K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bạn tham khảo 1 số đề dưới đây nha ,mình thấy khá hay và dễ  

~~chúc bạn làm bài tốt~~

Đề kiểm tra 1:

Bài 1. (2 điểm) Lấy 3 điểm không thẳng hàng M , N, P. Vẽ hai tia MN, MP sau đó vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại Q nằm giữa N, P.

Bài 2. (3 điểm) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm C nằm giữa hai điểm A và M, điểm D nằm giữa hai điểm M và B.

a) Tia MC trùng với tia nào? Vì sao ?

b) Tia MD trùng với tia nào? Vì sao ?

c) Điểm M có nằm giữa hai điểm C và D không? Vì sao?

Bài 3. (1 điểm) Cho trước một số điểm. Cứ qua hai điểm vẽ một đoạn thẳng. Biết rằng có 55 đoạn thẳng. Hỏi có bao nhiêu điểm cho trước?

Bài 4. (4 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm M, N sao cho OM = 8 cm, ON = 4 cm. Gọi I là trung điểm MN.

a) Chứng tỏ rằng N là trung điểm của đoạn thẳng OM.

b) Tính IM

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Vì C nằm giữa A, M nên hai tia MA , MC trùng nhau.

b) Vì D nằm giữa M, B nên hai tia MD , MB trùng nhau.

c) Vì M nằm giữa A, B nên hai tia MA , MB đối nhau. Mà hai tia MC, MA trùng nhau, hai tia MD, MB trùng nhau. Do vậy hai tia MC, MD đối nhau

Suy ra điểm M nằm giữa C và D.

Bài 3.

Gọi số điểm cho trước là n (n ∈ N*)

Vẽ từ 1 điểm bất kì với n – 1 điểm còn lại, ta được n – 1 đoạn thẳng.

Với n điểm, nên có n(n – 1) (đoạn thẳng). Nhưng mỗi đoạn thẳng đã được tính 2 lần. Do đó số đoạn thẳng thực sự có là: n(n – 1) : 2 (đoạn thẳng)

Theo đề bài ta có:

n(n – 1) : 2 = 55

n(n – 1) = 55 . 2

n(n – 1) = 110

n(n – 1) = 11 . 10

n = 11

Vậy có 11 điểm cho trước

Bài 4.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có M, N và ON < OM (vì 4 cm < 8 cm ), nên N nằm giữa O và M

Do đó ON + MN = OM

4 + MN = 8

MN = 8 – 4 = 4 (cm)

Vì N nằm giữa O và M và ON = MN ( =4cm ) nên N là trung điểm của đoạn thẳng OM.

b) I là trung điểm của đoạn thẳng MN nên

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Đề kiểm tra 2 :

Bài 1. (2 điểm) Vẽ hình theo trình tự sau:

Cho ba điểm M, N,P không thẳng hàng

- Vẽ tia MP, đoạn thẳng NP và đường thẳng MN

- Vẽ tia MQ là tia đối của tia MP

- Vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại K

Bài 2. (3 điểm) Cho 3 điểm A, B, C biết: AB = 4cm, BC = 3 cm, AC = 6 cm. Chứng tỏ rằng:

a) Trong 3 điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

b) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng

Bài 3. (5 điểm)

Trên tia Ax lấy các điểm B, C sao cho AB = 4 cm, AC = 8cm

a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng AC

c) Gọi D là trung điểm đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng DC.

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Ta có: AB + BC = 4 +3 = 7 (cm), AC = 6 cm.

Nên AB + BC ≠ AC. Vậy điểm B không nằm giữa A, C.

Ta có: AB + AC = 4 + 6 = 10 (cm), BC = 3 cm.

Nên AB + AC ≠ BC. Vậy điểm A không nằm giữa B, C.

Ta có: AC + BC = 6 + 3 = 9 (cm), AB = 4 cm.

Nên AC + BC ≠ AB. Vậy điểm C không nằm giữa A, B.

b) Trong ba điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Bài 3.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ax có B, C và AB < AC (vì 4 cm < 8 cm ), nên B nằm giữa A và C.

b) B nằm giữa A và C nên : AB + BC = AC

4 + BC = 8

BC = 8 – 4 = 4 (cm)

Ta có B nằm giữa A và C và AB = BC = 4 cm nên B là trung điểm của đoạn thẳng AC

c) D là trung điểm của đoạn thẳng AB nên:

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

D là trung điểm của AB; B nằm giữa A và C nên D nằm giữa A và C

Do đó: AD + DC = AC

2 + DC = 8

DC = 8 – 2 = 6 (cm)

Đề kiểm tra 3:

Bài 1. (4 điểm) Cho 3 điểm A, B , C không thẳng hàng. Hãy vẽ đoạn thẳng BC, tia AB và đường thẳng CA.

Bài 2. (6 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 7 cm

a) Tính AB

b) Gọi C là trung điểm AB. Tính AC

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 7 cm ), nên A nằm giữa O và B

Do đó OA + AB = OB

3 + AB = 7

AB = 7 – 3 = 4 (cm)

b) C là trung điểm của đoạn thẳng AB

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Đề kiểm tra 4:

Bài 1. (2 điểm) Trên đường thẳng d lấy ba điểm E, Q, S theo thứ tự đó.

a) Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả, hãy kể tên các đoạn thẳng đó

b) Viết tên hai tia đối nhau gốc Q.

Bài 2. (2 điểm) Cho trước 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Tìm điểm E sao cho A, E, B thẳng hàng và C, E, D thẳng hàng.

Bài 3. (3 điểm) Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng, điểm M không nằm giữa hai điểm N và P. Biết: MN = 6 cm, MP = 2 cm. Tính PN.

Bài 4. (3 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 6 cm.

a) So sánh OA và AB.

b) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao ?

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Có 3 đoạn thẳng đó là: RQ, QS, RS

b) Hai tia đối nhau gốc Q là: tia QR và tia QS

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Vẽ hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại E

Điểm E là điểm cần tìm

Trường hợp AB và CD không cắt nhau thì không tìm được điểm E

Bài 3.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Nếu điểm N nằm giữa hai điểm M, P thì:

MN + NP = MP

6 + NP = 2 (vô lí)

Do vậy N không nằm giữa M, P. Theo đề bài thì M không nằm giữa N và P và M, N, P thẳng hàng. Vậy P nằm giữa M và N.

⇒ MP + PN = MN

⇒ PN = MN – MP = 6 – 2 = 4 (cm)

Bài 4.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 6 cm ), nên A nằm giữa O và B

Do đó OA + AB = OB

3 + AB = 6

AB = 6 – 3 = 3 (cm)

Vậy: OA = AB = 3 (cm)

b) Điểm A nằm giữa O, B và OA = AB. Vậy A là trung điểm của đoạn thẳng OB

18 tháng 1 2018

muốn bài khó cứ vào đây, link:

 http://123doc.org/document/1150931-tuyen-tap-60-de-thi-hoc-sinh-gioi-toan-lop-6-co-dap-an-day-du.htm?page=4

25 tháng 5 2020

Dạ 1 tiết ạ :3

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 43Cho hai số có tổng là 230. Biết 3/4 số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Tìm hai số đóBài tập toán lớp 4 nâng cao số 42Mẹ mua một mảnh vải, mẹ may cho em tôi một cái áo hết 1/6 mảnh vải. Mẹ nói rằng chỗ vải còn lại đủ may cho tôi 4 cái áo. Vậy may một cái áo cho tôi hết bao nhieu phần mảnh vải đó.Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 41Một quả cầu rơitừ...
Đọc tiếp

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 43
Cho hai số có tổng là 230. Biết 3/4 số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Tìm hai số đó

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 42
Mẹ mua một mảnh vải, mẹ may cho em tôi một cái áo hết 1/6 mảnh vải. Mẹ nói rằng chỗ vải còn lại đủ may cho tôi 4 cái áo. Vậy may một cái áo cho tôi hết bao nhieu phần mảnh vải đó.
Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 41
Một quả cầu rơitừ độ cao 100 m. Cứ mỗi lần chạm nền, nó lại nảy lên được 3/5 độ cao Hỏi quả cầu đi được bao nhiêu m sau lần thứ năm chạm nền ?

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 35a
Có phân số nào có giá trị bằng 3/4 mà tổng của tử số và mẫu số là 35 hay không? Hãy chỉ ra phân số như thế? trước. Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 35a
Có phân số nào có giá trị bằng 3/4 mà tổng của tử số và mẫu số là 35 hay không? Hãy chỉ ra phân số như thế ?
Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 34
34a) Không dùng máy tính học sinh cầm tay, hãy tính tổng
1/7 + 1/8 + 1/9 + 1/10 + 1/11 + 1/14 + 1/15 + 1/18 + 1/22 + 1/24 34b) Tìm phân số a/b trong mỗi biểu thức sau
2/9 x a/b = 5/6
3/7 ÷ a/b = 5/7
giải xong các bạn kết bạn với mình nha

1
5 tháng 5 2021
1. Ta có 3/4=6/8 2/5=6/12 theo đề bài 6/8 st1 = 6/12 st2 Hay 1/8 số thứ 1 = 1/12 st2 Coi st1 là 8 phần = nhau thì st2 là 12 phần như thế Ta có sơ đồ : tự vẽ St1 là : 230:(8+12)*8=92 St2 là : 230-92 =138 Đ/s
24 tháng 3 2018

Mình ko có

Xin lỗi mình lớp 5

1 tháng 5 2018

tuấn sau nữa thi xong tui cho.

22 tháng 11 2017

https://dethikiemtra.com/de-kiem-tra-1-tiet-mon-toan-lop-6
link đây bạn tự tìm nha nhớ k cho mk đó

22 tháng 11 2017

Thời gian làm bài: 45 phút ( TOÁN SỐ )

 1 (2,0 điểm). Thực hiện phép tính:

1) 20.10 + 20.11                   2) 23 + 32

3)    23.18 – 23.8                  4) a3 : a2 (a ≠ 0)

2 (2,0 điểm). Cho tổng A = 12 + n, tìm chữ số n để:

1) A chia hết cho 3.

2) A không chia hết cho 2.

3 (3,0 điểm).

1) Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 20 là bội của 5.

2) Viết tập hợp B các số tự nhiên có 2 chữ số là ước của 100.

4 (2,0 điểm). Dùng 3 trong 4 chữ số 0 ; 3 ; 4 ; 5 để ghép thành số có 3 chữ số:

1) Chia hết cho 9.

2) Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

5 (1,0 điểm).

1) Tìm số tự nhiên n để 5.n không là hợp số.

2) Tích của hai số tự nhiên m và n là 30, tìm m và n biết 2m > n.

2 tháng 6 2018

Bài 1: Số có 1995 chữ số 7 khi chia cho 15 thì phần thập phân của thương là bao nhiêu?

Bài 4: Cho mảnh bìa hình vuông ABCD. Hãy cắt từ mảnh bìa đó một hình vuông sao cho diện tích còn lại bằng diện tích của mảnh bìa đã cho.

Bài 5: Tuổi ông hơn tuổi cháu là 66 năm. Biết rằng tuổi ông bao nhiêu năm thì tuổi cháu bấy nhiêu tháng. Hãy tính tuổi ông và tuổi cháu (tương tự bài Tính tuổi - cuộc thi Giải toán qua thư TTT số 1).

Bài 6: Một vị phụ huynh học sinh hỏi thầy giáo: "Thưa thầy, trong lớp có bao nhiêu học sinh?" Thầy cười và trả lời:"Nếu có thêm một số trẻ em bằng số hiện có và thêm một nửa số đó, rồi lại thêm 1/4 số đó, rồi cả thêm con của quý vị (một lần nữa) thì sẽ vừa tròn 100". Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh?

2 tháng 6 2018

Bài 1: Số có 1995 chữ số 7 khi chia cho 15 thì phần thập phân của thương là bao nhiêu?

Giải: Gọi số có 1995 chữ số 7 là A. Ta có:

Bài Toán nâng cao lớp 5

Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3. Tổng các chữ số của A là 1995 x 7. Vì 1995 chia hết cho 3 nên 1995 x 7 chia hết cho 3.

Do đó A = 777...77777 chia hết cho 3.

             1995 chữ số 7

Một số hoặc chia hết cho 3 hoặc chia cho 3 cho số dư là 1 hoặc 2.

Chữ số tận cùng của A là 7 không chia hết cho 3, nhưng A chia hết cho 3 nên trong phép chia của A cho 3 thì số cuối cùng chia cho 3 phải là 27. Vậy chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3 là 9, mà 9 x 2 = 18, do đó số A/3 x 0,2 là số có phần thập phân là 8.

Vì vậy khi chia A = 777...77777 cho 15 sẽ được thương có phần thập phân là 8.

                            1995 chữ số 7

Nhận xét: Điều mấu chốt trong lời giải bài toán trên là việc biến đổi A/15 = A/3 x 0,2. Sau đó là chứng minh A chia hết cho 3 và tìm chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3. Ta có thể mở rộng bài toán trên tới bài toán sau:

Bài 2 (1*): Tìm phần thập phân của thương trong phép chia số A cho 15 biết rằng số A gồm n chữ số a và A chia hết cho 3?

Nếu kí hiệu A = aaa...aaaa và giả thiết A chia hết cho 3 (tức là n x a chia hết cho 3), thì khi đó tương tự như cách giải bài toán 
                        n chữ số a

 1 ta tìm được phần thập phân của thương khi chia A cho 15 như sau:

- Với a = 1 thì phần thập phân là 4 (A = 111...1111, với n chia hết cho 3)
                                                         n chữ số 1

- Với a = 2 thì phần thập phân là 8 (A = 222...2222, với n chia hết cho 3).
                                                          n chữ số 2

- Với a = 3 thì phần thập phân là 2 (A = 333...3333 , với n tùy ý).
                                                         n chữ số 3

- Với a = 4 thì phần thập phân là 6 (A = 444...4444 , với n chia hết cho 3)
                                                        n chữ số 4

- Với a = 5 thì phần thập phân là 0 (A = 555...5555, với n chia hết cho 3).
                                                        n chữ số 5

- Với a = 6 thì phần thập phân là 4 (A = 666...6666, với n tùy ý)
                                                       n chữ số 6

- Với a = 7 thì phần thập phân là 8 (A = 777...7777, với n chia hết cho 3)
                                                         n chữ số 7

- Với a = 8 thì phần thập phân là 2 (A = 888...8888, với n chia hết cho 3)
                                                        n chữ số 8

- Với a = 9 thì phần thập phân là 6 (A = 999...9999, với n tùy ý).
                                                       n chữ số 9

Trong các bài toán 1 và 2 (1*) ở trên thì số chia đều là 15. Bây giờ ta xét tiếp một ví dụ mà số chia không phải là 15.

Bài 4: Cho mảnh bìa hình vuông ABCD. Hãy cắt từ mảnh bìa đó một hình vuông sao cho diện tích còn lại bằng diện tích của mảnh bìa đã cho.

Bài Toán nâng cao lớp 5

Bài giải:

Theo đầu bài thì hình vuông ABCD được ghép bởi 2 hình vuông nhỏ và 4 tam giác (trong đó có 2 tam giác to, 2 tam giác con). Ta thấy có thể ghép 4 tam giác con để được tam giác to đồng thời cũng ghép 4 tam giác con để được 1 hình vuông nhỏ. Vậy diện tích của hình vuông ABCD chính là diện tích của 2 + 2 x 4 + 2 x 4 = 18 (tam giác con). Do đó diện tích của hình vuông ABCD là:

18 x (10 x 10) / 2 = 900 (cm2)