K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2023

TK

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

+ Điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.

+ Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu..

+ Ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiêp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

- Cách mở đầu truyện: mở đầu mới mẻ, sáng tạo độc đáo của nhà văn, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

- Không gian: vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng. 

- Thời gian: thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng, thời gian tương lai, thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai đan xen.

- Sử dụng các chi tiết độc đáo: chi tiết tiếng chửi, chi tiết bát cháo hành, chi tiết cái lò gạch cũ.

- Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện. Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo tái diễn?

- Ngôn ngữ: được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.

- Giọng điệu trần thuật: thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn.

11 tháng 9 2019

Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Pu-rơ-kin), tác giả giữ ngôi kể thứ ba, tăng tính chân thật, khách quan cho câu chuyện

- Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng trăn trở, bức bối

- Xây dựng hình tượng nhân vật có tính khái quát, cụ thể

- Hình ảnh “cái bao”, câu nói được lặp đi lặp lại “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao” → giá trị nghệ thuật cao

20 tháng 3 2019

Tác giả vào truyện độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc từ tiếng chửi của Chí Phèo

+ Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi và người nghe hắn chửi

+ Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng Vũ Đại

- Tiếng chửi là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời

+ Bộc lộ nội tâm của người bất mãn ý thức được con người ít nhiều ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội loài người

+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong xóm”

⇒ Tình cảnh xót xa của người nông dân bị tha hóa, đơn độc

25 tháng 9 2018

Tình huống truyện xoay quanh nhân vật Nhĩ: Từng di khắp nơi, về cuối đời Nhĩ lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển được. Chính vào thời điểm ấy, Nhĩ lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông một vẻ đẹp bình dị.

→ Trải nghiệm về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người.

 

→ Chiêm nghiệm: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

22 tháng 12 2019

Đặc sắc nghệ thuật ngắn Hai đứa trẻ:

- Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam, giá trị hiện thực cao với tinh thần nhân đạo sâu sắc, thể hiện tài năng viết truyện ngắn bậc thầy

    + Câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chuyến tàu rực rỡ ngang qua

    + Ông chú trọng tập trung đi sâu vào nội tâm, cảm xúc của nhân vật

    + Thành công với thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, qua đó nhấn mạnh, khung cảnh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện

    + Truyện đặc sắc ở lối kể chuyện tỉ mỉ, tâm tình, thấm đượm chất thơ, với tâm hồn đôn hậu, tinh tế, sức nhạy cảm trước những biến thái nhỏ trong lòng người và vật

b, Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Tuân

- Tài năng nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, tạo không khí trang trọng, việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ tính chất tạo hình

- Nhân vật của ông thường có tính cách ngang tàng, tài năng, tâm hồn trong sáng, đó là biểu tượng về cái đẹp

- Ông miêu tả cảnh vật, không khí cổ kính, thiêng liêng của cảnh cho chữ, thể hiện tài năng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh, cảnh tượng hiện lên uy nghi, rực rỡ

c, Đặc sắc truyện Chí Phèo

- Ngôn ngữ sinh động, điêu luyện, nghệ thuật, gần lời ăn tiếng nói hằng ngày

- Giọng điệu phong phú, biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật linh hoạt, linh hoạt chuyển vai và điểm nhìn.

(3) Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của truyện “Gió lạnh đầu mùa” còn là hình thức nghệ thuật đặc sắc. Nhà văn Thạch Lam đã rất khéo léo khi lựa chọn xây dựng một cốt truyện và tình huống truyện đơn giản. Sự việc hai đứa trẻ nhà khá giả động lòng thương, mang cho một người bạn khó khăn chiếc áo vào mùa rét rất bình dị, tự nhiên, không phải là những xung đột gay gắt, hay sự việc li kì. Nhưng cái bình...
Đọc tiếp

(3) Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của truyện “Gió lạnh đầu mùa” còn là hình thức nghệ thuật đặc sắc. Nhà văn Thạch Lam đã rất khéo léo khi lựa chọn xây dựng một cốt truyện và tình huống truyện đơn giản. Sự việc hai đứa trẻ nhà khá giả động lòng thương, mang cho một người bạn khó khăn chiếc áo vào mùa rét rất bình dị, tự nhiên, không phải là những xung đột gay gắt, hay sự việc li kì. Nhưng cái bình dị, quen thuộc ấy lại dễ dàng khơi dậy sự đồng cảm nơi người đọc.

Đoạn văn (3) trình bày Luận điểm 2

- Xác định câu văn nêu nội dung luận điểm:

sức hấp dẫn của truyện “Gió lạnh đầu mùa” còn là hình thức nghệ thuật đặc sắc

- Xác định câu văn nêu nét đặc sắc thứ nhất của tác phẩm:

………………………………………………..

- Xác định câu văn đưa ra bằng chứng để làm nổi bật nét đặc sắc thứ nhất:

…………………………………………………

- Xác định câu văn đưa ra lí lẽ để làm nổi bật nét đặc sắc thứ nhất:

    ……………………………………………

0
19 tháng 1 2020

óm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao

Để có thể ghi nhớ được tất cả những giá trị trong nội dung và cả nghệ thuật thì các em có thể ghi nhớ những chi tiết quan trọng như sau:

Về nội dung

- Tố cáo xã hội phong kiến bất công khiến con người sinh ra là người mà lại không được làm người

- Thông qua đó nhấn mạnh hình ảnh và bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay cả khi tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo cướp đoạt tất cả.

Về nghệ thuật

- Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình

- Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh hoạt, phóng túng

- Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động

- Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính.

   Để hiểu rõ hơn về tác phẩm các em có thể tham khảo bài soạn bài Chí Phèo với những phân tích chi tiết để nêu bật giá trị của tác phẩm.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo

Giá trị nội dung trong tác phẩm Chí Phèo của Nam cao

- Giá trị hiện thực

  • Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến đối với những người nông dân trong xã hội xưa
  • Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng lại vô cùng thê thảm, bần cùng và trở thành lưu manh. Họ bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cái chết là điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những đau khổ.

- Giá trị nhân đạo

  • Lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác.

Dẫn chứng: Hình ảnh thu nhỏ của cả một xã hội với tất cả các tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ chính là chân dung của những kẻ như Bá Kiến, như bà cô Thị Nở, như những người dân làng Vũ Đại.

  • Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại.

Dẫn chứng: Kể cả khi Chí Phèo đã khao khát quay trở về làm người lương thiện thì xã hội ích kỉ, hẹp hòi kia cũng sẽ không chừa chỗ lại cho hắn. Hắn chỉ còn một con đường duy nhất là cái chết để giữ lại sự lương thiện cuối cùng trong con người mình.

  • Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân

Dẫn chứng: Ngay cả khi họ bị vùi dập, mất cả nhân hình lẫn nhân tính thì khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc cũng chưa bao giờ bị dập tắt trong họ

  • Là lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Dẫn chứng:  Điều ấy được thể hiện qua chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống dưới bụng và lời dự báo về một Chí Phèo con sẽ ra đời.

Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam cao

1. Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật:

   Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo -> xây dựng nhân vật điển hình sắc nét.

2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình

   Trong truyện ngắn đã tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu...

3. Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính, luôn biến hoá mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc

    Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện: Mở đầu truyện bằng hình ảnh đứa bé trần truồng xám ngắt nằm bên chiếc lò gạch cũ, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...

=> Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo sẽ lại tái diễn?

4. Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động

    Ngôn ngữ, giọng điệu của Nam Cao được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.

    Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (dẫn chứng: đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).

5. Cách dẫn chuyện linh hoạt và vô cùng hấp dẫn

    Đoạn mở đầu rất độc đáo gây ấn tượng mạnh bởi lối trần thuật nửa trực tiếp, có sự đan xen giữa lời người kể chuyện (Hắn vừa đi vừa chửi...) với độc thoại của nhân vật (Ờ! Thế này thì tức thật!...). 

    Tác giả đã phá vỡ trật tự thông thường, dùng lối tự sự theo dòng nội tâm nhân vật để thuật lại diễn biến sự việc. Vì thế, trong lời trần thuật, hiện tại và hồi ức cứ lồng ghép vào nhau (đoạn mở đầu, đoạn tả Chí Phèo “bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài” ở cuối truyện,...), lời người kể và lời nhân vật có khi nhập vào nhau khiến cho điểm nhìn trần thuật cũng thay đổi một cách linh động (lúc thì câu chuyện được thuật lại bằng một cái nhìn khách quan từ bên ngoài, lúc lại chuyển hoá thành điểm nhìn chủ quan của nhân vật từ bên trong).

    So với dung lượng của một truyện ngắn thì tác phẩm Chí Phèo tương đối dài, nhưng nó không hề nhàm chán bởi cách dẫn chuyện luôn biến ảo cùng những độc thoại nội tâm sinh động (chẳng hạn độc thoại nội tâm của nhân vật Chí Phèo sau cơn tỉnh rượu).

Kết luận

  • Những cảm nhận và đánh giá khái quát về giá trị của nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo.
  • Có thể nêu ra suy nghĩ và liên tưởng của em về tác phẩm.



Tham khảo

#Châu's ngốc

các bạn ơi, mình cần cuả "Lão Hạc" nhé!