K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

tk

Môi trường sống của con người ngày càng ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Và còn là một vấn đề cấp bách đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó gây ra những hiểm họa khôn lường, hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người trên thế giới. Việt Nam chúng ta mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đang ở mức báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để tìm hướng giải quyết đúng đắn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật… Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng pháp luật, thể chế, cam kết, quy định… Ở đây ta chỉ bàn đến môi trường tự nhiên. Hiện trạng ô nhiễm môi trường sống của chúng ta do các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một lượng khí cacbonic lớn, khói bụi xe và các loại động cơ khác… đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp… Việt Nam là một trong những nước bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người dân. Số lượng người sử dụng nước sạch chiếm tỷ lệ không lớn, các nguồn nước ao, hồ, sông suối, nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm; âm thanh, tiếng ồn tại các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.

Từ thực trạng trên, chúng ta thấy nổi lên hai nguyên nhân. Trước hết là tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm họa thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ tăng… Thứ hai là do ý thức của con người, không tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường, vì lợi ích kinh tế trước mắt mà các công ty, nhà máy, xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, rác thải công nghiệp; một số cơ sở y tế đã thải ra ra rác thải y tế; một số đô thị đã thải ra rác thải sinh hoạt không phân hủy được…

Để giải quyết được vấn đề này, công tác tuyên truyền giáo dục phải được xem là công việc hàng đầu; làm cho các cấp, các ngành và người dân hiểu và nhiều hơn nữa về các tác hại ô nhiễm và hủy hoại môi trường mà con người là tác nhân gây ra. Gần đây có rất nhiều đơn vị vi phạm Luật Bảo vệ môi trường mang tính chất điển hình như: nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, một số nhà máy ở Khu công nghiệp Bình Dương… Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các cơ quan tư pháp phải khẩn trương hướng dẫn thi hành pháp luật; thấy vướng ở đâu thì phải trình các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung, giải quyết. Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường quy định về hình thức và mức độ xử lý đối với các cơ sở vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Đó là phạt tiền và bắt buộc áp dụng biện pháp khắc phục, tạm đình chỉ, di dời đi nơi khác, đình chỉ hoạt động, bồi thường thiệt hại; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp xử lý hình sự.

Tất nhiên, xử lý vi phạm chỉ là một biện pháp. Chúng ta phải tuyên truyền, giáo dục, tạo điều kiện để doanh nghiệp khắc phục bằng các biện pháp như hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ bảo vệ môi trường, hỗ trợ để cơ sở di dời phải cân nhắc vấn đề công ăn việc làm của người lao động, giúp doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Cho nên việc xử lý ô nhiễm môi trường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Tài nguyên môi trường mà là của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để môi trường sống của người Việt Nam không ngừng xanh, sạch, đẹp… Đó là những đòi hỏi cấp bách nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới ngày 5 tháng 6 hàng năm.

25 tháng 2 2020

Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.

Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.

Bảo vệ môi trường cần những hành động thiết thực. Ảnh minh họa

Bảo vệ môi trường cần những hành động thiết thực.
 Ảnh minh họa

Bạn đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày, chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Những việc cụ thể phải làm như sau:

Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như:

- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

13 tháng 1

Không Tham Khảo:

Truyền thuyết Thánh Gióng là một câu chuyện truyền cảm hứng từ văn hóa dân gian Việt Nam, nêu bật lòng dũng cảm và lòng vị tha của một cậu bé bảo vệ đất nước của mình chống lại quân xâm lược nước ngoài. Mặc dù bản thân câu chuyện có thể không đề cập trực tiếp đến trách nhiệm của giới trẻ ngày nay nhưng chúng ta có thể rút ra những hiểu biết sâu sắc có giá trị từ nó.

Trong nhiều nền văn hóa, bao gồm cả văn hóa Việt Nam, có sự nhấn mạnh vào việc chuyển giao các giá trị và trách nhiệm giữa các thế hệ. Câu chuyện Thánh Gióng nhấn mạnh ý tưởng rằng mỗi cá nhân, bất kể tuổi tác, đều có tiềm năng đóng góp cho sự thịnh vượng và phát triển của đất nước. Nó như một lời nhắc nhở rằng giới trẻ ngày nay nắm giữ quyền lực to lớn và có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai.

Xét đến thế giới đang thay đổi nhanh chóng mà chúng ta đang sống, giới trẻ ngày nay phải đối mặt với những thách thức và cơ hội đặc biệt. Họ có những quan điểm mới mẻ, sự thông thạo về công nghệ và sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề đương đại. Với những lợi thế này, thanh niên có khả năng thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tạo ra tác động lâu dài cho đất nước họ và thế giới.

Trách nhiệm của thanh niên ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước của mình rất nhiều mặt. Thứ nhất, họ có thể tích cực tham gia vào đời sống công dân bằng cách tham gia vào các quá trình dân chủ, chẳng hạn như bỏ phiếu và vận động cho những mục đích mà họ tin tưởng. Họ cũng có thể đấu tranh cho công bằng xã hội, bình đẳng và bền vững môi trường, nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu, nghèo đói và bất bình đẳng.

Hơn nữa, thanh niên ngày nay có thể đóng góp vào việc xây dựng đất nước bằng cách tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua giáo dục và đào tạo. Bằng cách theo đuổi giáo dục đại học hoặc đào tạo nghề, họ có thể phát triển kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và tinh thần kinh doanh. Được trang bị những kỹ năng này, họ có thể thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

Sự hợp tác và gắn kết cộng đồng cũng rất cần thiết để thanh niên thực hiện trách nhiệm với đất nước của mình. Bằng cách làm việc cùng với nhiều nhóm người khác nhau, họ có thể xây dựng những cầu nối, thúc đẩy sự hiểu biết và thúc đẩy sự gắn kết xã hội. Họ có thể khởi xướng và tham gia vào các dự án cộng đồng, công việc tình nguyện và doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết nhu cầu địa phương và nâng đỡ các cộng đồng bị thiệt thòi.

Điều quan trọng là trách nhiệm của thanh niên ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước của mình vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Trong một thế giới kết nối, những thách thức toàn cầu đòi hỏi những giải pháp toàn cầu. Thanh niên có thể đóng góp vào hợp tác quốc tế, trao đổi văn hóa và ngoại giao, thúc đẩy hòa bình, hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia.

Mặc dù truyền thuyết về Thánh Gióng có thể bắt nguồn từ một thời điểm và bối cảnh khác, nhưng thông điệp cơ bản của nó về lòng dũng cảm, sự hy sinh và lòng tận tụy với đất nước lại cộng hưởng với trách nhiệm mà giới trẻ ngày nay phải gánh chịu. Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này và tích cực tham gia vào cộng đồng của họ và thế giới nói chung, những người trẻ tuổi có thể đóng góp vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước và nhân loại nói chung.

(mỏi tay, mik viết từ khi bn ms đăng câu nàyy :]])

13 tháng 1

cảm ơn
 

19 tháng 4 2022

bn lên mạng là nhiều bài để tham khảo  chứ những bài nayy ít khi có bn lm lắm

25 tháng 4 2022

oh kinh ghê 

5 tháng 1 2022
 Tham khảo : Qua văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000 ta có thể thấy được những tác hại khôn lường của bao bì nilông đến môi trường. Từ đó ta có thể thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống của con người. Môi trường gắn bó chặt chẽ với cuóc sống con người, bao gồm đất, nước, không khí. COn người không thể sống, sống không tốt khi thiếu đi những tài nguyên của môi trường.  bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Cả xã hội cần chung tay bảo vệ môi trường vì một cuộc sống tươi đẹp hơn, phát triển hơn, vì tương lai của con em mỗi chúng ta được sống trong một môi trường đảm bảo nhất.