K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12,5 

1200

0,25

0,36

0,75 

THI TỐT~

21 tháng 7 2018

Hiện tại anh hơn em 8 tuổi nên ta có sơ đồ đoạn thẳng: 
Tuổi em : /------------------------/ 
Tuổi anh :/------------------------/-------------... 
8tuổi 
8năm 
Tuổi em sau 8 năm: /------------------------/--------------... 
Tuổi a trước 5 năm :/------------------------/-----/(------... 
5 năm 
Vì khi đó tuổi anh bằng 3/4 tuổi em nên dựa vào sơ đồ đoạn thẳng ta có 1/4 tuổi em sau 8 năm là 5 năm 
=> tuổi e sau 8 năm là 4 . 5 = 20 tuổi cũng chính là tuổi của anh hiện tại 
Vạy tuổi anh hiện tại là 20 tuổi 
Tuổi em hiện tại là 20 - 8 = 12 tuổi 

21 tháng 7 2018

Tuổi em 8 năm nữa hơn tuổi anh cách đây 5 năm là 5 tuổi.

Ta có sơ đồ:

Tuổi anh cách 5 năm: |-----|-----|-----| {5 tuổi}

Tuổi em sau 8 năm:    |-----|-----|-----|-----|

Tuổi anh cách đây 5 năm là:

       5 : (4 - 3) . 3 = 15 (tuổi)

Tuổi anh hiện nay là:

       15 + 5 = 20 (tuổi)

Tuổi em hiện nay là:

       20 - 8 = 12 (tuổi)

                 Đáp số: tuổi anh: 20 tuổi; tuổi em: 12 tuổi

26 tháng 1 2018

- 8 chia 2 được 4 , viết 4 .

  4nhaan 2 bằng 8 ; 8 trừ tám bằng 0.

- Hạ 2 ; 2 chia 2 được 1 , viết 1 .

  1 nhân 2 bằng 2 ;2 trừ 2 bằng 0 .

-Hạ 4 ; 4 chia 2 được 2 , viết 2 .

 2 nhân 2 bằng 4 ; 4 trừ 4 bằng 0 .

- Hạ 6 ; 6 chia 2 được 3 .

 3 nhân 2 bằng 6 ; 6 trừ 6 bằng 0 .

8246 : 2 = 4123

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vào những ngày mùa hè, em rất thích đến trường từ sáng sớm, để có thể tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên của ngôi trường yêu dấu.

Khi còn sớm, trường còn vắng vẻ, nhìn một vòng quanh trường, cảm giác cứ như là ngôi trường vẫn còn ngái ngủ, chưa chịu thức dậy hẳn. Khắp nơi vẫn còn giăng một màn sương mỏng mờ đục - đặc trưng của những sớm mùa hè. Hàng mái ngói trên cao như chuyển màu đỏ thẫm vì tắm đẫm sương đêm. Sân trường cũng đầy hơi ẩm, dẫm lên cảm giác trơn hơn mọi ngày. Qua một đêm gió lớn, những chiếc lá khô rơi rụng khắp đầy mặt sân. Thỉnh thoảng những cơn gió thổi qua, chúng lại lướt trên sân rồi va vào nhau, tạo nên tiếng xào xạc. Những hàng ghế đá cũng vẫn còn hơi ướt, chưa thể ngồi lên được, phải chờ chốc nữa, bác mặt trời hong khô giúp chúng em.

Từ trên cao, những tia nắng đầu tiên của một ngày bắt đầu kéo nhau nhảy xuống mặt đất. Chúng sà xuống những lá cỡ đỏ sao vang đang tung bay phần phật trên mái nhà. Chúng nhảy xuống những vòm lá xanh biêng biếc, tìm kẽ hở để xuyên qua, đáp xuống sân trường. Chúng còn cố chui vào những chiếc tổ, chiếc hang nhỏ để đánh thức mấy chú chim, chú dế. Thế là, chẳng mất chốc, trên cành cây lại ríu rít tiếng chim kêu. Không chỉ vui hót râm ran, mấy chú chim nhỏ còn thích thú nhảy nhót liên hồi, hét nhảy lên cành bàng lại chuyền sang cành phượng, rối rít chạy theo tia nắng mới. Những cơn gió mát thì cứ khe khẽ mà thổi miết. Trong hơi gió ấy, em ngửi thấy được mùi se lạnh của sương đêm, mùi thơm của lá cây, và cả mùi ấm áp của ánh nắng. Những cơn gió luồn qua vách lá, luồn qua mái tóc của em đem đến cảm giác thật là dễ chịu.

 

Thoáng chốc, sân trường đã đông vui và rộn ràng. Càng gần đến giờ vào học, các bạn nhỏ càng đến đông hơn. Trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười tươi rạng rỡ. Nhiều bạn phấn khởi kéo nhau đến xem những bồn hoa xinh xắn của trường. Được yêu thích nhất vẫn là vườn hoa hồng ở cạnh cổng trường. Trong nắng mới, những đóa hồng nhung đỏ rực kiêu sa hé mở từng cánh hoa mỏng manh, trước ánh nhìn trầm trồ của những bạn nhỏ. Trong đám đông, có những bạn nhỏ xách theo bình nước, chăm chú tưới nước cho từng khóm hoa. Bạn nào cũng cẩn thận từng chút một vì sợ làm tổn thương những bông hoa xinh xắn. Phía sau, trên sân trường là rộn ràng các bạn học sinh vui chơi, cười nói. Bạn thì vội ăn sáng cho kịp giờ vào học. Bạn thì đủng đỉnh vừa đi vừa ngắm sân trường buổi sáng. Bạn thì hớn hở chạy vào lớp để kể cho bạn bè nghe về những điều mình vừa thấy. Thật là vui tươi.

Những buổi sáng sớm mùa hè của ngôi trường luôn đem đến cho em những cảm xúc tuyệt vời. Thật mong rằng, trường em sẽ mãi vẫn luôn tươi đẹp và bình yên như thế.

4 tháng 10 2021

tham khảo:

Sáng nào em cũng đến trường sớm. Trường của của em là trường "Tiểu học Cát Linh" nằm sát trường Trung học cơ sở Cát Linh. Trường em rợp bóng cây xanh. Biển treo ngay giữa cổng màu xanh lơ nổi bật hàng chữ đỏ "Trường tiểu học Cát Linh". Cánh cổng sắt chắc chắn sơn màu xanh lá cây sẫm. Một bên của đường vào trường là nhà chờ kê hàng ghế thẳng tắp, lợp mái tôn đỏ, một bên là bức tường màu vàng ngăn cách giữa hai trường. Sân trường rộng rãi, được đổ nền bê tông có kẻ ô to cho chúng em xếp hàng tập thể dục.

Những cây cối như cây bàng, cây hoa sữa, cây đa, cau. Được trồng trong bồn hình tròn hoặc hình chiếc lá. Trước mặt là sân khấu hình chữ nhật và cột cờ cao vòi vọi. Sau sân khấu có phòng đoàn đội, phòng hiệu phó. Tầng trên có phòng hiệu trưởng, phòng vi tính. Các dãy lớp học ở hai bên sân. Bên phải là dãy nhà hai bên tầng dành cho học sinh lớp một, hai, ba. Bên trái là dãy nhà ba tầng của học sinh bốn, năm. Các lớp học vuông vức trang trí giống nhau. Dưới ảnh bác là khẩu hiệu: "Kính thầy - Mến bạn", "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại", "Chăm học - Kỉ luật", năm điều bác Hồ dạy, "Trích thư Bác Hồ gửi học sinh", cùng tám bóng đèn bốn cánh quạt. Hành lang thoáng đãng, sạch sẽ. Khu đất nhỏ ở mảnh đất nhỏ ở mảnh sân chính là vườn trường trồng rất nhiều cây cối xanh tốt.

Tuổi thơ của em đã gắn bó với ngôi trường này cùng với biết bao kỷ niệm thân thương về thầy cô, bạn bè.

nhưng câu hỏi đâu?

629822+183930=813752

828849-782842=46007

138x482=66516

272x582=158304

11572:44=263

52038:63=826

38,5:11=3.5

149,4:23=6(dư 57)

18 tháng 12 2020

-Những đặc điểm cơ bản:

Thời kì hình thành:

+ Phương Tây: hình thành từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV Nhận xét: Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến sớm hơn Thời kì phát triễn

+ Phương Tây: Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV Nhận xét: Phương Đông phát triễn chậm chạp hơn Thời kì khủng hoảng và suy vong:

+ Phương Tây: Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI Nhận xét: Ở các nước phương Đông quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài hơn.

Cơ sở kinh tế:

+ Phương Tây: Nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến

Nhận xét: Cư dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp,chăn nuôi và nghề thủ công. Các giai cấp:

+ Phương Tây: Lãnh chúa và nông nô Nhận xét: Địa chủ và lãnh chúa giao ruộng cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu thuế.

Phương pháp bóc lột:

+ Phương Tây : địa tô

Nhận xét: lãnh chúa và địa chủ đều bóc lột nông dân,nông nô bằng địa tô. Họ sống rất cực khổ. 

18 tháng 12 2020

*Nguồn tham khảo*

Về quá trình chuyển biến sang chế độ phong kiến. Sự hình thành chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến là cả một quá trình và có hai con đường: + Một là, có những nước là chế độ chiếm hữu nô lệ và trong lòng nó ở thời kì cuối đã có mầm mống quan hệ phong kiến, dần dần chuyển sang chế độ phong kiến, nhà nước chiếm hữu nô lệ chuyển sang nhà nước của giai cấp phong kiến như ở đế quốc Đông La Mã (By-giăng-xơ), Trung Quốc, Ấn Độ… + Hai là, những nước từ chế độc công xã nguyên thủy đang tan rã, bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước phong kiến. Bước nhảy vọt như vậy, trước hết là do yếu tố nội sinh bên trong (Sự phát triển của lực lượng sản xuất và kinh tế, mầm mống của giai cấp và nhà nước). Nhưng một yếu tố khác rất quan trọng là sự tiếp thu ảnh hưởng của chế độ phong kiến của các nước khác như các quốc gia Đông Âu, Triều Tiên, Việt Nam…Trong đó, những cuộc chiến tranh chinh phục giúp cho việc tiếp thu ảnh hưởng ấy một cách nhanh chóng như trường hợp bộ tộc người Giéc man chinh phục đế quốc Tây La Mã, Mông Cổ chinh phục Trung Quốc… Giữa châu Á và châu Âu, sự hình thành chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến có những điểm khác nhau rõ rệt: Về thời gian. Chế độ phong kiến hình thành sớm và tan rã muộn hơn phương Tây. Ở châu Á, chế độ phong kiến hình thành sớm nhất ở Trung Quốc (thế kỉ III TCN). Ở châu Âu, nó được hình thành sớm nhất là thế kỉ V sau công nguyên (Ở Tây Âu). Tuy nhiên trong từng khu vực cũng có những nhà nước phong kiến ra đời muộn như Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Lào… (thế kỉ XII), như ở Đông Âu (thế kỉ VII-X). Về không gian. Ở châu Âu, chính thể phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Còn ở châu Á, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng. Ở Phương đông chế độ phong kiến ra đời sớm là do yêu cầu làm thủy lợi phục vụ nông nghiệp, đoàn kết chông ngoại xâm nên đã hình thành những quốc gia lớn. Còn ở phương Tây, do công cuộc chinh phục của bộ tộc Giéc man đã thúc đẩy quá trình phong kiến hóa, hình thành những thế lực lãnh chúa cát cứ. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn tới quán trình phát triển của chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến. Về cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước phong kiến. Trong chế độ phong kiến có hai giai cấp cơ bản là địa chủ (ở châu Âu gọi là Lãnh chúa hoặc chúa đất) và nông dân (ở châu Âu là nông nô), có phương thức bóc lột đặc trưng là địa tô. Ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công, tầng lớp thị dân. Nhưng cũng tương tự như thời cổ đại, cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước phong kiến châu Á và châu Âu có một số điểm rất khác nhau: Thứ nhất, ruộng đất là tư liệu sản xuất chính trong chế độ phong kiến. Ở châu Âu, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời cổ đại. Trong thời phong kiến, chế độ tư hữu ruộng đất không những vẫn như vậy, mà còn phát triển thành tư hữu rất lớn (các lãnh chúa). Hầu hết nông dân mất hết ruộng đất và trở thành nông nô. Ở châu Á, chế độ ruộng đất không thuần nhất như ở châu Âu. Hiện tượng phổ biến về ruộng đất của chế độ phong kiến tồn tại quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước (của vua), đồng thời đối với ruộng đất tư nhân, vua cũng có quyền sở hữu tối cao. Tư hữu ruộng đất (hầu hết là của địa chủ, một phần nhỏ của nông dân) phát triển chậm. Tóm lại, trong khi ở châu Âu, ruộng đất hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân (lãnh chúa) thì ở châu Á tồn tại song song sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân (chủ yếu là địa chủ phong kiến). Có thể nói, đặc điểm về chế độ sỡ hữu ruộng đất luôn luôn là chìa khóa để đi vào tìm hiểu những đặc điểm khác. Thứ hai, về định tính và định hình giai cấp. Địa chủ phong kiến là những người có nhiều ruộng đất riêng của mình và bóc lột bằng địa tô. Lãnh chúa phong kiến ở châu Âu là chủ sở hữu ruộng đất lớn, nguồn lợi thu hầu hết bằng địa tô. Vì vậy, hình ảnh của vị địa chủ phong kiến phương Tây rất nổi, hay nói cách khác, định tính và định hình của giai cấp địa chủ phong kiến ở phương Tây rất rõ ràng và đậm nét. Nông nô phương Tây hoàn toàn không có ruộng đất, phải hoàn toàn lĩnh canh ruộn đất của lãnh chúa và nộp địa tô cho chủ. Người nông nô đúng 100% là người tá điền, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ. Ở phương Đông, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần được phân phong cho quý tộc quan lại (thường ruộng đất loại này, người được phong không có quyền mua bán), một phần được cấp cho nông dân theo định kì cày cấy để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở Trung Quốc, Việt Nam, chế độ ban điền ở Nhật Bản…từ đó có hai hệ quả: + Địa chủ phong kiến không chỉ bóc lột bằng địa tô từ số ruộng đất tư của mình, mà còn bóc lột bằng thuế được hưởng từ ruộng đất được phân phong. + Người nông dân tuy phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ và nộp tô, nhưng cũng nhận được một phần ruộng đất của nhà nước và phải nộp thuế. Một số ít nông dân còn có ruộng đất riêng để cày cấy. Chính vì vậy, người nông dân phương Đông còn có quyền tự do thân thể hơn người nông nô phương Tây-người hoàn toàn bị lệ thuộc vào lãnh chúa. Như vậy, định tính và định hình của giai cấp ở phương Đông không sắc nét như ở phương Tây. Thứ ba, trong khi châu Âu cho đến thế kỉ XIV, văn hóa, giáo dục vẫn bị giáo hội lũng đoạn kìm hãm, cả xã hội sống trong vòng lạc hậu, tối tăm, thì ở phương Đông, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập là những trung tâm văn minh lớn của thế giới, với những thành tựu to lớn về văn học, triết học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên…với những phát minh quan trọng của Trung Quốc (Giấy, in, thuốc súng, la bàn). Khác hẵn với phương Tây, tập đoàn vua chú phong kiến ở phương Đông thường là những nhà tri thức lớn trong xã hội. Trường hợp vua không biết chữ học ít học thức chỉ là cá biệt. Trong dân gian cũng có không ít người có học thức. Từ rất sớm phong cách văn minh, lịch sử, tao nhã đã trở thành nếp sống bình thường của người người phương Đông. Chính người phương Tây đã học tập nếp sống văn minh đó từ những cuộc viễn chinh sang phương Đông  của thập tự chinh cuối thế kỉ XI-XIII. Về tư tưởng,  nhìn chung cả phương Đông và phương Tây đều lấy tôn giáo làm  cơ sở lý luận cho chế độ thống trị. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt rõ rệt: Ở Phương Đông, chế độ quân chủ chuyên chế rất mạnh và có nhiều tôn giáo trong cùng một nước. Các tôn giáo đều không có tổ chức giáo hội mang tính quốc tế. Mặc dù vậy nhưng gần như suốt trong quá trình tồn tại của chế độ phong kiến, nhà nước luôn sử dụng những giáo lý của tôn giáo để xây dựng và cũng cố một nhà nước quân chủ chuyên chế và bành trướng xâm lược ra bên ngoài như Nho giáo (Trung Quốc), Hồi giáo (Ấn Độ),… Ở phương Tây, Đạo cơ đốc-Thiên chúa giáo ra đời đầu công nguyên, nhưng sang thời phong kiến, Thiên chúa giáo đã trở thành một thế lực rất mạnh, là chỗ dựa vững chắc cho vương quyền phong kiến phương Tây, giáo lý-hệ tư tưởng của nó mà Tòa án giáo hội thật sự là công cụ tinh thần của tập đoàn phong kiến thế tục và nhà thờ để thống trị quần chúng, mặc khác, giáo hội Thiên chúa luôn luôn tìm cách can thiệp, chi phối chính quyền phong kiến để cũng cố địa vị và quyền lợi của giáo hội. Có thể nói, ở phương Tây, sự kết hợp giữa thần quyền và vương quyền đã tạo nên sức mạnh không phải là ở cấp số cộng mà là cấp số nhân của các thế lực áp bức và bóc lột trong xã hội. Như vậy, Ở phương Đông nhìn chung tôn giáo chỉ là lực lượng hổ trợ cho giai cấp thống trị, chứ không trở thành lực lượng chi phối, can thiệp công khai, chặt chẽ được chính quyền nhà nước phong kiến rõ nét như ở phương Tây. Nhìn chung, kinh tế tự cung tự cấp giữa vai trò chủ yếu trong chế độ phong kiến. Nhưng đến cuối thời kì phong kiến ở phương Tây kinh tế tư bản chủ nghĩa nảy sinh và phát triển, đưa phương Tây vượt lên hẳn phương Đông. Các nước phương Đông (trừ Nhật Bản) dần dần trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Về hình thức và chức năng của nhà nước. Ở phương Tây, hình thức kết cấu của nhà nước phổ biến và bao trùm là phân quyền cát cứ với những biểu hiện và được quyết định bởi những nguyên nhân khác nhau. Có thể kể hai nguyên nhân chính sau đây: + Nguồn gốc xâu xa là đế quốc Frang  được dựng lên do kết quả của những cuộc chiến tranh xâm lược và được duy trì bằng bạo lực, không có cơ sở kinh tế, chỉ là một liên hiếp tạm thời không vững chắc. Trong phạm vi Tây Âu và trong phạm vi từng nước, các cộng đồng dân cư ở vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội khác nhau. Do đó đều có khuynh hướng phát triển riêng, muốn tách ra khoie ràng buộc của chính quyền trung ương. + Nguyên nhân cơ bản, có tính quyết định là yếu tố kinh tế. Trong đó, trước hết phải nói đến chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất. Đó là sở hữu tư nhân rất lớn của phong kiến được hình thành (chế độ phân phong, thừa kế, bảo hộ ruộng đất…). Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kì cuối-thời kì suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha…còn ở một số nước như Đức, Ý, tình trạng cát cứ phong kiến tồn tại suốt cả chế độ phong kiến. Tính chuyên chế  không cao như ở phương Đông. Ngoài ra còn có hình thức chính quyền tự trị thành phố là chính quyền cục bộ, tồn tại trong những khoảng thời gian không lâu. Nó là chính quyền cộng hòa phong kiến, nằm trong phạm trù nhà nước phong kiến. Ở phương Đông, hình thức, kết cấu của nhà nước phong kiến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế và mang tính chuyên chế cực đoan. Chính thể này tồn tại trong suốt thời kì chế độ phong kiến. Trong chính thể đó, vua có uy quyền tuyệt đối, là đấng tối cao vô thượng và được thần thánh hóa là thiên tử (con trời), thiên hoàng (vua nhà trời)…Chính thể quân chủ chuyên chế phương Đông hình thành và phát triển do những yếu tố sau: + Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc nhà vua và sự tồn tại của các công xã nông thôn. + Do đòi hỏi của cuộc xâm lược bành trướng hoặc trong công cuộc chống chinh phục. + Do tập quán chính trị và tâm lý chính trị truyền thống. Nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến là sự kế thừa và phát triển chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô. + Do truyền thống kết hợp chặc chẽ giữa vương quyền và thần quyền. Cũng như trong thời kì chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến ở phương Đông còn có một chức năng đặc biệt và rất quan trọng, chức năng tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi. Dù phương Đông và phương Tây có những điểm khác nhau, nhưng bản chất của nhà nước phong kiến dù ở đâu cũng chỉ là một. Nhà nước phong kiến là công cụ của giai cấp phong kiến để đàn áp, bóc lột nhân dân lao động, bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị.