K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2016

Bạn tham khảo nhé . Câu2

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

18 tháng 9 2016

1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)

3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng

Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi

Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai

4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)

 

18 tháng 11 2021

B

18 tháng 11 2021

Ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc được nhà văn giao cho rất nhiều trọng trách. Nhân vật này đứng thứ hai sau nhân vật lão Hạc, vừa như người chứng kiến vừa như người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân.

Nên chúng ta chọn B

25 tháng 8 2017

Chọn đáp án: D

19 tháng 7 2023

TK

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

+ Điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.

+ Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu..

+ Ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiêp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

- Cách mở đầu truyện: mở đầu mới mẻ, sáng tạo độc đáo của nhà văn, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

- Không gian: vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng. 

- Thời gian: thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng, thời gian tương lai, thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai đan xen.

- Sử dụng các chi tiết độc đáo: chi tiết tiếng chửi, chi tiết bát cháo hành, chi tiết cái lò gạch cũ.

- Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện. Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo tái diễn?

- Ngôn ngữ: được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.

- Giọng điệu trần thuật: thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn.

24 tháng 1 2021

Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

     Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:           Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) sử dụng ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn của nhân vật xưng “tôi”. Tác giả không trực tiếp miêu tả, ca ngợi Kiều Phương mà vẻ đẹp của nhân vật này dần dần hiện ra qua con mắt và lời kể của nhân vật người anh.         Khi được người anh đặt cho biệt hiệu là “Mèo” vì luôn tự bôi bẩn khuôn mặt...
Đọc tiếp

     Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
           Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) sử dụng ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn của nhân vật xưng “tôi”. Tác giả không trực tiếp miêu tả, ca ngợi Kiều Phương mà vẻ đẹp của nhân vật này dần dần hiện ra qua con mắt và lời kể của nhân vật người anh.
         Khi được người anh đặt cho biệt hiệu là “Mèo” vì luôn tự bôi bẩn khuôn mặt mình, Kiều Phương “vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Ở nhà, mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Khi bị anh nhắc nhở, cô em này lại vênh mặt trả lời: “Mèo mà lại! Em không phá là được...”
           Sáu bức tranh do Mèo lâu nay bí mật vẽ bị phát hiện. Chú Tiến Lê gọi em là một thiên tài hội họa. Từ đó, Mèo được cả nhà quý mến chăm sóc để phát huy tài năng. Bố mẹ không giấu nổi niềm sung sướng, xúc động. Chú Tiến Lê mua tặng Mèo hộp màu ngoại xịn để vẽ. Chứng kiến những điều này, người anh lại tự ti, mặc cảm, xa lánh em gái mình. Rồi nhờ chú Tiến Lê giới thiệu, Mèo được tham gia trại thi vẽ quốc tế.
           Kết thúc cuộc thi, bức tranh của Kiều Phương được trao giải nhất. Trước thái độ lạnh nhạt của anh trai. Kiều Phương vẫn thì thầm vào tai anh: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Yêu cầu của cuộc thi là mỗi thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn trước mắt ban giám khảo. Mèo đã vẽ bức tranh anh trai đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi có bầu trời trong xanh. Khuôn mặt người anh trai tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ,vừa suy tư vừa mơ mộng. Ngắm mình trong bức tranh của cô em gái, người anh rất ngỡ ngàng, thấy hãnh diện và xấu hổ. Kết thúc tác phẩm, tâm hồn và lòng nhân hậu của Kiều Phương đã thức tỉnh người anh khỏi những tự ti mặc cảm.
                                              (Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 7 theo CTGDPT 2018, NXBGD VN, tập 1, trang 66)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn văn bản trên.
Câu 2. Em có đồng ý đoạn văn bản trên là  đoạn văn bản nghị luận phân tích các nhân vật trong tác phẩm truyện không? Vì sao?
Câu 3. Nếu em viết bài phân tích nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” em sẽ thực hiện như nào trên cơ sở các ý trong đoạn văn bản đã cho.
Câu 4. Chia sẻ những yêu cầu khi viết bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

 

0