K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2021

từ ghép là Thất vọng

17 tháng 12 2021

còn gì nữa không

Phần I . Đọc hiểu văn bảnĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Một em bé đáng yêu , hai tay mỗi tay cầm một quả táo . Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười , hỏi cô con gái nhỏ :- Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không ?Em bé ngoái nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống hai quả táo trên tay mình . Bất chợt, em cắn mỗi quả một miếngNụ cười trên gương mặt...
Đọc tiếp

Phần I . Đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 

Một em bé đáng yêu , hai tay mỗi tay cầm một quả táo . Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười , hỏi cô con gái nhỏ :

- Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không ?

Em bé ngoái nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống hai quả táo trên tay mình . Bất chợt, em cắn mỗi quả một miếng

Nụ cười trên gương mặt người mẹ bỗng trở nên gượng gạo . Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình

Sau đó, cô gái nhỏ giơ một quả táo đã bị cắn rồi rạng rỡ nói :

- Quả này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ !

                                                 < Nguồn : Quà tặng cuộc sống >

1. Đặt cho bài văn nhan đề phù hợp

2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ?

3. Dấu gạch ngang ở câu : 

- Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không ?

dùng để làm gì 

4. Vì sao em bé lại có hành động kì lạ là cắn mỗi quả táo một miếng ?

5. Nêu bài học rút ra từ đoạn văn 

Phần II . Tạo lập văn bản 

Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết một đoạn văn ngắn ( 200 chữ ) suy nghĩ về " Lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ " 

1
11 tháng 7 2020

1. Câu chuyện quả táo

2. Tự sự

3 Đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của người mẹ.

4 Vì sợ 1 trong 2 quả không ngon , nếu lỡ đưa cho mẹ 1 quả không ngon thì em sẽ buồn vì không dành cho mẹ được điều tốt đẹp nhất

5.

-Phận làm con phải biết thương yêu mẹ hết mực , tránh làm cho mẹ buồn, phải luôn dành những thứ tốt đẹp nhất cho mẹ.

-Phải biết suy nghĩ tích cực , tránh suy nghĩ tiêu cực.

-Phải nhìn nhận 1 sự việc theo nhiều khía cạnh khác nhau.

-Không nên nhìn nhận , đánh giá một sự việc , sự vật qua 1 khía cạnh.

26 tháng 8 2019

Lần sau bạn làm ơn bạn viết những câu hỏi xuống dòng đc không ạ , nhìn rối mắt quá

(1) Đáp án : + 1 . Tiếng bà có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ bà ngoại.

                    + 3 . Tiếng bà là tiếng chính

(2) Một số từ ghép chính phụ có tiếng bà đứng trước : bà nội , bà hàng xóm , bà họ , bà cố ,...

(3) Trong các từ ghép vừa tìm được ở trên , các tiếng đứng sau từ bà có vai trò bổ sung ý nghĩa cho từ bà ( tiếng chính )

Không thể đổi các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên nghãi của từ 

26 tháng 8 2019

(1) 
- Tiếng bà có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ bà ngoại
- Tiếng bà là tiếng chính
(2)
bà nội, bà cố,...
(3)
- Các tiếng đứng sau tiếng bà có vai trò bổ sung ý nghĩa cho tiếng "bà"
- Không thể đổi các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của từ

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc : Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :

 

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt - ảnh 1

Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.

Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

1
5 tháng 9 2021
Hay và cảm động quá!
Xin chào mọi người, câu chuyện mình sắp kể sau đây là 1 câu chuyện tình có hơi hớm liêu trai do chính bà nội nuôi của mình kể lại. Bà khẳng định với mình đây là 1 câu chuyện có thật 100%. Và bà kể cho mình nghe không chỉ vì mục đích thoả mãn tính tò mò của mình, mà còn là 1 lời cảnh báo cho mình và bất cứ ai nghe câu chuyện này đều nên biết tránh đi vào vết xe đổ của bà.Bà nội...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, câu chuyện mình sắp kể sau đây là 1 câu chuyện tình có hơi hớm liêu trai do chính bà nội nuôi của mình kể lại. Bà khẳng định với mình đây là 1 câu chuyện có thật 100%. Và bà kể cho mình nghe không chỉ vì mục đích thoả mãn tính tò mò của mình, mà còn là 1 lời cảnh báo cho mình và bất cứ ai nghe câu chuyện này đều nên biết tránh đi vào vết xe đổ của bà.
Bà nội nuôi của mình luôn tự hào thời 19 – đôi mươi bà là cô gái đẹp nhất làng. Để chứng minh điều đó, bà luôn chìa ra tấm hình trắng đen thời bà còn trẻ cho con cháu xem. Công nhận hồi trẻ bà đẹp thật. Không hề son phấn mà nét nào ra nét đó. Nếu so với vẻ đẹp của hiện tại, thì bà ngày ấy có khuôn mặt trái xoan với ánh nhìn pha chút Diễm Hương và nụ cười pha chút Giáng My vậy đó. Dĩ nhiên là hoa đẹp sẽ có nhiều bướm ong ve vãn, và bà là cô gái mà hết 90% chàng trai của làng theo đuổi. Bà bảo, ngày ấy mẹ của bà luôn cảnh báo bà đừng dại dột cho đàn ông chạm vào người. Chạm vào chỗ nào thì sẽ phình to chỗ ấy, nên bà sợ lắm. Gặp con trai trêu ghẹo là bà bỏ chạy vắt giò lên cổ.
Ấy vậy mà mối tình đầu của bà không phải là 1 người bình thường, mà là 1 hồn ma người lính trẻ.
Mỗi năm cả gia đình bà hay đi tảo mộ. Trong khu mộ tập thể với rất nhiều mộ khác nhau chứ không chỉ riêng mộ của tổ tiên bà. Mà gia đình luôn có thói quen mỗi khi tảo mộ thì không chỉ thắp hương dọn cỏ cho mộ phần của tổ tiên thôi đâu, mà còn cho cả những ngôi mộ lân cận gần nhất nữa. Mẹ của bà (tạm gọi là bà cố nhé!) bảo làm thế để “hàng xóm láng giềng” đối xử tốt với ông bà tổ tiên của mình. Và luôn luôn, bà nội nuôi của mình đặc biệt ưu ái thắp hương, cúng trái cây, và dọn cỏ kĩ lưỡng cho 1 ngôi mộ cách ngôi mộ của tổ tiên bà vài bước chân. Đó là 1 ngôi mộ có in hình 1 chiến sĩ đã khá nhoè nhưng vẫn có thể nhìn được vẻ mặt khôi ngô tuấn tú của người đó. Bà kể với vẻ vừa hóm hỉnh vừa tự hào rằng nhan sắc của Tiêu Ân Tuấn (1 diễn viên Đài Loan mà bà thần tượng) chỉ đáng “xách dép” cho người lính ấy. Ngôi mộ của anh như từ rất lâu không có người nhà quan tâm vậy. Bà nghĩ chắc cha mẹ của anh đã mất rồi, còn các anh/chị/em gì đó chắc lo làm ăn buôn bán nên chả còn ai quan tâm đến anh, 1 người đã chết. Bà tả cảm giác của bà dành cho anh đầy sự cảm thương như cảnh Thuý Kiều khóc mộ Đạm Tiên vậy đó. Những lần đang dọn mộ 1 mình cho anh, bà luôn thỏ thẻ với những lời an ủi và cả tiếc nuối. Bà vô tư nói “Giá mà anh với em sanh ra cùng 1 thời kì, cùng 1 làng quê, thì chắc mình sẽ lấy nhau rồi”.
Chỉ có 1 câu nói ấy thôi, mọi chuyện rắc rối về sau đổ ập lên đời bà tạo thành 1 kí ức vừa ngọt ngào và cũng ngập tràn cay đắng đau thương.
Đợt tảo mộ ấy về thì bà đột nhiên bị sốt. Nhiệt độ cơ thể có khi thì 38 độ, có khi 40 độ, rồi lại hạ xuống 37 độ… Bà mê man suốt cả 3 ngày. Và chỉ toàn được bón cháo trắng với chút xíu muối. Tuyệt nhiên không ăn được thịt. Mấy lần bà cố xót con nên nhừ chút thịt vào cháo vừa đưa tới miệng là bà nội nôn thốc nôn tháo cả hết. Qua ngày thứ 3 thì bà hết sốt, nhưng lại thích ăn chay và không thích ra khỏi phòng ngủ của mình. Đàn ông con trai nào tới gần thăm hỏi là bà nạt nộ xua đuổi hết. Còn với phụ nữ thì bình thường. Có 1 đêm nọ, bà cố vô tình nghe thấy tiếng nói lầm bầm khe khẽ trong phòng ngủ của bà nội. Bà cố không đẩy cửa vào vội, mà chỉ khẽ áp tai vào vách cửa buồng nghe kĩ coi con mình đang nói gì. Bà cố nghe bà nội nói chuyện trai gái rồi cười rúc rích với ai đó nên mới lén vén màng nhìn vào. Và dưới ánh sáng hăn hắt khi mờ khi tỏ của đêm trăng rọi vào cửa sổ căn buồng, bà cố như ngất đi khi thấy đứa con gái yêu quý của mình ngồi bó gối trên giường, mặt thì xoay vào vách đang trò chuyện với 2 cái bóng hắt trên tường. 1 bóng hình phụ nữ là bóng của bà nội, còn cái bóng kế bên thì cao dong dỏng nhìn không có vẻ gì là bóng của 1 người phụ nữ cả.
Bà cố thấy vậy lập tức quay trở về phòng lay chồng dậy để cùng qua phòng con gái. Nhưng khi 2 người qua thì chỉ thấy bà nằm ngủ ngon lành trên giường như không có chuyện gì xảy ra. Bà cố lay bà nội thức dậy hỏi chuyện nhưng không dám đề cập thẳng vấn đề vì sợ bà hoảng sợ. Chỉ hỏi qua loa là ban nãy bà có thức dậy giữa đêm hay không thôi. Nhưng bà chỉ ngơ ngác trả lời là ngủ suốt chứ đâu có thức dậy khi nào đâu. Sau vụ việc ấy thì Bà cố bị chồng quở là mắt mũi kèm nhèm, nhưng với bản năng người mẹ Bà cố đã nghi ngờ có 1 chuyện không lành xảy ra.
Và đúng là như vậy thật.
Tình trạng mộng du nói chuyện yêu đương một mình của bà nội ngày càng trở nặng hơn. Nặng tới mức bà đi đâu gặp ai cũng khoe đã có người yêu rất đẹp trai và hiền lành tử tế. Mỗi ngày bà đều trang điểm chút phấn son kể cả khi đi ngủ vì muốn người yêu thấy bà luôn xinh đẹp nhất. Bà còn lấy cả tiền tiết kiệm đi mua áo sơ-mi và quần tây dành cho đàn ông rồi cất trong phòng nữa. Kì lạ ở chỗ, trong nhà bà mà ai bị lạc mất món đồ gì thì bà nội cũng đều giúp được họ tìm ra ngay món đồ ấy. Có 1 dạo nọ, có 1 gã thanh niên đến xin thuê 1 chiếc xuồng của nhà bà. Lúc ấy, chỉ có bà cố ra tiếp đón gã ấy. Đột nhiên bà nội từ trong phòng chạy vọt ra trên tay lăm lăm cái rìu bửa củi gào thét hăm he & xua đuổi gã thanh niên ấy. Gã thanh niên hoảng hốt bỏ chạy. Bà cố và mấy người trong nhà gặng hỏi nguyên do thì bà nội mới nói là gã ấy có ý đồ xấu, hắn chỉ viện cớ thuê xuồng chứ thật ra muốn dọ tình hình nhà bà để ấp ủ âm mưu giết cướp. Bà cố không tin con gái, bảo mới lần đầu gặp người ta sao gieo tiếng ác rồi. Nhưng bà nội kiên quyết khẳng định gã kia là kẻ xấu và cấm người nhà không được chào đón hắn nữa. Bà hăm he nếu hắn tới nữa là bà sẽ giết chết, nên cả nhà ai cũng lo lắng e ngại cho tình trạng của bà. Lúc này, bà cố đã không thể chịu đựng hơn được nữa. Tối đó bà rình bắt quả tang tại trận con gái đang ngồi nói chuyện một mình trong buồng ngủ. Bà nội không thể chối cãi nên đành khai thật sự tình cho bà cố nghe. Bà nội thú nhận là bà đang yêu say đắm 1 chàng trai và người ấy chỉ là … 1 hồn ma người lính trẻ. Người ấy chết trận lúc đang cố gắng giúp người dân di tản tới nơi an toàn. Rằng đó là 1 người tốt không cố ý hãm hại ai, vì còn trẻ chưa có người yêu nên khi chết rồi hồn vẫn còn vấn vương cõi tục. Khi gặp bà nội lúc ấy quá đẹp lại buông lời yêu thương nên người lính cô độc kia theo bà về nhà. Những việc mất mát đồ đạc trong nhà đều nhờ người ấy chỉ bà tìm thấy, kể cả việc vừa rồi cũng do người ấy báo trước với bà sẽ có kẻ xấu giả dạng thuê xuồng rồi tìm cách giết hại. Bà cố nghe xong rụng rời cả tay chân. Bà lo lắng sợ hãi tột độ khuyên nhủ bà nội hãy cắt đứt ngay với vong linh đó vì âm dương cách biệt không có kết quả tốt đẹp. Nhưng bà nội kiên quyết không nghe lời. Sau đó, bà cố ngày nào cũng lôi bà nội lên chùa cầu an cầu siêu, rồi lôi đến cả nhà mấy ông bà thầy bói để trục ma diệt yêu, nhưng đều công cốc. Người ta bảo “đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy”, nên người nào tiếp xúc với âm linh thì sức khoẻ dễ tổn hại. Và bà nội cũng không phải là 1 trường hợp ngoại lệ. Bà tiều tuỵ hẳn đi. Dù mỗi ngày cũng ráng ăn uống 3 bữa, nhưng sắc mặt vẫn không thể khá hơn. Bà cố bèn lập đàn khấn vái với lòng chân thành nhất. Bà cố bày mâm cỗ với hương hoa và chút rượu giữa nhà. Rồi bà chắp tay lên ngực thiết tha nói giữa khoảng không như thể đang cầu xin 1 người nào đó đang hiện diện quanh đây: “Tôi cầu xin anh hãy buông tha cho con gái tôi trẻ người non dạ. Âm dương cách biệt nên dù thế nào thì mối lương duyên này cũng phạm ý trời. Tôi cảm ơn anh đối tốt với con gái tôi và với cả gia đình tôi. Nhưng chắc anh cũng biết con tôi ngày càng tiều tuỵ. Anh thương nó thì hãy giúp nó sống an lành hạnh phúc. Con gái tôi còn trẻ lắm anh ơi. Nó còn cả tương lai phía trước, còn biết bao hoài bão. Tôi không muốn nó chết, nó bỏ vợ chồng tôi. Tôi cầu xin anh!”
Thế là cả đêm đó bà cố thức trắng cầu xin vô cùng khẩn thiết. Bà cố chốc chốc lại khóc rưng rức rồi lại van xin. Bà không biết vong linh đó có nghe hiểu được nỗi lòng của bà hay không, nhưng có 1 sáng nọ con gái ra nói với bà là sẽ không gặp lại người con trai ấy nữa đâu vì người ấy đã đi rồi.
Bà nội kể với giọng đầy xúc động, ngay cái đêm mà bà cố khấn vái cầu xin thì khi ngủ bà nội chỉ nằm mơ thấy anh về nói là anh phải đi về núi nên sau này không thể gặp lại nhau được nữa. Anh khuyên bà nên giữ gìn sức khoẻ và hãy sống hãy yêu như những người bình thường khác. Anh đi rồi nên nếu có nhớ thì anh sẽ hoá bướm bay về đậu trên vai trái, còn bà nếu có còn chút nhớ tiếc thì ghé mộ thắp cho anh 1 nén hương là được.
Rồi từ đó về sau, bà không còn gặp lại anh nữa, dù chỉ là trong mơ. Bà buồn suốt cả năm trời. Về sau thì không còn cảm giác yêu ai được nữa. Chỉ khi cha mẹ “nắm tóc gả đi” thì bà ừ đại, bà nói vậy đấy.
Mình mới hỏi bà nội là bà có thấy con bướm nào bay về đậu trên vai hay không? Bà bảo rằng không. Nhưng có chuyện cách đây gần 10 năm về trước bà bị trợt chân té ngoài sân nhà. Lúc ngã xuống bà có cảm giác rõ ràng có 1 bàn tay ai đó đỡ lấy phần đầu nên nhờ thế bà chả bị thương gì. Bà nội nuôi của mình ăn chay trường từ thời con gái, cũng hay phóng sanh và làm việc thiện, nên những câu chuyện tâm linh thường hiếm khi “gió máy” lắm, hihihi….
Bà dặn dò sau này mấy cô cậu thanh niên có đi đâu vào chốn linh thiêng như đình chùa hoặc những nơi trang nghiêm như nghĩa trang, thì đừng có mà đùa giỡn nói năng xằng bậy, hoặc nói lời gây thương nhớ giống như trải nghiệm của bà. Bà bảo cõi này là cõi dục, con người ta vì tình yêu và dục vọng mà cứ dằng dưa ân oán và luân hồi. Cho dù có là động vật, hay là ma là quỷ ở cõi dục này cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Bởi thế, “có kiêng ắt có lành” đấy cả nhà ạ. Dù tin hay không tin vào thế giới vô hình nhưng vẫn nên cẩn trọng thì hơn.

0
26 tháng 11 2021

"Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại"

từ ghép chính phụ: bà ngoại, cổng trường, ngôi trường

HT và $$$

Các bạn có thể viết bài văn "Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ" theo các ý sau đây được ko? Cảm ơn nhiều! ^_^- Nụ cười  thân thuộc, của tình yêu thương, làm cho ta hạnh phúc ấm lòng.- Nụ cười khi em bé thơ: Lúc sinh ra rồi đến lúc học ăn học nói, chập chững bước đi. Mỗi giai đoạn trong sự trưởng thành của con là nụ cười của niềm sung sướng, xúc động, tự hào- Nụ cười khi em...
Đọc tiếp

Các bạn có thể viết bài văn "Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ" theo các ý sau đây được ko? Cảm ơn nhiều! ^_^

- Nụ cười  thân thuộc, của tình yêu thương, làm cho ta hạnh phúc ấm lòng.

- Nụ cười khi em bé thơ: Lúc sinh ra rồi đến lúc học ăn học nói, chập chững bước đi. Mỗi giai đoạn trong sự trưởng thành của con là nụ cười của niềm sung sướng, xúc động, tự hào

- Nụ cười khi em trưởng thành: Khi làm những việc tốt, khi đạt những thành tích cao trong học tập, tham gia các hoạt động tập thể đem dến cho mẹ nụ cười của những niềm hạnh phúc

- Nụ cười khi em buồn, thất bại trong học tập là nụ cười động viên khích lệ như làn gió mát giúp em vững tâm hơn, cố gắng hơn

- Khi nụ cười của mẹ chợt tắt: Khi em chưa ngoan thì cuộc sống nhàm chán, buồn tẻ, đơn điệu, ko có ý nghĩa. Em mong nụ cười của mẹ luôn xuất hiện trên môi để đem lại niềm hạnh phúc cho mẹ, cho em 

 Đừng bảo mik lên mạng tìm nhé. Lấy trên mạng cũng được, nhưng copy ra hộ nhá!

0
5 tháng 10 2023

- Học sinh thực hành suy nghĩ tích cực để lao động vượt qua khó khăn theo gợi ý.

- Trong cuộc sống và học tập em sẽ gặp rất nhiều khó khăn nên kĩ năng vượt qua khó khăn là vô cùng cần thiết.

12 tháng 9 2016

Từ ghép là: Bà ngoại, ngôi trường, cổng trường

Từ láy là: Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng