K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2022

Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Tham khảo ạ:

Hiện nay tình hình giao thông tại thành phố có rất nhiều vấn đề phải nói trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông. Các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc là do những lí do sau: gần trường học, có đường ray xe lửa đi qua, thường xuyên gặp nước khi trời mưa, hệ thống tín hiệu đèn giao thông bị hỏng mà không có sự can thiệp kịp thời của CSGT, và ý thức của người dân… chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải của riêng ngành giao thông, công an. Về lâu dài nên mở rộng diện tích đất khu trung tâm TP HCM ra ngoại ô, tức là giãn dân ra xa khu trung hành chính hiện ra để thực hiện vấn đề trên không còn cách nào là phải quy hoạch lại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện ra xa trung tâm hiện nay. Nhưng hiện tại cần khắc phục ùn tắc giao thông bằng một số giải pháp sau: 1 là bố trí tín hiệu đèn giao thông theo chiều kim đồng hồ (hoặc ngược lại). Tại một thời điểm thì chỉ có một hướng được lưu thông. Hai là nâng cao ý thức người dân thông qua biện pháp tuyên truyền mà mỗi học sinh, đoàn viên thanh niên là lực lượng chính. Ba là giải quyết các điểm thường xuyên ngập nước khi trời mưa. Hãy cùng nhau xây dựng thành phố này thành một trong những thành phố nổi tiếng của khu vực, và xa hơn là cả thế giới.

HT

6 tháng 1 2022

em học lớp 4 thì làm sao mà biết ạ

6 tháng 1 2022

Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kinh tế phát triển khiến nhu cầu của người dân càng ngày càng cao. Không còn “chỉ tiêu” ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được nhiều người chú ý đến.

Vệ sinh thực phẩm ở đây là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói là khái niệm này có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật. Nói chung vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Thực trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên ở nước ta, chỉ một đoạn đường nhỏ ở thị trấn hay thành phố, cảnh quan, hình ảnh quán cóc, quán vỉa hè, các gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc, nhắc đến thì ai cũng biết. Thử đặt một câu hỏi nhỏ rằng: “Liệu những quán đó có hợp vệ sinh an toàn thực phẩm?”. Chắc hẳn ai cũng đã rõ câu trả lời. Vệ sinh đâu khi ngồi thưởng thức một bát phở mà bên cạnh lại là những bãi rác bốc mùi nồng nặc, nước cống đen ngòm, khói bụi dày đặc trong. Vệ sinh đâu khi người bán dùng tay không bốc những thức ăn rồi đặt vào tô. Những điều đó ai cũng biết nhưng vẫn thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách bình thường, thậm chí là ngon lành với lí do: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “Ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện” còn có ý kiến cho rằng “Ngồi đây cho thoáng mát”.

Nếu như trước đây, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở các hành vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh mứt, formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản hay chất 3-MCPD trong nước tương đã làm nhiều người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều năm thì giờ đây, trong dịp trước tết và trong tết, nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện với nhiều hành động tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường “cung không đủ cầu”. Nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng trước đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy.

Vừa rồi, thanh tra và các tổ chức y tế nhiều nơi đã phát hiện nhiều vụ làm chấn động dư luận và người dân. Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp xưởng sử dụng hóa chất trôi nổi, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt, phục vụ cho dịp tết có danh tiếng và tên tuổi trong bánh mứt và đã được cấp giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện sử dụng các nguyên liệu đã mốc, lên men, chứa đầy dòi và ấu trùng đang được ngâm với hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhiều cơ sở đã thừa nhận rằng trong lúc chế biến thiếu sân phơi và đã đem ra phơi trên vỉa hè. Tại Hà Nội đã phát hiện trên hai mươi năm tấn mỡ thối nát, đã bốc mùi hôi thối nồng nặc chở từ một cơ sở để đưa vào miền Nam tiêu thụ. Chưa hết những thứ mỡ thối kinh khủng thì lại tới chuyện lòng heo, nội tạng gia súc, động vật. Các cơ quan chức năng đã bắt giữ liên tục hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ nội tạng động vật, thịt bẩn, bì lợn thối được chuyển từ Hà Nội về Lào Cai, chuyển sang Trung Quốc để tẩm thuốc, sơ chế rồi chuyển về lại Việt Nam để tiêu thụ, phục vụ cho những thực khách sành ăn, ham giá bình dân. Nhiều vụ lên đến hàng tấn. Các đoàn thanh tra còn bắt được hàng tạ thịt chim cút đang trong thời gian phân hủy, không còn giữ được nguyên vẹn thực trạng ban đầu. Các vụ vận chuyển hàng trăm cân gia cầm chết hay bị bệnh chưa qua sự cho phép của chính quyền nhà nước đã xâm nhập vào thị trường nước ta. Một số vụ vận chuyển một lượng lớn chất Rhodamine B là một loại hóa chất công nghiệp phát quang dùng trong y học để chẩn đoán vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa hay để nhuộm quần áo được trộn chung với ớt bột rồi tung ra thị trường. Các vụ trên đa phần đều có tổ chức, đường dây lớn và dẫn về các tiệm ăn nhỏ, quán cóc hay thậm chí là những nhà hàng sang trọng, sạch sẽ. Theo thông tin của một cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đột xuất, không khỏi bất ngờ và choáng váng khi phát hiện ra rằng hầu hết các điểm được kiểm tra đều xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng, giấy tờ, bao bì hay nhãn mác. Đem một số mẫu về xét nghiệm thì có tới 56% mẫu bị nhiễm vi khuẩn, nhiều loại bị nhiễm hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxi hóa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người. Có nhiều loại trái cây nhập lậu từ Trung Quốc nhìn bề ngoài thì rất tươi ngon nhưng bên trong đã thối rữa.

Những vụ mà báo chí đã phanh phui khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đa phần là do những nguyên nhân như: những người dân đã dùng những thực phẩm đó một cách quen thuộc từ lâu nhưng chỉ khi được phát hiện thì mới bắt đầu phòng tránh. Những bất cập trong việc quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên thế giới rất đáng quan ngại, đặc biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như lụt lội, mất mùa. Thực phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng. Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Cách tổ chức sản xuất sản phẩm còn quá kém, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm còn nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu. Ta chưa kiểm soát được kĩ thuật canh tác và việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp thực phẩm. Chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm, thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu hệ thống quản lí, kiểm nghiệm… Đặc biệt, thiếu trầm trọng thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương. Lượng công nhân viên chức, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất ít. Nhiều người tham lam, muốn kiếm tiền dễ dàng một cách độc ác đã làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà rẻ nhằm đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Vấn đề còn lại là phải có một cơ quan chuyên trách, giữ vai trò “nhạc trưởng” để tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc này hơn nhưng vẫn là chưa đủ. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng này. Sản xuất phải chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ. Cần có nhiều cán bộ, tổ chức vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, chính sách nhà nước chặt chẽ hơn, có chế tài xử lí rõ ràng và nghiêm khắc hơn. Nhưng đặc biệt là người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, như vậy người tiêu dùng cần có kiến thức tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chúng ta nói chung và những bà nội trợ nói riêng lo lắng làm thế nào để có được một cái tết an lành với mọi thành viên trong gia đình. Hãy làm người tiêu dùng thông minh, và hãy nói không với “mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nhằm tiến đến một ngày mai xanh, sạch.

21 tháng 6 2021

Mỗi người đều có câu chuyện riêng của cuộc đời mình, nó có nhiều đoạn vui cũng lắm đoạn buồn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn có trách nhiệm viết nên cuốn sách của đời mình.
Bạn là nhân vật chính, nhưng có lắm lúc bạn muốn một ai đó đồng hành cùng mình qua các chương. Bạn muốn họ thành nhân vật chính cùng bạn. Ước muốn đó nhiều khi mãnh liệt tới mức bạn viết về nó đầy mấy chục trang, hai ba chương liền. Và có khi tự hạ mình thành vai phụ, đẩy người kia thành nhân vật chính.
Đáng buồn là người đó cũng có câu chuyện riêng của họ, và họ không coi bạn như nhân vật chính cùng họ, họ có người khác cho vai đó. Hình ảnh bạn xuất hiện chỉ trong vài dòng ngắn ngủi rải rác khắp chương truyện của họ.
Có thể bạn cũng biết là không đáng, không nên, tại sao lại phải như vậy - nhưng bạn vẫn cứ tiếp tục như thế - hình ảnh 1 người không đáng lại tràn lan qua các chương về đời sống của bạn, át đi những nhân vật khác.
Cuối cùng, bạn vẫn sống cuộc đời của bạn, viết tiếp câu chuyện của đời mình. Hà cớ gì không để nó là một thứ sau này mỗi khi nhìn lại và mỉm cười. Mình có thể có giai đoạn ngu ngốc, mê đắm nhưng chính mình lại vượt qua nó vì mình biết là nó sẽ ít khi như ý của mình, sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc hơn.
Mong cô nhận xét !

21 tháng 6 2021

Em tự viết ạ:

undefined

Sau đây là đoạn văn mình viết, bạn nên tham khảo rồi tự viết theo ý của mình nha.

Chủ đề gần gũi: sống cống hiến.

   Mỗi chúng ta cần sống biết hiến dâng đời mình như một chiến công để tô điểm hương sắc cho cuộc sống. Cho dù chúng ta chỉ là một cá thể nhỏ bé, bình thường nhưng khi ta chung tay cống hiến thì những đóng góp ấy không bao giờ tầm thường. Cống hiến là sự tự nguyện đem sức lực và trí tuệ tạo nên lợi ích chung cho xã hội và làm nên sức mạnh của đất nước. Hiến dâng là một đôi cánh nâng đỡ con người khẳng định giá trị tồn tại của bản thân bằng cách điểm lại trên trang viết cuộc đời những dấu ấn riêng. Có thể nói, hiến dâng chính là một chất keo kết nối mọi người trong một cộng đồng góp phần dệt nên tấm áo yêu thương ôm trọn những mảnh đời bất hạnh. Mỗi người biết hiến dâng là một ngọn đèn hải đăng đưa những con thuyền lạc lối thoát khỏi màn đêm đen vô tận để đi đúng hướng tới giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống. Và cô giáo Trương Thị Nhượng ( tỉnh Hà Giang) là một trong số đó. Cô tận tụy hàng chục năm ở vùng đất quanh năm chỉ có núi và núi. Đồng thời, cô tham gia đóng góp đáng kể trong việc kết nối đầu tư xã hội hoá cho những ngôi trường vùng cao. Sự cống hiến hết mình của cô đã mở ra cánh cửa đến tương lai tươi sáng cho bao học sinh miền núi có miếng thịt để ăn, áo để mặc và một cơ hội học tập để trở thành người có ích cho xã hội. Tôi hiểu rằng “Thước đo của cuộc đời không phải thời gian mà là sự cống hiến” ( Peter Marshall). Một ngày nào đó, tuổi trẻ sẽ tàn phai nhưng những gì tôi hiến dâng sẽ sống một phần đời vô hạn. Hy vọng mỗi chúng ta đều hiến dâng những khóm hoa đẹp nhất để điểm tô cho cuộc đời và vun vén cho khu vườn tâm hồn của chính mình.

5 tháng 3 2021

chủ đề nghị luận là gì em?

5 tháng 3 2021

Dạ Xã hội vô cảm và sẻ chia