K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và xếp từ in đậm vào nhóm từ loại thích hợp:Mùa đông đến mang theo gió lạnh buốt, mấy cây non trong rừng run lên bần bật. Bác bàng già cũng trơ trụi cành lá. Những con sóc, những chú thỏ... nhanh chóng chui vào hang ẩn nấp. Mùa đông hiện lên có khi là một gã hung thần, có khi lại là nàng tiên đông. Năm nay cây cối và các con vật trong rừng đều thầm mong là nàng tiên đông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và xếp từ in đậm vào nhóm từ loại thích hợp:

Mùa đông đến mang theo gió lạnh buốt, mấy cây non trong rừng run lên bần bật. Bác bàng già cũng trơ trụi cành lá. Những con sóc, những chú thỏ... nhanh chóng chui vào hang ẩn nấp. Mùa đông hiện lên có khi là một gã hung thần, có khi lại là nàng tiên đông. Năm nay cây cối và các con vật trong rừng đều thầm mong là nàng tiên đông vì nàng vừa xinh đẹp, tốt bụng lại dịu dàng. Nhưng gã hung thần đã đến. Hắn cất giọng nói oang oang.

a) Động từ:................................................................................................................................

b) Tính từ:..................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

c) Quan hệ từ: ...........................................................................................................................

d) Đại từ: ...................................................................................................................................

0
12 tháng 12 2021

đại từ

Mùa đông đến mang theo gió lạnh buốt, mấy cây non trong rừng run lên bần bật. Bác bàng già cũng trơ trụi cành lá. Những con sóc, những chú thỏ... nhanh chóng chui vào hang ẩn nấp. Mùa đông hiện lên có khi là một gã hung thần, có khi lại là nàng tiên đông. Năm nay cây cối và các con vật trong rừng đều thầm mong là nàng tiên đông vì nàng vừa xinh đẹp, tốt bụng lại dịu dàng. Nhưng gã hung thần đã đến. Hắn cất giọng nói...
Đọc tiếp

Mùa đông đến mang theo gió lạnh buốt, mấy cây non trong rừng run lên bần bật. Bác bàng già cũng trơ trụi cành lá. Những con sóc, những chú thỏ... nhanh chóng chui vào hang ẩn nấp. Mùa đông hiện lên có khi là một gã hung thần, có khi lại là nàng tiên đông. Năm nay cây cối và các con vật trong rừng đều thầm mong là nàng tiên đông vì nàng vừa xinh đẹp, tốt bụng lại dịu dàng. Nhưng gã hung thần đã đến. Hắn cất giọng nói oang oang.

a) Động từ:................................................................................................................................

b) Tính từ:..................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

c) Quan hệ từ: ...........................................................................................................................

d) Đại từ: ...................................................................................................................................

0
14 tháng 3 2021

a, câu ghép

b, câu đơn

c, câu đơn

d, câu ghép

25 tháng 5 2018

Vậy đáp án đúng là:

Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.

15 tháng 7 2018

" Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá . Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá".

(1 ) Cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào?

MÙA XUÂN  : cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.

MÙA HÈnhững tán tán lá xanh um che mát cả sân trường

MÙA THU : từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá

MÙA ĐÔNGcây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá

(2) Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào?

Em thích cây bàng vào mùa hè nhất vì cây bàng luôn làm em thích thú mỗi lần nhìn ra cửa sổ. Tán bàng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
~~~học tốt nha~~~

15 tháng 7 2018

trong đoạn văn trên em thích nhất mùa hè .vì hè đến lá bàng chuyển thành màu đỏ và dày hơn. nó làm cho những hạt nắng nhỏ cũng ko thể nào xen qua tán lá cây bàng và cũng dưới tán lá đó đã che chở cho lũ học trò chúng tôi trong những mùa hè oi bức nóng nực

mùa hè thật thú vị biết bao!

k cho mình nha

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:"Gió bấc thôi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất đất...Bên gốc đa,một chú thỏ bước ra,tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, những tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ảo nước. Thỏ vừa đặt trân xuống nước...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Gió bấc thôi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất đất...Bên gốc đa,một chú thỏ bước ra,tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, những tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ảo nước. Thỏ vừa đặt trân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. 
Một chú nhím vừa đi đến. Thỏ thấy thế liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy, trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím đặt chiếc que khều... Tấm vải dạt vào bờ, Nhím đặt lên, giũ nước, quấn lên người thỏ: 
- Phải thay thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi, ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ: 
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, nhím xù lông. Que nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.
nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]
câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?
câu 3: Tìm một câu văn có chứa thành phần trạng ngữ và cho biết công dụng của trạng ngữ đó trong câu?
câu 4:

a) Khi thấy thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, nhím đã có hành động gì? Hành động của nhím nói lên điều gì?
b) Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào

1
16 tháng 5 2022

Câu 1:Thể loại:Truyện 

PTBD:Tự sự

Câu 2:BPTT:Nhân hóa

TD:

+Làm câu văn thêm sinh động,gây cuốn hút người đọc

+Nhân hóa "thỏ" và "nhím" biết nói chuyện như con người

+Làm người đọc được những cảm xúc,những suy nghĩ của con vật 

Câu 3:

Bên gốc đa,một chú thỏ bước ra,tay cầm một tấm vải dệt bằng rong.

Công dụng:Chỉ vị trí 

Câu 4:

a,Nhím đã:

-đặt chiếc que khều... Tấm vải dạt vào bờ

-đặt lên, giũ nước, quấn lên người thỏ

- xù lông  vô số những  chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt

- rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may

Hành động của nhím nói lên lòng tốt bụng,biết giúp đỡ bạn bè khi họ đang trong hoàn cảnh khó khăn

b,Từ đoạn văn trên,em rút ra được thông điệp:

-Hãy luôn giúp đỡ những người khó khăn ,kém may mắn hơn mình trong cuộc sống.Để rồi chúng ta sẽ nhận được những điều tốt đẹp

 

17 tháng 5 2022

thanks bạn, bạn làm đúng r vì hq mik cũng làm thế, cô bảo chỉ có một bạn nam trong lớp đc 9, chắc mik, và còn phần vt văn mik ko ghi lên đây, sợ mn ko lm đc vì mất tg, chắc chữ đẹp wá nên cô ghen trừ 1đ đây mà, khổ:)

ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA MÙA ĐÔNG Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho con người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một màu sắc và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành...
Đọc tiếp

ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA MÙA ĐÔNG Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho con người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một màu sắc và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ…Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa…giúp cây thấu hiểu hết. Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành…Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu… Thu đến, muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi nứt nẻ… Đông tới, cây cối trơ cành rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương…Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: Mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ! Mẹ ơi!.......- Chiếc lá thì thầm điều gì đó với Cây Bàng. (Theo Quỳnh Trâm

Câu 4: Vì sao có lúc cây bàng cảm thấy như sắp bốc cháy?

0
ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN 6 CUỐI KÌ IĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:          “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi...
Đọc tiếp

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN 6 CUỐI KÌ I

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

          “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

          Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

          - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

          - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

          Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

          - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

          - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

          Nhím ra dáng nghĩ:

          - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

          Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

          Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]   

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào em đã học ? Dựa vào những đặc điểm nào mà em xác định được như vậy?

Câu 2: Kể tên các truyện đã học trong chương trình cùng thể loại với đoạn trích trên?

Câu 3: Đoạn truyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy?

Câu 4: Em hãy xác định đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật:

       Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

          - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

Câu 5 :  Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng  trong các câu sau:      

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…

Câu 6: Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 7: Đoạn trích muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

0
ĐỀ 12I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ...
Đọc tiếp

ĐỀ 12

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]                                  

(Trích Những chiếc áo ấm - Võ Quảng)

Lựa chọn đáp án  đúng:

Câu 1: Truyện Những chiếc áo ấm thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyền thuyết.

D. Thần thoại.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện.

B. Lời của nhân vật Nhím.

C. Lời của nhân vật Thỏ.

D. Lời của nhân vật.

Câu 3: Từ “ào ào” trong câu “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng” là

A. từ láy

B. từ ghép.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong câu “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật” có tác dụng gì?

A. Làm cho sự vật gần gũi hơn với con người.

B. Làm cho không gian thêm hoang vắng đáng sợ.

C. Nhấn mạnh cái lạnh của mùa đông.

D. Làm cho người đọc dễ hình dung đến những nhân vật trong cổ tích.

Câu 5. Hành động “rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” của Nhím giúp em hiểu gì về nhân vật này?

A. Nhím là người bạn nhân hậu, tốt bụng.

B. Nhím luôn quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.

C. Nhím vô tư, trong sáng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 6. Việc sử dụng ngôi kể thứ ba trong đoạn trích có tác dụng nào sau đây?

A. Người kể chuyện giấu mình đi không tham gia vào câu chuyện.

B.  Người kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm, kể về những gì mình được chứng kiến.

C. Người kể trực tiếp tham gia vào câu chuyện khiến cho lời kể chân thực hơn.

D. Người kể không tham gia vào câu chuyện, lời kể khách quan.

Câu 7. Nghĩa của yếu tố Hán Việt “vô” trong từ “vô số” là

A. vào.

B. nhiều.

C. không.

D. có.

Câu 8. Chủ đề của đoạn trích là

A. tình bạn giữa Thỏ và Nhím.

B. miêu tả cảnh rừng vào mùa đông.

C. Nhím giúp Thỏ may áo.

D. hoàn cảnh của Thỏ trong mùa đông.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?

Câu 10. Suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.

   GIÚP EM VS Ạ 
EM ĐANG CẦN GẤP

0