K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, có những màu sắc tươi tắn, rạng rỡ khiến ai cũng yêu quý, thích thú, có những gam màu trầm tối, u buồn làm nền cho những khoảng sắc sáng màu kia. Tuy nhiên, một bức tranh hoàn hảo chỉ khi mang đủ những sắc màu cần thiết, dung hòa và bổ trợ lẫn nhau, cũng như cuộc sống phải có niềm vui, có nỗi buồn để con người ta biết trân trọng, yêu quý. Bolke từng nói: "Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng". Câu nói đặt ra bài học về nhận thức giá trị cuộc đời đúng đắn, khách quan, có giá trị đến tận ngày nay, khiến người đọc phải suy ngẫm, nghĩ ngợi.

Hình ảnh "ánh sáng - bóng tối" được sử dụng ẩn dụ cho những định nghĩa đối lập. Nếu "ánh sáng" là khát vọng sống mãnh liệt, là thành công, là bến bờ thắng lợi, thì "bóng tối" là khổ đau, mất mát, khó khăn thất bại mà ta gặp phải trên đường đời. "Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng", nếu con người chưa từng trải qua những gian nan, trắc trở, chưa từng trải qua những ngày tháng u tối thì không thể có đủ kinh nghiệm, nhận thức để đi tới ánh sáng, không thể thấy hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng.

Hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau mà lại song hành tồn tại. Phải trải qua những ngày tháng khó khăn thì bản thân mỗi người mới rèn luyện được ý chí quyết tâm vươn tới mục đích cao cả, hay phải sống trong bóng tối, con người ta mới có động lực đứng lên, thay đổi bản thân, phải ở trong bóng tối mới thu nạp được những bài học đáng quý, lấy đó làm những bước thang vững chắc để chạm tay tới được "ánh sáng" ngoài kia.

Phải trải qua gian lao thử thách, con người mới có đủ bản lĩnh tiếng tới tương lai. Một doanh nhân thành công ắt hẳn phải trải qua những lần thất bại, thậm chí là thất bại thảm hại. Nhưng sợi dây kinh nghiệm càng được kéo dài, con người càng có đủ kiến thức uyên thâm về chuyên môn và tinh thần cứng rắn, sắt thép, như một cây đại thụ đứng chống chọi với bão giông cuộc đời. Đằng sau chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn thứ hai thế giới với hơn 20.000 chi nhánh toàn thế giới KFC là người đàn ông 65 tuổi thất nghiệp với số vốn vỏn vẹn hơn 100 đô la. Sống một cuộc đời nghèo khổ, cho đến khi tuổi đã xế chiều, ông mới có cơ hội được tìm đến ánh sáng. Nếu không có những ngày tháng chôn vùi tìm ra công thức thử nghiệm, không có khát vọng làm giàu, không đứng lên từ bùn lầy, liệu rằng người đàn ông ấy có thể sở hữu doanh nghiệp cá nhân trị giá nửa tỉ đô này hay không?

Con người cảm nhận được bóng tối là con người có thế giới quan toàn vẹn, hiểu được giá trị của ánh sáng. Và chỉ khi gặp thử thách thì mới có kinh nghiệm, có sống trong bùn lầy mới có nghị lực vươn lên. Nữ bác học Marie Curie tuổi trẻ sống trong một căn hộ tồi tàn không có nổi bộ bàn ghế tiếp khách, hàng trăm lần thí nghiệm thất bại, trải qua nỗi đau mất chồng, một mình nuôi con nhỏ, tất cả những khó khăn ấy trở thành động lực để bà không từ bỏ nghiên cứu, tìm ra khi Uranium cực hiếm làm nền tảng khoa học cho nhân loại. Những khó khăn ấy chính là động lực, là cơ hội để bà có thêm kinh nghiệm, thêm kĩ năng, thêm động lực thực hiện ước mơ dang dở của người chồng quá cố. Nữ văn sĩ Helen Keller, sau trận viêm não năm một tuổi, bà trở thành người khiếm thị, khiếm thính và không thể nói. Sống trong bóng tối, không thể giao tiếp với thế giới, nhưng bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và được cô giáo dìu dắt, Helen Keller đã chạm tay được tới "ánh sáng", tốt nghiệp đại học Havard, thành lập và duy trì Hội người mù thế giới, trở thành chính trị gia trẻ tuổi, nhận lời khen của tổng thống Hoa Kì và là nguồn cảm hứng cho nhiều người khuyết tật trên toàn thế giới. Những vĩ nhân từng phải sống trong cực khổ, cảm nhận rõ nét nhất những thử thách, vất vả để có được tương lai thành công, đạt được những ước mơ trong cuộc đời. Chỉ khi ấy, con người mới biết trân quý, nâng niu những gì mình đang có, và chỉ những người đã được tôi rèn trong gian khổ mới có đủ dũng khí để bước tới thành công.

Từ câu nói của Bolke, bản thân chúng ta cần tạo ra mục tiêu để cố gắng, lấy những hạn chế và khó khăn ta đang gặp phải để làm mục tiêu. Con đường nhiều ghềnh thác thường là con đường dẫn tới đỉnh cao. Vì vậy, khi gặp thử thách, ta không nên nản chí, chùn bước để rồi mãi mãi ở trong bóng tối thấp kém mà phải không ngừng phấn đấu, trau dồi bản thân cả về kiến thức và kĩ năng, trở thành một người toàn diện, sẵn sàng đối đầu với cuộc đời. Bên cạnh những tấm gương tiêu biểu, xã hội đồng thời tồn tại không ít những kẻ lười biếng, không có chí cầu tiến, luôn tự hài lòng với cuộc sống hiện tại, dễ nhụt chí khi chỉ mới gặp khó khăn bước đầu. Ngoài ra, còn có những trường hợp sinh ra trong điều kiện khá giả, chưa bao giờ thiếu thốn, khó khăn nên không biết quý trọng những gì mình đang được hưởng, thái độ khinh thường, ngạo mạn. Tất cả những thành phần đó sẽ mãi núp dưới ánh hào quang mà bố mẹ, người khác mang lại, cả đời mãi mãi chỉ là ếch ngồi đáy giếng hoặc sớm trở thành kẻ coi thường người khác, bị xã hội ruồng bỏ, kì thị.Là người học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời nhưng bản thân chúng ta cần không ngừng nỗ lực và phấn đấu, không được vì chút khó khăn mà bỏ dở tương lai rạng ngời phía trước. Học tập, đúc rút kinh nghiệm để làm hành trang vững chắc vào đời, đặt ra mục tiêu, lấy đó làm câu hỏi cho những lần ta sắp bỏ cuộc. Có như vậy, chúng ta mới trở thành những công dân toàn cầu, phù hợp với sự biến đổi không ngừng và quy tắc đào thải khắc nghiệt của xã hội hiện thời.

Câu nói ngắn gọn mang nhiều tầng triết lý nhân sinh sâu sắc, đưa ra quan điểm về nhận thức của con người chỉ hoàn thiện khi nhìn ra được mặt tích cực trong tình huống tiêu cực, biến nó thành động lực để theo đuổi ước mơ. Đồng thời, tác giả cũng muốn nhắn nhủ con người về tầm quan trọng của sự biết ơn, trân trọng cả những điều khó khăn trong cuộc đời vì đó chính là hành trang vững chắc, giúp ta luôn đứng vững và trường tồn ngay cả trong bão giông, gian khổ.

Bạn tham khảo nhé.Người đến từ năm 2023 trl bạn:)

11 tháng 4 2020

* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

  Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

  + Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

  + Thời gian: hoàng hôn

=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn

=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.

-  Biện pháp tu từ nhân hóa:

  + Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”  gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

  + Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».

- “Lại”:

  + Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

  + Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.

-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

  + Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.

  + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

11 tháng 4 2020

Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.

- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.

+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.

+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.

- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.

- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.

5 tháng 4 2022

Tham khảo:

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
 

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.

Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.

     Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

29 tháng 10 2018

Bước Tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Đó là bài thơ mang tiêu đề "Qua Đèo Ngang" do Bà Huyện Thanh Quan làm trong lần đi vô Huế để đảm nhiệm chức vụ Cung Trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ ). Trước quang cảnh hoang vu , nỗi cô đơn "nhớ nước, thương nhà" của tác giả lại càng tăng thêm. Chính vì đó tác giả đã làm 1 bài thơ hay như vậy. "Qua Đèo Ngang" là 1 tác phaamr trữ tình hay. Bài thơ giúp ta phần nào hiểu được về quang cảnh ở Đèo Ngang mà còn hiểu được tâm trạng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả đươc nói rõ trong những câu thơ. Đọc bài thơ ta càng thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
~The end~

viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người bố đối với con trong đoạn trích"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là...
Đọc tiếp

viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người bố đối với con trong đoạn trích"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.:

2

Bạn tham khảo nha có gì viết thêm bổ sung ý nữa nhé

Người bố của En-ri cô thật sự rất thương con, thương con bằng cả tấm lòng của mình. Người cha giáo dục con bằng cách nhắc nhở nhẹ nhàng, khéo léo chứ không trách móc hay quát mắng người con trai của mình. Từ đó có thể nhìn ra được người cha rất tinh tế và là một người cha tốt khi có cách giáo dục con đúng đắn. Đồng thời qua đoạn van trên ta thấy tình yêu, lòng mong muốn của bố về việc học tập của đứa con được thể hiện một cách thiết tha, cháy bỏng. 

8 tháng 1 2023

giúp mình với mình đang cần rất là gấp ạ

 

22 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời"  với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.

 

22 tháng 10 2021

Tham khảo

Câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc/ Con không cha như nòng nọc đứt đuôi" là câu tục ngữ đúng đắn và sâu sắc để nói về vai trò của người cha trong cuộc sống của mỗi người con. Thật vậy, Với hình ảnh so sánh "như nhà có nóc", tác giả dân gian đã diễn tả sinh động, gợi hình, gợi cảm, chân thực vai trò của người cha trong cuộc sống của con. Đó là cha chính là nóc nhà, là mái nhà chở che cho ngôi nhà, cho cuộc sống của con luôn được bình an trước sóng gió ngoài kia. Ngược lại, hình ảnh so sánh "như nòng nọc đứt đuôi" cũng đã diễn tả chân thực, gợi hình, gợi cảm việc con không có cha. Khi con không có cha thì việc đó cũng giống như nòng nọc không có đuôi, rất khó khăn và vất vả để sống và tồn tại. Cùng với mẹ, cha là người nuôi dưỡng, chở che và đóng vai trò quan trọng cho quá trình lớn lên và trưởng thành của mỗi người con. Cha luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất và nhận lấy hộ ta những điều giông bão, sóng gió trong cuộc sống này. Tóm lại, câu tục ngữ dù ngắn gọn đã diễn tả được vai trò quan trọng của người cha trong cuộc sống của chúng ta. Từ đó, mỗi người con ý thức được sự hiếu thảo và báo đáp dành cho cha mẹ của mình.

16 tháng 9 2019

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.



 

16 tháng 9 2019

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với những điều được kể. Lạc Long Quân được giới thiệu là một vị thần “thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ”. Thần hay ở dưới nước, “thỉnh thoảng lên sống trên cạn”, có sức khỏe vô địch và nhiều phép lạ. Lạc Long Quân đã giúp nhân dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những con cá, con cáo, những cây sống lâu năm biến thành yêu quái làm hại đến cuộc sống, tính mạng của dân lành. Vị thần ấy còn dạy nhân dân ta “cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Sau đó, Lạc Long Quân thường về thủy cung, “khi nào có việc cần, thần mới hiện lên”.