K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2022

"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng....". Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã đưa người đọc đến khung cảnh mênh mông, rộng lớn, bao la của biển cả. Trong không gian ấy, dân trai tráng bắt đầu đi đánh cá. Cùng đồng hành với họ là những con thuyền "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã? Phải chăng đây chính là dụng ý của nhà thơ, là hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp của bài. Hơn thế nữa, với động từ "phăng", "rướn" đã thể hiện những động tác dứt khoát, nhanh nhạy cùng tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước của người dân làng chài. Qua đây, thầm cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã dệt nên một bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh ra khơi của người dân miền biển.Ôi! tác giả đã cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

=> Câu hỏi nghi vấn: Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã?

=> Câu cảm thán :Ôi! tác giả đã cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

21 tháng 3 2022

Thank nhavui

27 tháng 7 2021

Tham khảo:

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

 

27 tháng 7 2021

Em tham khảo:

      Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng,  những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương. 

Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng

11 tháng 1 2018

Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là cảnh người dân ra khơi đánh cá:

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới 
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông 

9 tháng 2 2022

Tham khảo

 Khung cảnh ra khơi là một ngày trời đẹp với trời trọng, gió nhẹ. Nền thiên nhiên hiện trong trẻo, thơ mộng, đón những người dân chài ra đi cho một ngày mới bội thu. Bởi vậy, cả con người lẫn thuyền chài đều mang trong mình một khí thế hăm hở, một sức sống mãnh liệt. So sánh con thuyền với “con tuấn mã” là một hình ảnh ấn tượng, độc đáo, thể hiện sự nhanh nhẹn, hình ảnh con thuyền lướt băng băng trên những ngọn sóng. Con thuyền như một con chiến mã, con người đẹp đẽ như những chàng kị sĩ tài ba, chèo lái con thuyền, đè sóng, cưỡi gió ra khơi. Đặc biệt là hình ảnh cánh buồm thân quen nay được đưa vào tho ca mang vẻ đẹp lãng mạn nhưng cũng căng tràn sức sống. Cánh buồm vô tri được người thi sĩ thổi hồn và trở nên đẹp đẽ lạ thường. Cánh buồm như mang theo tâm hồn thiêng liêng của cả làng chài. Con thuyền như tự “rướn” thân mình vươn ra biển lớn, hòa nhập vào với nắng và gió của biển khơi, góp sức nuôi sống làng chài. Cánh buồm ấy mang dáng vóc của một chàng lực sĩ rướn thân trắng, ưỡn căng lông ngực mênh mông, hít một hơi dài chủ động thu hết sóng gió bao la của biên khơi đê bay lên, ngang tầm với không gian mênh mông của đại dương.Thật là những câu thơ tuyệt đẹp! Như vậy, đoạn thơ đã làm nổi bật hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với 1 khí thế thật hào hứng.
 

9 tháng 2 2022

Tham khảo

    Đoàn thuyền ra khơi trong buổi sớm mai hiện lên đầy ấn tượng. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ cho bài thơ, câu thơ ” Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” sử dụng phép so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng, cái cụ thể với cái trừu tượng. Con thuyền là sự sống của người dân làng chài, bởi vậy cánh buồm là linh hồn của người dân vùng biển. Cánh buồm đi đến đâu họ dõi theo đến đó đặt ba đặt vào đó biết bao nhiêu niềm tin và hy vọng. Hình ảnh “Dướn thân trắng bao la thâu góp gió” thật đẹp trong dáng vẻ và sức vóc cường tráng. Một hình ảnh, ý nghĩa được đưa lên thành biểu tượng tâm hồn. Bài thơ đã cho thấy được hình ảnh thật đẹp về người dân làng chài nơi đây.