4 2016

Sáng hai mươi tám tháng chạp, em dọn dẹp và trang trí nhà cửa nên không kịp đi chợ Tết. Đến tối mệt quá vì cả ngày hôm nay phải làm việc, vừa vào giường em đã ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ em mơ thấy mình dược đi chợ cùng mẹ.

Tờ mờ sáng, chợ đã nhộn nhịp. Khác hẳn ngày thường. Chợ Tết đông nghìn nghịt, chật cứng cả lối đi. Người người qua lại tấp nập, đông vui như hội. Trong đó không ít người đến chợ chẳng phải mua bán thứ gì mà đơn thuần chỉ là để thưởng ngoạn hương vị ngày Tết.

ơ đây, hàng hóa nhiều vô kể. Hàng đầu tiên là hoa quả. Hoa tràn ngập. Hoa muôn hình, muôn vẻ, hoa tầng tầng lớp lớp như một đám lửa rực sáng trong không gian. Từ hoa cúc vàng rực như những ông Mặt Trời bé nhỏ, hoa hồng kiều diễm như một cô công chúa, đến hoa cẩm chướng rực. rờ màu sắc: đỏ, cam, vàng... Mỗi loài hoa đều có một hương thơm và màu sắc quyến rũ. Trái cây thì nhiều đến lạ lùng. Dưa hấu được chất thành từng đông lớn. Những quả dưa to và tròn nằm gọn ghẽ trồng như đàn heo con. Những quả cam sành mọng nước, những quả quýt nổi bật trên nền đỏ thẫm của những quả táo đỏ vỏ bóng mượt, nhìn đã thấy ngon miệng. Bưởi được bọc trong một lớp giấy bóng đỏ, trên đó vẽ rất nhiều chi tiết tượng trưng cho sự may mắn, bình an.

Vào trong chợ, em bị thu hút bởi hàng quần áo. Cô bán hàng đon đả, khéo léo nên tìm được bộ quần áo ưng ý, mẹ con em đồng ý mua ngay. Bên cạnh đó là những xấp vải mới tinh còn thơm mùi sợi. Rời hàng quần áo là đến hàng bánh, mứt, kẹo. Chỗ này tỏa ra một mùi thơm ngọt ngào, hấp dẫn đối với người mua. Nào là mứt bí, mứt dừa... rồi kẹo dẻo, kẹo mềm. Những hạt sen tròn trĩnh được bao bọc bởi một lớp đường cát trắng tạo nên món mứt sen bùi bùi, thơm thơm. Những viên sô-cô-la hình bông hồng, những viên kẹo với vỏ bọc đủ màu sắc. Cạnh đó là hàng bánh chưng, bánh tét. Bánh được người bán hàng gói rất cẩn thận.

Đi sâu hơn là nơi bán thực phẩm. Thịt lợn, thịt bò, gà, vịt, tôm, cua, cá,... toàn là những thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng và còn rất tươi. Người mua ở đây cũng rất đông và tấp nập. Rau cũng rất phong phú. Nào là rau muông, bắp cải, súp lơ, đậu Hà Lan, những củ hành tây, cà rốt, những quả dưa chuột dài và to,... Ra bên ngoài, em mới để ý đến dãy bán tổng hợp là nơi bán chậu hoa, cây kiểng được bày ở một khu đất rộng nhất. Những chậu quất có quả chín vàng ươm. Những chậu mai rực rỡ với những bông hoa năm cánh. Mọi thứ đều hòa quyện vào với nắng ban mai.

Vừa đi em vừa quan sát, trong cảnh mua bán mọi người không hề thấy mệt. Người đi đông như trẩy hội. Tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, tíu tít.

Đang mơ màng giữa không khí của chợ Tết, em chợt tỉnh giấc bởi tiếng gọi của mẹ. Mở mắt ra, em đã thấy mẹ đứng ở cửa, hai tay xách hai túi to và nặng. Em chạy vội ra cửa giúp mẹ xách đồ vào nhà. Thật bất ngờ khi mẹ mua cho em quần áo, giày dép mới. Và còn có cả một chậu mai nữa kia! Em vui vẻ mỉm cười nghĩ về giấc mơ được đi chợt Tết cùng mẹ.

15 tháng 4 2016

Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp- dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ- nơi nằm giữa trung tâm thị trấn. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá!

    Quả thật nếu ai có dịp đến với phiên chợ thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây. Khu chợ có không khí vui tươi. Chợ họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng, những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6 giờ sáng, chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương.

   Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người khắp nơi đổ về đông vui như trẩy hội. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Nhữg quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng … rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia súc, gia cầm. Những chú lợn con hồng hào đang kêu eng éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Mấy chú chim đua nhau hót như muốn nói với mọi người: “Tôi hót thật hay đúng không?”. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào.Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

 

    Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê- nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại nhữg ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.  

22 tháng 3 2022

c) \(\left(\dfrac{1}{2}\cdot x+\dfrac{1}{4}\right)\cdot\left(2x-\dfrac{1}{3}\right)=0\)

 \(\dfrac{1}{2}\cdot x+\dfrac{1}{4}=0\)

     \(\dfrac{1}{2}\cdot x=0-\dfrac{1}{4}\)

     \(\dfrac{1}{2}\cdot x=-\dfrac{1}{4}\)

          \(x=-\dfrac{1}{4}\div\dfrac{1}{2}\)

          \(x=-\dfrac{1}{2}\)

\(2x-\dfrac{1}{3}=0\)

\(2x=0+\dfrac{1}{3}\)

\(2x=\dfrac{1}{3}\)

  \(x=\dfrac{1}{3}\div2\)

  \(x=\dfrac{1}{6}\)

\(\Rightarrow\) \(x=\) {\(-\dfrac{1}{2};\dfrac{1}{6}\)}

15 tháng 12 2021

Các bạn không làm đề này trong 1h

15 tháng 12 2021

Là sao ạ