K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2022

Có thể bị tai nạn chấn thương đầu (khi bị tai nạn ).

Việc không đội mũ bảo hiểm khi đã tham gia giao thông là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng như : Có thể gặp tai nạn,có thể tử vong tại chỗ,.v.v. Và không thể kể đến là đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm,việc này đội mũ bảo hiểm là vô cùng đơn giản nhưng rất nhiều người vẫn không đội.Khi đã tham gia giao thông và tuân thủ đúng pháp luật thì sẽ bảo vệ được tính mạng và làm cho xã hội không vì giao thông mà cãi vã,đánh nhau,...

27 tháng 3 2023

loading...  

27 tháng 3 2023

  Trong những năm gần đây, thị trường xe đạp điện ngày càng phổ biến và trở nên quá quen thuộc với học sinh sinh, sinh viên. Tuy nhiên, xe đạp điện vẫn có quy chuẩn riêng và được quy định pháp luật. Nhiều học sinh, sinh viên đi xe có quan điểm cho rằng khi đi không cần độ nón bảo hiểm. Vậy, khi đi xe đạp điện, người ngồi trên xe có cần đội nón bảo hiểm hay không?

   Xe đạp điện là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện có công suất động cơ và thiết kế vận tốc lớn ( khi vận hành bằng động cơ điện). Theo đó , xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện thô sơ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Theo quy định pháp luật, đi xe đạp điện cũng có đ trộ tuổi nhất định mới cho phép lái xe, khoảng từ 15 tuổi trở lên. Cùng với đó như đã trình bày ở trên,với những quy định đó thì có thể xác định xe đạp điện cũng là đối tượng được áp dụng cho trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm có cài quy đúng cách. Vậy nên người điều khiển xe đạp điện và cả người ngồi sau xe đạp điện đều phải thực hiện đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ loại trừ cho các trường hợp như chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cho phép không đội mũ bảo hiểm. Tóm lại, người điều khiển xe đạp điện, người ngồi trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ bảo hiểm đúng theo quy cách của pháp luật quy định. Đối tượng điều kiển xe nếu vi phạm thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật . Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội "mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy: hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số trường hợp đội mũ bảo hiểm vẫn bị phạt. Nhiều người nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm đầy đủ là đã tuân thủ đúng theo quy định và không thể bị phạt lỗi khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây thì vẫn bị xử phạt như bình thường, cụ thể:Cài quai mũ bảo hiểm không đúng quy cách. Đội sai loại mũ bảo hiểm không dành cho xe máy, ô tô

   Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu dụng và đầy đủ để mội người bảo vệ quyền lợi của mình, cũng như có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông!

Đây là bài nghị luận ngắn cho bạn kham khảo ( bài chưa hoàn chỉnh mong bạn thông cảm)

 

 

19 tháng 3 2023

Gợi ý:

Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày

-Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.

-Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.

-Thân bài

1. Giải thích vấn đề:

-Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.

-Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.

-Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

2. Thực trạng:

-Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

-Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.

-Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…

3. Nguyên nhân:

-Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

-Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.

-Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.

-Thích thể hiện mình khác người.

-Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…

4. Hậu quả:

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.

5. Biện pháp:

-Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).

-Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.

-Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.

Kết Bài:

-Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

-Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.

13 tháng 4
I. Dàn ý Vấn đề ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

+ Mở bài:

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.

+ Thân bài:

* Giải thích:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.

* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:

 

– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.

– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

* Nguyên nhân:

– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.

– Xem thường tính mạng của mình và người khác.

– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.

– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.

– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.

– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.

 

– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.

– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.

* Hậu quả:

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

* Giải pháp khắc phục:

– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.

– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.

– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.

 

* Bài học:

– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.

– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.

+ Kết bài:

Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.

27 tháng 2 2020

-Nhắc nhở các bạn bè hay những người xung quanh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

-Tham gia  tích cực diễn các tiểu phẩm về an toàn giao thông , nhấn mạnh sự nguy hiểm khi không đội mũ bh

-Tuyên truyền, trao đổi các kiến thức về an toàn giao thông cho các bạn.

- Khích lệ mọi người  xem các ấn phẩm báo chí hay video hướng dẫn cách tham gia giao thông an toàn.

-In các khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông để dán ở lớp học.

27 tháng 2 2020

bạn viết dài ra chút được  ko (10 đến 15 dòng)

2 tháng 10 2019

có đề này sao

đấm chết cha chúng nó đê :)))

24 tháng 3 2020

Khuyên răn và nói lên tác hại nhá

Bà K là tổ trưởng tổ dân phố, ngày nào đi làm bà cũng đội mũ bảo hiểm và dặn cậu con trai học lớp 11 thực hiện đúng nội quy nhà trường. Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách khi đi xe đạp điện. Việc làm của bà K thể hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện...
Đọc tiếp

Bà K là tổ trưởng tổ dân phố, ngày nào đi làm bà cũng đội mũ bảo hiểm và dặn cậu con trai học lớp 11 thực hiện đúng nội quy nhà trường. Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách khi đi xe đạp điện. Việc làm của bà K thể hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?

A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

B. Tích cực tham gia các hoạt động : xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

D. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

1
18 tháng 11 2018

Đáp án: A

24 tháng 3 2019

Đội mũ bảo hiểm là rất cần thiết đối với mọi lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học như chúng em bởi khi Phương tiện của mình đang lưu thông trên đường kể cả khi đã quan sát và đi một cách thật cẩn trọng thì những tình huống nguy hiểm bất đắc dĩ vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mũ bảo hiểm đóng vai trò Vô cùng quan trọng trong tình thế này . Nó giúp chúng ta giảm chấn thương ở phần đầu và bảo vệ tính mạng .
Để khuyến khích các bạn cùng lớp thực hiện tốt việc này thì em đã tuyên truyền Về lợi ích khi đội mũ bảo hiểm và phân tích tác hại khi không đội mũ bảo hiểm tới các bạn,Khuyên các bạn nên đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện để chấp hành tốt luật giao thông và cũng để bảo vệ mình.,Nhắc nhở các bạn thực hiện tốt.vàTuyên truyền về an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt.

Khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện chúng ta cần phải đội mũ bảo hiểm. Đã có rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, hầu hết là do mọi người chủ quan không chấp hành đúng luật giao thông. Nếu chúng ta đội mũ bảo hiểm khi tha gia giao thông mà không may gặp tai nạn thì sẽ giúp chúng ta giảm bớt chấn thương ở vùng đầu và bảo vệ tính mạng của chúng ta.

Vì vậy em muốn gửi đến cho mọi người một thông diệp rằng: " hãy đội mũ bảo vệ khi tham gia giao thông"

21 tháng 3 2019

đấy là việc của công an

Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn.

Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…

Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông là biện pháp quan trọng hàng đầu.”

1 tháng 5 2018

1) Mũ bảo hiểm là một vật dụng không thể thiếu trong thời đại cuộc sống ngày càng phát triển . Với tôi mũ bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ tính mạng của chúng ta . Là một học sinh tôi nghĩ việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia GT của lứa tuổi học sinh rất cần thiết . Đội mũ bảo hiểm là một thói quen không hề khó khăn . Chúng ta hãy cùng nhau đội mũ bảo hiểm ! 2) Thế giới ảo ngày càng phát triển và đa dạng hơn , không thể phủ nhận mạng xã hội ngày càng phát triển . Và FB là một ứng dụng phổ biến rộng rãi trên toàn cầu . Vì thế việc lứa tuổi hs chưa đủ tuổi có thể tham gia vào MXH này. Vì thế mà các bạn học sinh say mê và bị đầu độc bởi chúng . chúng ta ko thể phủ định sự hữu ích của Fb , nhưng cần phải biết sử dụng chúng 1 cách hợp lí .

1 tháng 5 2018

chỉ rõ câu phủ định