K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Năm nay, mùa hè đến sớm. Nắng tháng tư tràn trề đổ xuống khắp nơi, dát vàng từng khóm tre già, chan hòa những gốc rạ với đất cày đến nỗi nhìn xa khó thể phân biệt được đâu là rạ, đâu là đất màu nhộm nắng. Không khí thơm thơm mùi mật hoa, cây cỏ. Lá xanh tươi hớn hở chuyện trò xôn xao. Con đường nhỏ bao quanh làng sáng lên như một dải bạc, vòng vèo rồi mất hút vào lũy tre sẫm màu, xa tít…(Trích “Cánh diều...
Đọc tiếp

Năm nay, mùa hè đến sớm. Nắng tháng tư tràn trề đổ xuống khắp nơi, dát vàng từng khóm tre già, chan hòa những gốc rạ với đất cày đến nỗi nhìn xa khó thể phân biệt được đâu là rạ, đâu là đất màu nhộm nắng. Không khí thơm thơm mùi mật hoa, cây cỏ. Lá xanh tươi hớn hở chuyện trò xôn xao. Con đường nhỏ bao quanh làng sáng lên như một dải bạc, vòng vèo rồi mất hút vào lũy tre sẫm màu, xa tít…

(Trích “Cánh diều ước mơ”- Kim Hải)

1/ Từ đoạn văn trên, em hãy tìm những hình ảnh miêu tả cảnh mùa hè? 

2/ Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 

3/ Chỉ ra một phép nhân hóa có trong đoạn văn và cho biết tác dụng của phép nhân hóa đó. 

4/ Tìm 1 từ ghép và 1 từ láy có trong đoạn trích trên. 

5/ Viết vài câu văn nêu cảm nhận của em khi mùa hè đến. 

0
14 tháng 1 2022

-phép nhân hóa có trong đoạn văn:tre già

-Tác dụng: làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.

18 tháng 12 2022

BPTT nhân hóa : tre già 

Tác dụng :nhấn mạnh,hình ảnh cây tre già Việt Nam 

+Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt

Tặng mọi người!Đã cuối hè, ve đã thôi ngân, phượng đã không còn rực lửa nữa. Mới đấy mà mùa hè sắp qua rồi. Luyến tiếc? Đó là một trong số những cảm xúc đầu tiên khi nói đến sự chia ly hay tạm biệt, cho dù đó là hoàn cảnh chia xa nào đi chăng nữa. Đó có thể là sự chia ly của một cuộc tình, là tạm biệt mái trường, tạm biệt người thân, bè bạn,… Rất, rất nhiều! Nhưng có...
Đọc tiếp

Tặng mọi người!

Đã cuối hè, ve đã thôi ngân, phượng đã không còn rực lửa nữa. Mới đấy mà mùa hè sắp qua rồi. Luyến tiếc? Đó là một trong số những cảm xúc đầu tiên khi nói đến sự chia ly hay tạm biệt, cho dù đó là hoàn cảnh chia xa nào đi chăng nữa. Đó có thể là sự chia ly của một cuộc tình, là tạm biệt mái trường, tạm biệt người thân, bè bạn,… Rất, rất nhiều! Nhưng có một thứ mà ai cũng phải tạm biệt cũng không kém phần xao xuyến và luyến tiếc, đó chính là “tạm biệt mùa hè”. Hè này, chắc ai cũng đi du lịch hoặc làm những điều mình yêu thích. Ta tiếc vì chưa có những trải nghiệm thú vị, thời gian chính chỉ nghỉ ngơi tại nhà.

Hè đến, khi mà những tia nắng chói chang đầu tiên của mùa hè bao trùm khắp thôn, ngõ và trên cả những cánh đồng vào buổi sáng sớm, sự phản chiếu lên những giọt sương còn đọng trên những nụ hoa, cây cỏ bỗng trở nên long lanh và đẹp đến lạ. Những chú chim tung cánh bay vút lên bầu trời cùng tiếng hót trong trẻo, những nụ hoa cũng thi nhau bung hương toả sắc khắp mọi nơi. Giữa cái sắc nắng vàng tươi của mùa hè đó cũng có biết bao câu chuyện, nào là chuyện vui, chuyện buồn, chuyện hài hước.

Đã hết hè rồi sao? Kỳ nghỉ hè của đời học sinh, nhiều chuyện bi hài, cũng lắm kỉ niệm. Hứng khởi, tràn trề động lực cho năm học mới, kèm theo nỗi lo về bài kiểm tra, thi cử, dần dần ngửi thấy mùi áp lực…

Sắp kết thúc những ngày tháng mệt mỏi ở nhà và chuẩn bị cho những ngày tháng mệt mỏi không kém ở… trường.

Thôi thế là xong, hết ngủ nướng, hết thời gian nằm chơi xem ti vi cả ngày, không được đi lang thang ngắm cảnh, không được chơi game thâu đêm, không được cày truyện tranh cả ngày. Cơ hội ngủ nướng ơi, cơ hội rong chơi ơi biết bao giờ mới tái ngộ.

Ta nhận ra mình đã bỏ lỡ quá nhiều nhưng tiếc nuối sẽ chỉ làm ta cũ kĩ đi mà thôi. Điều cần làm là hãy sống chung với nó như những kỉ niệm đẹp.

Trở lại với nhịp sống thường ngày thôi, lại được đếm đồng hồ tính giờ ra chơi và giờ tan học rồi…

Tạm biệt mùa hè ta còn mãi đắm say, thỏa ước mong bao nỗi nhớ dâng đầy. Mùa thu cuốn theo những niềm tin bỡ ngỡ để bình yên trong ta… xanh màu lá đợi chờ. Ta trở về ngôi trường gắn bó, lại nghe tiếng đùa vui trò nhỏ, ngọt ngào trong lời giảng thân thương…

 

3
14 tháng 8 2018

2222222222 thanks k nha!

14 tháng 8 2018

Cảm Ơn bạn nha !!!

hok tốt !!!

#^_^

Đất Cà MauCà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của...
Đọc tiếp

Đất Cà Mau

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.

Theo Mai Văn Tạo

Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là: (0.5 điểm)

a. Dữ dội, kéo dài.                      b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.

Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? (0.5 điểm)

a. Tháng hai, tháng ba.               b. Tháng ba, tháng tư.                c. Tháng tư, tháng năm.

Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là: (0.5 điểm)

a. Cây đước.           b. Cây bình bát.                c. Cây bần.

Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? (0.5 điểm)

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Câu 5: Từ "Xanh rì" thuộc từ loại nào? (0.5 điểm)

a. Danh từ              b. Động từ                        c. Tính từ

Câu 6: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận chủ ngữ là: (0.5 điểm)

a. Nhà cửa dựng dọc.                 b. Nhà cửa.             c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh.

Câu 7: Trong đoạn văn "Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất" có mấy từ láy?

a. 2 từ (Đó là: ............................................................................................................)
b. 3 từ (Đó là: ...........................................................................................................)
c. 4 từ (Đó là: ...........................................................................................................)

Câu 8: Từ "Nhà" trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)

a. Nhà tôi có ba người.               b. Nhà tôi vừa mới qua đời.            c. Nhà tôi ở gần trường.

 

3
26 tháng 12 2021

1)c

26 tháng 12 2021

1. C           2. B           3. A              

4. thông minh, giàu nghị lực, tinh thần thượng võ

5. C           6. B           7. A            8. C

5 tháng 7 2018

Theo mk :

Nghĩa là tác giả muốn nói đến mùa hạ 

để có thể liên tưởng rõ ràng đến việc đọc sách 

hok tốt

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Rơm tháng Mười   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Rơm tháng Mười

   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nếp vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.
(Theo Nguyễn Phan Hách)

Hổ phách: một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức.

a. Rơm được miêu tả như thế nào?

2
24 tháng 7 2017

Rơm vàng óng ánh, rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre.

 

1 tháng 10 2023

Rơm vàng óng ánh, rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre.

 

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Rơm tháng Mười   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Rơm tháng Mười

   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nếp vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.
(Theo Nguyễn Phan Hách)

Hổ phách: một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức.

b. Nhân vật tôi và các bạn nhỏ chơi trò gì với rơm?

1
6 tháng 3 2017

Bọn trẻ nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Nhân vật tôi thì làm chiếc lều bằng rơm nếp vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra nhìn bầu trời.

Nắng của mùa thu là sắc vàng ngập lối ta đi,là những bông hoa cúc nở xòe bên hiên nhà lặng lẽ.Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng của trái thị,của những cây rạ mẹ phơi...Còn nắng mùa đông hiếm hoi,ngậm ngùi gợi một chút nao nao nuối tiếc....Bất chợt có một chiều đông,vài giọt nắng rớt xuống bên hiên,cô bé ngơ ngác nhìn,đưa tay ra hứng,không biết đó có phải là những giọt nắng mùa...
Đọc tiếp

Nắng của mùa thu là sắc vàng ngập lối ta đi,là những bông hoa cúc nở xòe bên hiên nhà lặng lẽ.Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng của trái thị,của những cây rạ mẹ phơi...Còn nắng mùa đông hiếm hoi,ngậm ngùi gợi một chút nao nao nuối tiếc....Bất chợt có một chiều đông,vài giọt nắng rớt xuống bên hiên,cô bé ngơ ngác nhìn,đưa tay ra hứng,không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu vô tình bỏ quên,còn sót lại;hay chúng được chắt chiu,dệt nên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ?..Cô bé ngồi lặng lẽ,dõi nhìn về chút nắng yếu ớt hắt lên từ cuối chân trời xa xa .Bất giác cô bé cảm thấy mùa đông thật tội nghiệp và đáng thương,phải dành dụm cho mình từng giọt nắng hiếm hoi,không đủ sức để xua đi gió lạnh lẽo.Thương mùa đông lắm,cô bé đã ngắt ngững bông hoa cải vàng thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng.Sắc hoa cải vàng dập dềnh,mênh mang dòng nước của một buổi chiều mùa đông.

Phân tích cái hay của đoạn văn mà em cảm nhận được ;về cách diễn đạt,về nội dung.

0
giúp mình với, mình cần gấp.Nêu trình tự miêu tả bài văn sau:Luỹ làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Luỹ làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của luỹ:Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven luỹ, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng...
Đọc tiếp

giúp mình với, mình cần gấp.

Nêu trình tự miêu tả bài văn sau:

Luỹ làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Luỹ làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của luỹ:

Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven luỹ, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền. 

Luỹ tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt…

Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!

Luỹ giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hoá). Luỹ trong cùng tre càng thẳng hơn.  Tre hóa óng chuốt mọc thẳng, ngọn không dày và rậm như tre gai. Cả năm xanh một màu xanh thẫm, đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi những trận gió mùa đến lay gốc, cả một tầng lá trút xuống, bay theo từng dải vàng. Và trong tôi lưu đọng mãi một vẻ đẹp, một nỗi buồn, của một vật thể hết một vòng đời đang vùng vẫy, đắm đuối với trời cao, mây gió và ngang tàng với mưa bão, với lốc bụi phải trở về với đất, theo lẽ hoàn toàn tự nhiên . Tre luỹ làng thay lá… Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!…

Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

 

 
1
14 tháng 5 2020

Nôi dung của các phần:

  • Phần 1:bao quát ngoài lũy tre làng: từ đầu đến màu xanh của lũy: giới thiệu về lũy tre làng
  • Phần 2:tả chi tiết từng cây tre,lũy tre: tiếp theo đến được bồi đắp lúc nào không rõ:miêu tả cụ thể ba vòng tre tạo thành luỹ làng;
  • Phần 3: vật quanh tre và cảm trưởng:Còn lại:  miêu tả măng tre, thể hiện cảm nghĩ về loài tre.