K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bên dưới              Mắt ướt nhòa khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khỏe của người thân mà chẳng thể ở bên chăm sóc... Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của nhân dân – gói gém và giấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bên dưới

              Mắt ướt nhòa khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khỏe của người thân mà chẳng thể ở bên chăm sóc... Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của nhân dân – gói gém và giấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến Covid chưa biết ngày nào kết thúc. Những hy sinh thầm lặng ấy chỉ người trong cuộc chiến mới hiểu...

              Những mệnh lệnh từ quê hương truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch thật nhanh là điều họ luôn ghi nhớ. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy, họ đã phải trải qua những tháng ngày khắc nghiệt nhất trong cuộc đời, quên đi sức khỏe của chính bản thân mình. Đó là những ngày làm việc xuyên ngày trắng đêm, ăn không đúng bữa, ngủ tính từng giây, toàn cơ thể rã rời và ướt sũng trong bộ đồ bảo hộ, da sạm đi, mắt thâm quầng,... Và tất cả vẫn đang trong thời kì nóng nhất, chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Họ chỉ không biết kiên cường chiến đấu, chiến đấu và chiến đấu. 

     (Trích nguồn internet Học viện Phòng không – Không quân, Thứ ba – 25/05/2021)

1. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn in đậm.

2. Nội dung đoạn trích trên viết về điều gì?

3. Đại dịch Covid-19 đang đe dọa cuộc sống con người, cả dân tộc Việt Nam đang từng ngày, từng giờ chiến đấu chống lại dịch bệnh. Bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy, em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi người trong việc chung tay đẩy lùi dịch Covid-19.

0
(1)Mắt ướt nhòa khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khỏe của người thân mà chẳng thể ở bên chăm sóc… Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của nhân dân gói gém và dấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến Covid chưa biết ngày nào kết thúc. Những...
Đọc tiếp

(1)Mắt ướt nhòa khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khỏe của người thân mà chẳng thể ở bên chăm sóc… Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của nhân dân gói gém và dấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến Covid chưa biết ngày nào kết thúc. Những hy sinh thầm lặng ấy chỉ người trong cuộc mới hiểu…
(2)Nhưng… đằng sau sự cứng rắn, kiên cường ấy là cả một bầu trời tâm sự thầm kín, là những phút yếu lòng rơi lệ, là những hy sinh không lời nào diễn tả. Bởi họ đâu chỉ mang trên vai nhiệm vụ chống dịch! Họ còn là những người con hiếu thảo, là cha mẹ của những đứa trẻ thơ ngây, là trách nhiệm đối với cả một gia đình… 
(3)Để họ vững tâm nơi đầu chiến tuyến thì không thể không nhắc tới sự hi sinh của những người thân nơi quê nhà khi buộc phải trở thành “hậu phương” vững chắc. Và hơn ai hết, chính những đứa con thân yêu của các y bác sĩ ấy sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Vì Covid, những đứa trẻ thơ không còn được ăn bữa cơm mẹ nấu mỗi ngày, không được cha ân cần hỏi han, không được nghe chuyển kể mỗi đêm, không được cha mẹ ở bên chăm sóc lúc ốm đau… Chúng bị tước đi niềm hạnh phúc giản đơn mà đáng lẽ mọi đứa trẻ đều có quyền được hưởng. Rồi thay vì vô tư lo nghĩ, giờ những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi đã “trưởng thành” hơn, thay cha mẹ chăm em, quán xuyến việc nhà… Tất cả chỉ vì “con ngoan để cha mẹ yên tâm chống dịch nhé”!
( Nguồn http://hocvienpkkq.com/)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Dựa vào đoạn trích, xác định đối tượng nào sẽ chịu nhiều thiệt thòi do Covid gây ra?
Câu 2.  Đoạn trích ca ngợi sự hi sinh của những ai trong cuộc chiến phòng chống Covid?
Câu 3. Nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu trích: Vì Covid, những đứa trẻ thơ không còn được ăn bữa cơm mẹ nấu mỗi ngày, không được cha ân cần hỏi han, không được nghe chuyển kể mỗi đêm, không được cha mẹ ở bên chăm sóc lúc ốm đau…
Câu 4. Anh/Chị hãy viết một đoạn văn  (khoảng 10- 15 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ áo trắng trong phòng chống Covid được gợi từ phần Đọc hiểu.

0
(1)Mắt ướt nhòa khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khỏe của người thân mà chẳng thể ở bên chăm sóc… Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của nhân dân gói gém và dấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến Covid chưa biết ngày nào kết thúc. Những...
Đọc tiếp

(1)Mắt ướt nhòa khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khỏe của người thân mà chẳng thể ở bên chăm sóc… Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của nhân dân gói gém và dấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến Covid chưa biết ngày nào kết thúc. Những hy sinh thầm lặng ấy chỉ người trong cuộc mới hiểu… (2)Nhưng… đằng sau sự cứng rắn, kiên cường ấy là cả một bầu trời tâm sự thầm kín, là những phút yếu lòng rơi lệ, là những hy sinh không lời nào diễn tả. Bởi họ đâu chỉ mang trên vai nhiệm vụ chống dịch! Họ còn là những người con hiếu thảo, là cha mẹ của những đứa trẻ thơ ngây, là trách nhiệm đối với cả một gia đình… (3)Để họ vững tâm nơi đầu chiến tuyến thì không thể không nhắc tới sự hi sinh của những người thân nơi quê nhà khi buộc phải trở thành “hậu phương” vững chắc. Và hơn ai hết, chính những đứa con thân yêu của các y bác sĩ ấy sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Vì Covid, những đứa trẻ thơ không còn được ăn bữa cơm mẹ nấu mỗi ngày, không được cha ân cần hỏi han, không được nghe chuyển kể mỗi đêm, không được cha mẹ ở bên chăm sóc lúc ốm đau… Chúng bị tước đi niềm hạnh phúc giản đơn mà đáng lẽ mọi đứa trẻ đều có quyền được hưởng. Rồi thay vì vô tư lo nghĩ, giờ những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi đã “trưởng thành” hơn, thay cha mẹ chăm em, quán xuyến việc nhà… Tất cả chỉ vì “con ngoan để cha mẹ yên tâm chống dịch nhé”! ( Nguồn http://hocvienpkkq.com/) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Dựa vào đoạn trích, xác định đối tượng nào sẽ chịu nhiều thiệt thòi do Covid gây ra? Câu 2. Đoạn trích ca ngợi sự hi sinh của những ai trong cuộc chiến phòng chống Covid? Câu 3. Nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu trích: Vì Covid, những đứa trẻ thơ không còn được ăn bữa cơm mẹ nấu mỗi ngày, không được cha ân cần hỏi han, không được nghe chuyển kể mỗi đêm, không được cha mẹ ở bên chăm sóc lúc ốm đau… Câu 4. Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10- 15 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ áo trắng trong phòng chống Covid được gợi từ phần Đọc hiểu.

0
CÂU 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. (4 điểm)                                         “Cha là thần tượng của con Khi nhớ đến Không sao cầm nước mắt Cha nghiêm khắc nhưng bao giờ cũng rộng lượng yêu thương Cha thường nói: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Sống làm người hiếu thảo do ta...”                                  (Trích Lòng tôi thế đấy, Thanh...
Đọc tiếp

CÂU 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. (4 điểm)

 

                                        “Cha là thần tượng của con

 

Khi nhớ đến

 

Không sao cầm nước mắt

 

Cha nghiêm khắc

 

nhưng bao giờ cũng rộng lượng yêu thương

 

Cha thường nói:

 

“Công cha như núi Thái Sơn

 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

 

Sống làm người

 

hiếu thảo do ta...”

 

                                 (Trích Lòng tôi thế đấy, Thanh Yên)

 

a.     Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên?

 

b.     Tìm 2 từ ghép có trong đoạn trích?

 

          c. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn từ 3 - 5 câu trình bày hai việc làm (hành động) thể hiện bổn phận của một người con với cha mẹ.

            

1
18 tháng 12 2021

a, Nói về người cha và sự hiếu thảo của mỗi người

b, nước mắt, yêu thương

c, 

Em tham khảo:

      Cha mẹ luôn là người giúp đỡ ta , nuôi nấng ta trong cuộc sống, vì vậy chúng ta phải biết ơn , nghĩ đến công lao mà cha mẹ đã dành cho mình để cố gắng học tập đáp lại công ơn to lớn đó. Vậy người con phải biết nghe lời cha mẹ , luôn làm theo những gì cha mẹ đã dạy con mình . Ví dụ khi đi học về chúng ta phải chào ba mẹ và khi bắt đầu đi học cũng vậy. Việc thứ hai là người con phải giúp đỡ cha mẹ khi nhiều việc không làm được, chúng ta phải biết giúp  việc những gì vừa sức mình. Ví dụ như nấu cơm , quét dọn nhà cửa , trông em ,...

    Mắt ướt nhoà khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khoẻ của người thân mà chẳng hề ở bên chăm sóc... Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của của nhân dân - gói gém và giấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến covid chưa biết ngày nào kết...
Đọc tiếp

    Mắt ướt nhoà khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khoẻ của người thân mà chẳng hề ở bên chăm sóc... Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của của nhân dân - gói gém và giấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến covid chưa biết ngày nào kết thúc. Những hy sinh thầm lặng ấy chỉ người trong cuộc mới hiểu...
    [ ... ]Những mệnh lệnh từ quê hương truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch thật nhanh là điều họ luôn ghi nhớ. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy, họ đã phải trải qua những tháng ngày khắc nghiệt nhất trong cuộc đời, quên đi sức khoẻ của chính bản thân mình. Đó là những ngày làm việc xuyên ngày trắng đêm, ăn không đúng bữa, ngủ tính từng giây, toàn cơ thể rã rời và ướt sũng trong bộ đồ bảo hộ, da sạm đi, mắt thâm quầng... Và tất cả đang trong thời kỳ nóng nhất, chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Họ chỉ biết kiên cường chiến đấu. 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Tóm tắt nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn hoàn chỉnh?
Câu 3. Đại dịch Covid-19 đang đe doạ cuộc sống con người, cả dân tọc Việt Nam đang tường ngày, từng giờ chiến đấu chống lại dịch bệnh. Bằng một đoạn văng khoảng 2/3 trang giấy, em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi người trong việc chung tay đẩy lùi dịch Covid-19
1
2 tháng 5 2023

1. Nghị luận

2. Nội dung: bàn về những nỗi khó nhọc của các chiến sĩ áo trắng hi sinh thầm lặng vì đồng bào, vì đất nước mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích và sức khỏe của bản thân; cùng với đó là tình cảm thấu hiểu thương yêu của tác giả dành cho họ.

3.

Một số ý chính.

- Giới thiệu tình hình đại dịch covid hiện nay.

- Luận điểm:

+ Trong tình cảm hiểm nghèo như hiện nay, ai ai cũng cần phải có trách nhiệm trong việc chung tay đẩy lùi dịch Covid.

+ Việc làm thể hiện trách nhiệm:

-> Tuân thủ tốt quy định 5k.

-> Luôn đeo khẩu trang, rửa tay, vệ sinh nhà cửa.

-> Tuyên truyền, nhắc nhở những người không thực hiện quy định và không mang khẩu trang.

-> Đóng góp theo khả năng của mình để đẩy lùi dịch bệnh.

-> Không trốn tránh tiêm phòng dịch.

-> ....

- Dẫn chứng:

-> Quyên góp của người nổi tiếng.

-> Các nhà hàng, khách sạn sẵn sàng thành nơi cách ly cho người bệnh.

-> ....

- Mở rộng: 

-> Phê phán những người coi thường dịch bệnh.

-> Liên hệ bản thân

- Kết luận: Chỉ khi ai ai cũng có trách nhiệm trong việc đẩy lùi dịch thì đất nước mới sớm ngày khỏe mạnh trở lại.

PHẢN 1. (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thẩm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xa xác quá như cô tôi nhắc lại lời người ? nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn...
Đọc tiếp

PHẢN 1. (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thẩm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xa xác quá như cô tôi nhắc lại lời người ? nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài mẫu mù của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trẩu phả ra lúc đỏ thơm tho lạ thưởng". (Trích SGK Ngữ văn 8, tập một, NXBGDVN, 2018)

Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên ?

Câu 3: (4,0 điểm) Tử nội dung của văn bản chứa đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lỗi diễn dịch để làm sáng tỏ tình yêu thương mãnh liệt của chủ bé Hồng đối với mẹ. Trong đoạn văn có sử dụng một tử tượng hình, một tử tượng thanh. (Gạch chân, chú thích )

0
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào canh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (Trích “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng ) Câu 1: ( 0.5 điểm) Cho biết xuất xứ của văn bản ”Trong lòng mẹ”. Câu 2: ( 0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3: ( 1.5 điểm) Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Theo ”tôi”, điều gì đã khiến mẹ ” tươi đẹp như thuở còn sung túc”? Cách lí giải đó có ý nghĩa gì?

0
Câu 1: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:“ Người ta nói làm nghề nào yêu nghề đó, quả không sai chút nào. Cha làm ruộng mấy chục năm rồi. Cha yêu khoảnh ruộng này mất rồi, không nỡ rời xa.Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này. Tôi quàng tay qua vai cha, nói:- Cha...
Đọc tiếp

Câu 1: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:

“ Người ta nói làm nghề nào yêu nghề đó, quả không sai chút nào. Cha làm ruộng mấy chục năm rồi. Cha yêu khoảnh ruộng này mất rồi, không nỡ rời xa.

Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này. Tôi quàng tay qua vai cha, nói:

- Cha đừng nghĩ nhiều nữa. Cha con mình gặt thôi.

Cha tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi, sau đó bước ra mảnh ruộng của gia đình . Hai tay ông ôm bó lúa to trước ngực, trông như một người đàn ông đang ôm người phụ nữ mình yêu sẽ phải rời xa mãi mãi . Cha áp mặt vào bó lúa , hít thật sâu hương lúa chín. Tôi hiểu không những cha muốn ngửi mùi lúa mà còn muốn hôn chúng. Đầu mũi ông chạm nhẹ vào ngọn lúa mỏng manh, còn môi dán chặt vào chúng. Sau đó ông đứng bật dậy , bước lên khoảng đất trống, nhìn lướt qua cả cánh đồng , hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Cha tôi là người như thế , nặng tình nặng nghĩa , ngay cả đối với cánh đồng”.

( Trích Cha là bóng cả đời con )

a. Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên (1.5 điểm)

b. Tìm trong văn bản trên một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó (1.5 điểm)

c. "Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này."

Riêng em , em đã làm gì để thể hiện tình yêu của mình với mảnh đất mà mình đang sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay (1.5 điểm)

d. Từ đoạn trích trên trên, em rút ra bài học gì cho bản thân ? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu). (1.5 điểm)

0
Câu 01:  ( 3,0 điểm )                  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm...
Đọc tiếp

Câu 01:

  ( 3,0 điểm )
                  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu. . . Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.”
( Trích Ngữ văn 7, tập I )
a) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? ( 1,0 điểm )
Trình bày nội dung của đoạn trích. ( 1,0 điểm ) c)   Đêm trước ngày khai trường của con, tại sao người mẹ lại không ngủ được? (1,0 điểm)

 

4
3 tháng 12 2021

đang thi ko trl nha

3 tháng 12 2021

Sao biết đang thi

ĐỀ 3 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng...
Đọc tiếp

ĐỀ 3

 

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dầm về phía cỏ mùi tanh cá.

Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”

Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh

Bài 1: Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn

C. Truyện truyền thuyết

B. Truyện đồng thoại

D. Truyện cổ tích

Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Cá Chuối mẹ

C. Bọn kiến lửa

B. Đàn Chuối con

D. Tổ kiến

Câu 3. Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dm về phía cỏ mùi tanh cá.”

A. Loằng ngoằng, dò dẫm

C. Dò dẫm, phương hướng

B. Kiếm mồi, loằng ngoằng

D. Mùi tanh, loằng ngoằng

Câu 4. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ làm gì?

A. Để tìm hướng khóm tre

B. Để tìm chỗ giả chết, nằm im không động đậy

C. Để dụ đàn kiến

D. Để tự làm đau mình

Câu 5. Khi Chuối mẹ thấy đàn kiến đến đông, Chuối mẹ có hành động gì?

A. Quẫy đuôi để đuổi đàn kiến đi

B. Tự cắn vào da thịt mình

C. Cảm thấy buồn buồn khắp mình và cho đàn kiến cắn mình

D. Đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước

Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai

D. Ngôi tự do

Câu 7. Nhân vật trong câu chuyện trên được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật chính là:

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp ngữ

D. Hoán dụ

Câu 8. Trong câu: “Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao.” có mấy vị ngữ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Bài 2: Tự luận

Câu 1 (2.0 điểm).

a. Nhân vật Chuối mẹ trong câu chuyện vừa mang đặc điểm của loài vật vừa mang đặc điểm của con người, em hãy chỉ rõ đặc điểm đó.

b. Vì sao Chuối mẹ  lại rạch lên chân khóm tre tìm lũ kiến? Em hãy giải nghĩa từ “rạch” trong câu “Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre”.

Câu 3 (2.0 điểm).

Qua đoạn trích trên, em hãy cho biết tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Diễn đạt thông điệp đó bằng 1 đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 câu.

II. PHẦN VIẾT (4 điểm)

       Hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của con về tình bạn mà con nhớ mãi.

 

 

-----------Hết------------

2
29 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

 

Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.

Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.

 

Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.

Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.

Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.

Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.

31 tháng 12 2023

cảm ơn rất nhiều !