K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022
-Để phòng ngừa bệnh béo phì bạn cần tạo cho mình một lối sống làm mạnh , ko thuốc lá , tránh rượu bia. Bỏ thói quen vừa ăn vừa đọc hoặc xem tivi...vì rất dễ mất kiểm soát thành ăn quá nhiều. Nên dừng tay ngay khi đói -Để phòng tránh bệnh còi cần cho trẻ bú mẹ và ăn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin D và calci (trứng, sữa, gan, tôm, cua, cá,…). Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, do vậy bữa ăn của trẻ còn cần có đủ dầu, mỡ để giúp cơ thể trẻ hấp thu và sử dụng tốt vitamin này.
6 tháng 9 2016

1. Béo phì được định nghĩa đơn giản  như là  tình trạng dư thừa mỡ phân bố bất thường trên cơ thể.

    Nguyên  nhân của  béo phì
3.1. Béo phì đơn thuần: do thay đổi cân bằng năng lượng, tăng lượng thu vào và giảm lượng tiêu hao làm tăng tích  tụ mỡ  trong cơ  thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và  vai.
Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt.  Trẻ  béo  phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình  thấp ở tuổi trưởng thành.
Dạng béo phì này thường mang tính gia đình. Những trẻ có bố mẹ,  ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì,; có thể tìm thấy gen gây  béo (Leptin)
3.2. Béo phì do nội tiết
a. Béo phì do suy giáp trạng: béo toàn thân,  lùn , da khô và  thiểu năng trí tuệ.
b. Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn , nhiều trứng cá, huyết áp cao.
c. Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng:  Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và  hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón  và có tật về mắt
d. Béo phì do các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
e. Béo phì  do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

     Điều trị
a. Chế độ ăn: Là nguyên tắc cơ bản  để hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa của trẻ. Tuy nhiên, trẻ  em là cơ thể đang lớn do đó chỉ hạn chế  thực phẩm giầu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh  bột.  Mục tiêu sao cho trong những tháng đầu kiểm soát chế độ ăn  trẻ không  tăng cân hoặc tăng  <0,5kg/ tháng .
b. Thể dục trị liệu: Là biện pháp đơn giản làm giảm lượng mỡ  dư thừa trong cơ thể . Nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích mới áp dụng được. Các môn thể thao thường là nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60 phút/ ngày.
c. Tâm lý liệu pháp: Phải cho trẻ biết những hậu quả của béo phì cũng như  khó hoà nhập với các bạn ở trường hoặc bị bạn  trêu đùa. Trong 1 số trường hợp béo phì mức độ nặng cần chuyển  trẻ đến các nhà tâm lý liệu pháp.Ngoài ra còn pahir sử dụng thuốc , chẩn đoán và trị liệu .

2. 

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân

Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.

Giảm cung cấp:

Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm

Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu.

Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp.

Tăng tiêu thụ:

Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài.

Nhiễm Ký sinh trùng đường ruột.

Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý.

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

3 .

Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ được mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, trẻ sinh vào mùa đông hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý: không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

có nhiều cách điều trị bệnh này lắm , bn tự search google rồi rút gọn nhé .

 

 

 

2 tháng 11 2021
Nhu cầu canxi hàng ngày. ...Chế độ ăn phòng ngừa sớm bệnh loãng xương. ...Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D. ...Bổ sung canxi đúng cách từ những viên uống bổ sung canxi. ...Chế độ sinh hoạt phòng ngừa sớm bệnh loãng xương.
25 tháng 9 2016

 

Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ được mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, trẻ sinh vào mùa đông hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý: không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

Để điều trị bệnh còi xương, cần cho trẻ tắm nắng buổi sáng và uống vitamin D, chứ không phải uống các chế phẩm có chứa canxi và ăn thêm xương. Những trẻ phải uống vitamin D hoặc có bệnh cấp tính kèm theo như tiêu chảy, viêm phổi… cần được các thầy thuốc chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn. Việc điều trị chỉnh hình được đặt ra với những trẻ bị biến dạng xương nặng, khi bệnh đã khỏi.

20 tháng 10 2016

Sở dĩ trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng phần lớn là do cơ thể bị thiếu vitamin D, khiến cho việc canxi đưa vào cơ thể nhưng lại không được vận chuyển tới nơi cần thiết là hệ xương để phát triển. Ngoài ra còn do sự thiếu hụt các vi chất cần thiết khác như vitamin A, kẽm.

Việc cơ thể thiếu vitamin D thường gặp ở trẻ ít được cha mẹ cho tắm nắng, trẻ sinh non hoặc trẻ quá bụ bẫm. Ngoài ra còn do vitamin D bị mất khi đi qua thận và những trẻ kháng vitamin D.

Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng chính là chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Đối với trẻ sơ sinh thì không được bú mẹ sớm và thường xuyên, trẻ nhỏ thì bị tiêu chảy kéo dài khiến cho việc hấp thu vitamin D và các dưỡng chất quan trọng khác bị cản trở.

Nếu bị còi xương, suy dinh dưỡng, nhẹ thì trẻ ngủ không ngon, quấy khóc, thường xuyên giật mình, đặc biệt là ra nhiều mồ hôi trộm, chậm phát triển các kỹ năng vận động như bò, đi, đứng… Bên cạnh đó, bệnh còi xương suy dinh dưỡng còn để lại di chứng nặng như chuỗi hạt sườn, cổ chân, cổ tay, chân cong vòng kiềng...
 

+Từ những nguyên nhân khiến trẻ còi xương suy dinh dưỡng, các bậc cha mẹ cần lưu ý tránh để trẻ thiếu hụt vitamin D bằng cách thường xuyên cho trẻ tắm nắng, cùng với đó là bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá…Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của trẻ em Việt lại không đảm bảo các vi chất cần thiết cho sự phát triển của xương.
Chẳng hạn như những trẻ ăn quá nhiều tinh bột, quá nhiều đạm sẽ gây tình trạng tăng đào thải canxi qua đường nước tiểu. Nhưng cũng có trường hợp lo sợ con béo phì, hoặc cho rằng việc sử dụng quá nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu ở trẻ, các bậc cha mẹ lại giảm lượng dầu mỡ trong quá trình chế biến bữa ăn cho trẻ, nhất là trẻ ở độ ăn dặm. Việc bữa ăn quá ít dầu mỡ khiến cho dung môi hòa tan các vi chất dinh dưỡng thiết hụt, khiến cho vitamin D không được hấp thu.

Để trị bệnh còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ, bên cạnh chế độ sinh hoạt khoa học, luyện tập phù hợp, cha mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm bột đường, đạm, béo, rau củ. Đặc biệt để trị còi xương cho bé, nhất thiết phải bổ sung đầy đủ nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương là Canxi, cùng 2 dẫn chất không thể thiếu là vitamin D và MK7 (vitamin K2 tự nhiên có nhiều nhất trong đậu tương lên men). Bên cạnh đó trẻ cần được bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết cho sự phát triển xương là Kẽm, Magie, Boron, Mangan, Đồng…

+Còi xương ở trẻ vốn không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng để lại biến chứng khôn lường trong đó có suy dinh dưỡng. Còi xương suy dinh dưỡng hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những giải pháp đơn giản, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể làm được đó là cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D, bổ sung canxi với lượng phù hợp, nhất thiết phải có kèm theo dẫn chất là vitamin D và MK7.

13 tháng 7 2019

Để phòng chống béo phì ta cần:

- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.

- Tăng sự vận động cơ thể, luyện tập thể dục.

7 tháng 10 2019
  • Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ: Từ 5-6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn bổ sung. Bữa ăn của trẻ cần có đủ thành phần theo “ô vuông dinh dưỡng”, chế biến thực phẩm phù hợp với lứa tuổi. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng, sữa. Calci có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau, các loại hạt đậu đỗ, thủy hải sản cũng chứa nhiều calci nhưng sự hấp thu calci từ thực vật kém hơn calci có trong sữa. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, nhưng sữa mẹ lại có ít vitamin D. Do vậy, để đề phòng còi xương ở trẻ bú mẹ hoàn toàn cần phải thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D vào chế độ ăn.
  • Tắm nắng: Hằng ngày cần cho trẻ tắm nắng 15-30 phút trước 9 giờ sáng, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, để lộ từng phần cơ thể và cho tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp. Tăng thời gian tắm nắng nếu trời nhiều mây. Một lượng lớn vitamin D được tổng hợp trong quá trình tắm nắng có tác dụng dự phòng bệnh còi xương rất hữu hiệu.
  • Điều trị dự phòng: Hằng ngày cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông dưới dạng thuốc nhỏ giọt hoặc viên nang dầu cá. Sử dụng quá liều vitamin D và calci đều có hại, vì vậy, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để có lời khuyên điều trị hợp lý nhất.

Để dự phòng trẻ còi xương, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Khi thai được 7 tháng, bà mẹ có thể uống 1 ống vitamin D 200.000 IU để phòng còi xương cho con. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm…) vì chất này thuộc loại vitamin tan trong dầu. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và uống sữa nếu mẹ thiếu sữa hoặc khi đã cai sữa mẹ. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân, tay, lưng, bụng. Chỉ cần 15-30 phút tắm nắng vào buổi sáng trước 9 giờ, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Đối với những trẻ đã bị còi xương thì việc bổ sung vitamin D qua đường ăn uống là rất hạn chế, vì trong thức ăn có rất ít vitamin D. Với những trẻ này thì cần tích cực tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới điều trị được bệnh còi xương.

Lưu ý khi cho trẻ tắm nắng:

  • Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non(trước 9h sáng).
    Tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ, nên cho trẻ đội mũ.
    Không nên phơi nắng qua của kính vì như thế sẽ không có tác dụng.
    Không nên cho trẻ tắm nắng quá lâu.
    Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.

Điều trị trẻ còi xương như thế nào

  • Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để lộ chân, tay, lưng, bụng trẻ để cho da các vùng này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lúc trước 9 giờ sáng. Thời gian tắm nắng tăng dần, những ngày đầu lúc đầu khoảng 10-15 phút, sau đó tăng dần tới 30 phút. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì rất ít tác dụng.
  • Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Khi tắm nắng hoặc tắm điện tiền thân vitamin D sẽ được chuyển thành vitamin D giúp điều hòa chuyển hóa và hấp thu calci, phospho.
  • Cho trẻ uống vitamin D 4000 đơn vị/ngày trong 4 – 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 đơn vị/ngày trong 1 tháng.
  • Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có calci kết hợp với một số vitamin như: Calci B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm calci 1 – 2 thìa cà phê/ngày.
  • Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều calci: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương. Do vậy, nên cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.
  • tham khảo trên gg nhé
  • #Châu's ngốc
5 tháng 2 2020

mỗi ngày chỉ ăn ngủ và nghỉ thôi là béo liền

2 tháng 1 2023

tk:Trùng sốt rét là do muối truyền máu vào người và theo đường máu đến gan. Chúng chui vào kí sinh trong các tế bào hồng cầu, làm cho tế bào hồng cầu bị vỡ, gây nên bệnh sốt rét. Để phòng bệnh do trùng sốt rét gây nên, chúng ta cần tiêu diệt muối truyền bệnh và tránh bị muỗi đốt. Một số biện pháp:

Thả màn khi ngủ Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi…Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hoặc kem xua muỗi có thể làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi.Luôn để nhà cửa sạch sẽ, khô thoángDùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình.Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác

Trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống đi vào ống tiêu hóa của người gây lở lớt ở thành ruột. Một số biện pháp phòng tránh bệnh trùng kiết lị;

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinhĂn uống sạch sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Khi phát hiện ra bệnh cần phải mang đi khám chữa ngay lập tức
7 tháng 3 2022

Tham Khảo:

Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người. Hiện tại không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.

7 tháng 3 2022

 

TK

-Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại (Rabies virus). Đây là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương, lây truyền bởi chất tiết, thông thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc dại. Nước dãi của động vật bị dại cũng có thể truyền bệnh dại với người nếu tiếp xúc với mắt, miệng hoặc mũi.

Khuyến cáo Phòng chống bệnh Dại

Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần :

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.