K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

Ý bạn là viết thư gửi một bạn ở miền nam hả

1 tháng 12 2021

?????????????? báo cáo

27 tháng 3 2021

Thị xã Tân An, ngày 15 tháng 11 năm 20.....

Đức Thành thân mến!

Tinh cờ khi đọc lại quyển truyện “Thám tử lừng danh Cô-nan” tập ba mươi sáu mình nhặt được mảnh giấy của cậu ghi lại địa chỉ cho mình, nằm ở trong cuốn sách này, lúc chúng mình chia tay nhau. Chuyến tham quan du lịch Vũng Tàu hè năm rồi đã cho mình thêm một người bạn thật là tuyệt! Mấy tháng nay, mình muốn viết thư cho cậu, nhưng không tài nào kiếm ra địa chỉ của cậu, đành phải chịu. Không ngờ, nơi ở của cậu lại nằm trong cuốn Cô-nan ấy. Giờ thì mình đến với cậu đây! Cậu có khỏe không? sắp thi học kì I rồi nhỉ? Ở đây, mình cũng đang tập trung ôn thi đây. Chúng mình thi đua với nhau, ai được nhiều điểm mười trong kì thi này nhé! Ai thắng, sẽ được nhận phần thưởng tập truyện “Không gia đình” của Hec-tô- ma-lô. Người thua phải chịu trách nhiệm “tặng” cho người thắng qua con đường bưu điện. Đồng ý nghe Thành? Thôi, mình ôn bài đây. Mong thư bạn nhiều.

                                              Kí tên

                                               Huy

                                          Vũ Gia Huy 

28 tháng 3 2021

Huyện Vĩnh Tường,tỉnh Vĩnh Phúc ngày 28 tháng 3 năm 2021

Lan thân mến!

Chắc bạn ngạc nhiên lắm khi nhận được bức thư này phải không? Chủ nhật tuần rồi mình có xem trên tivi, qua mục giới thiệu “Những gương vượt khó ở miền Trung” mình mới biết về bạn. Hôm nay, mình cầm bút viết vài dòng gửi đến bạn và chúng mình làm quen nhé!

Bạn có muốn biết về mình không? Mình xin tự giới thiệu, mình tên là Trần Thị Thùy Dương, năm nay tám tuổi, học lớp 3A trường Nguyễn Văn Hưởng.


 
Bạn và gia đình có khỏe không? Tình hình học tập lúc này của bạn ra sao rồi? Ngoài việc học ở trường chắc bạn còn phải phụ giúp ba mẹ nhiều lắm hả? Bạn học giỏi thật đấy, bí quyết gì vậy? Bạn chỉ cho mình với!

Còn mình thì vẫn khỏe. Ở lớp, mình học cũng rất tốt. Hai năm học vừa qua, mình đều đạt danh hiệu học sinh giỏi đấy. Trong năm học này, mình sẽ học thật tốt để đạt được thành tích giống như vậy. Ngoài việc học ở trường thì về nhà mình cũng tìm hiểu thêm những bài khó để nâng cao kiến thức. Vậy bạn thấy mình học như vậy có tốt chưa? Thế bạn có muốn thi đua học tốt với mình không? Chúng mình sẽ cố gắng học thật tốt để cuối năm xem ai học giỏi hơn nhé! Nếu đồng ý thì bạn nhớ hồi âm cho mình nha!

Thôi thư đã dài mình dừng bút đây! Mình chúc bạn luôn mạnh khỏe và học giỏi.

Người bạn mới
Tùng
Ngô Xuân Tùng

3 tháng 5 2018

Bình Định, ngày 3 tháng 12 năm 2012

 Các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa kính mến !

Cháu xin tự giới thiệu về bản thân mình. Cháu tên là Hà Nguyễn Phương Linh, năm nay vừa tròn 12 tuổi, học lớp 62, trường THCS Thạch Hóa, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Các chú ơi, các chú có khỏe không! Ngoài đó các chú phải canh giữ biển đảo của Tổ quốc giữa đầy nắng và gió cháu thương các chú lắm. Các chú hãy cố lên, đứng vững đôi chân để bảo vệ Trường Sa - một phần máu thịt của đất nước hình chữ S. Cũng sắp đến ngày 22-12, cháu lại nhớ đến mỗi ngày đến lớp lại nghe thầy giáo giảng bài và nói lên lòng biết ơn của chúng ta đối với các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ biển đảo Trường Sa. Qua những bài giảng trên lớp, trên tivi và trên báo chí … đều ca ngợi lòng dũng cảm và kiên trì của các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa để bảo vệ một phần máu thịt của Việt Nam tránh khỏi một số nước đang nhòm ngó đến những nơi có nhiều khoáng sản, nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá như ở quần đảo Trường Sa. Mỗi ngày đến lớp cháu đều nhìn lên tấm bản đồ hình chữ S, dường như Trường Sa đã hiện ra trước mắt cháu là các chú bộ đội đang canh giữ biển đảo giữa cái tiếng xì xào của sóng biển. Cứ nhớ đến các chú bộ đội chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu càng biết ơn vô hạn.  Các chú đã bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, tránh các nước xâm lược, để các cháu ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa yên bình như ngày hôm nay. Cháu xin hứa với các chú làm tròn nhiệm vụ của người học sinh, là con ngoan trò giỏi. Để mai đây trở thành một người công dân chân chính để giống được như các chú bộ đội, lấy hết sức lực của mình để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc càng giàu đẹp. Để khẳng định biển đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ nước Việt Nam chúng ta.

Cháu ngoan của các chú

Định

Nguyễn Châu Định

Người viết : Nguyễn Châu Định - Trường THCS Phước Hòa – Lớp 6a1

Tuy Phước – Bình Định

Nhị Anh thân mến!

Hôm nay đây, khi ngồi viết thư cho bạn, trước mắt mình lại hiện nên hình ảnh những cơn lũ hung dữ tàn phá miền Trung mà ti vi đã đưa tin trong tuần qua. Mình cũng được biết bạn là một trong những học sinh tiêu biểu đã dũng cảm tham gia bảo vệ tài sản của trường Tiểu học Nhật Lệ để không bị lũ cuốn trôi. Mình viết thư này vì rất muốn làm quen với bạn.

Mình tên là Khánh Linh, học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Cát Linh, thành phố Hà Nội. Vừa qua, trường mình đã quyên góp được rất nhiều quần áo và sách vở để ủng hộ các học sinh miền Trung. Mình hy vọng người miền Trung sẽ sớm ổn định cuộc sống. Nhị Anh và các bạn được tiếp tục cắp sách đến trường để học tập và vui chơi. Chúng mình hãy thi đua để cùng học thật giỏi nhé.

Mình chúc bạn và gia đình mạnh khỏe. Hãy sớm viết thư trả lời cho mình nhé. Rất mong thư của bạn.

Thân mến

Quang

Tích đi mà

HT

20 tháng 12 2021

Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2021

Nhị Anh thân mến!

Hôm nay đây, khi ngồi viết thư cho bạn, trước mắt mình lại hiện nên hình ảnh những cơn lũ hung dữ tàn phá miền Trung mà ti vi đã đưa tin trong tuần qua. Mình cũng được biết bạn là một trong những học sinh tiêu biểu đã dũng cảm tham gia bảo vệ tài sản của trường Tiểu học Nhật Lệ để không bị lũ cuốn trôi. Mình viết thư này vì rất muốn làm quen với bạn.

Mình tên là Khánh Linh, học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Cát Linh, thành phố Hà Nội. Vừa qua, trường mình đã quyên góp được rất nhiều quần áo và sách vở để ủng hộ các học sinh miền Trung. Mình hy vọng người miền Trung sẽ sớm ổn định cuộc sống. Nhị Anh và các bạn được tiếp tục cắp sách đến trường để học tập và vui chơi. Chúng mình hãy thi đua để cùng học thật giỏi nhé.

Mình chúc bạn và gia đình mạnh khỏe. Hãy sớm viết thư trả lời cho mình nhé. Rất mong thư của bạn.

Thân mến

Bạn Linh

mình lấy trên mạng đó

Chúc bn học tốt

Trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (họp tại Pleiku, ngày 19-4-1946) có đoạn viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt...”.Vậy khối đại đoàn kết dân...
Đọc tiếp

Trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (họp tại Pleiku, ngày 19-4-1946) có đoạn viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt...”.

Vậy khối đại đoàn kết dân tộc đã được hình thành trong lịch sử Việt Nam như thế nào? Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay được thể hiện trên những khía cạnh nào? Hiện nay, Đảng và Nhà nước có quan ddiemr về những chính sách dân tộc ra sao? Chính sách dân tộc gồm những nội dung cơ bản nào?

1
13 tháng 10 2023

a/ Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử:

- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

- Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

b/ Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc

- Trong thời kì dựng nước:

+ Sự cố kết cộng đồng của người Việt cổ trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,... một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chồng ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước,

- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:

+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay:

+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

c/ Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Quan điểm: coi chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay; thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc: “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

- Chính sách:

+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh: hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.

4 tháng 4 2020

Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.

Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..

Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.

Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.

4 tháng 4 2020

mình ví dụ cho hơi dài đấy

bài văn là

Sơn Tây ngày 20 tháng 06 năm 2014

Ngọc Dung thân mến!

Thế là bạn xa cái thị xã nhỏ bé cùng ngôi trường Tiểu học Hồng Hà đã được gần một năm rồi đấy nhỉ! Ở phương Nam chan hòa ánh nắng, bạn có còn nhớ đến mùa đông giá lạnh của phương Bắc xa xôi? Mấy hôm nay, ngoài này rét lắm! Gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C nên các trường phổ thông cho học sinh nghỉ học. Ở nhà buồn, mình nhớ bạn quá nên viết thư cho bạn.

Đầu tiên, mình gửi đến Dung cùng toàn thể gia đình lời thăm hỏi chân tình nhất. Sau đây, mình sẽ kể cho Dung nghe về khung cảnh quê hương trong những ngày đông giá lạnh để giúp bạn phần nào vơi đi nỗi nhớ.

Gần một tuần nay, mặt trời hầu như không xuất hiện. Vắng ánh nắng nên vắng cả tiếng chim. Bầu trời bao phủ một màu mây xám xịt. Mưa phùn giăng giăng. Không khí ẩm ướt và lạnh lẽo. Những cây bàng rụng hết lá chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, run rẩy trong mưa.

Trời rét đậm. Người nào cũng mặc tới vài ba lớp áo. Áo bông, áo len, áo khoác... Rồi mũ che tai, khăn quấn cổ, bít tất, găng tay... Toàn thân được che kín để chống chọi với cái lạnh như cắt da, cắt thịt.

Nhà hai bên phố đóng cửa kín mít. Trên đường vắng hẳn người qua lại. Ai có việc phải ra ngoài cũng cố đi cho thật nhanh để mau chóng trở về ngôi nhà ấm áp.

Dung có nhớ bé Trung - em trai mình không? Hiếu động là thế mà giờ đây cu cậu cũng đành loanh quanh trong nhà, chẳng dám ra đường đùa nghịch với lũ bạn của nó. Bà nội mình nhóm bếp lửa ở gian giữa, đặt vào đấy mấy gốc củi lớn cho cháy âm ỉ. Hơi nóng lan tỏa khắp nhà, dễ chịu vô cùng! Buổi tối, hai chị em mình ngồi hai bên, nghe bà kể những câu chuyện cổ tích thật hay, quên cả tiếng gió bấc đang réo ù ù bên ngoài cửa sổ.

Tuy được nghỉ học nhưng mình vẫn lấy sách vở ra ôn lại bài và làm hết những bài tập cô giáo cho về nhà. Mình rất thích chui vào chăn bông, chỉ thò đầu ra ngoài thôi, để đọc sách, đọc truyện. Ước gì Dung có mặt ở đấy để chúng mình chơi oẳn tù tì hay đánh tam cúc. Ai thua bị búng tai hoặc bôi râu như ngày nào thì vui biết mấy!

Chiều nay, Hạnh sang nhà mình chơi. Hai đứa nhắc nhiều đến Dung và ao ước có một dịp nào đó được vào thăm Dung, thăm Sài Gòn - xứ sở không có mùa đông để xem, để biết những điều khác lạ. Điều mong ước trước mắt của chúng mình là tiết trời ấm lên để đi học, gặp lại thầy cô và các bạn.

Thôi, thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn cùng gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc! Mong thư bạn!

Thân ái!

Thu Nga

10 tháng 10 2017

Quy Nhơn, ngày 27/2/2010

Bích Trâm thân mến!

     

Mình là Phan Như Quỳnh ở tại thành phố Quy nhơn. Mình đã gặp bạn trong kì thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi do tòa soạn Báo Nhi đồng Chăm học tổ chức. Nay mình viết thư cho bạn để làm quen và cùng thi đua học tốt. Bạn có thích không? Chắc là bạn sẽ không bao giờ từ chối lời đề nghị của mình. Vậy thì ngay từ năm học này, chúng mình sẽ là "đôi bạn cùng tiến nhé’. Mình và bạn sẽ thi đua học tập, thi đua giải toán trên báo do các tòa soạn Báo Chăm học, Toán tuổi thơ phát hành. Chúng mình sẽ liên lạc nhau qua những bức thư nhỏ, những cuộc điện thoại hoặc viết tin nhắn qua Email. Mình hi vọng bạn sẽ rất vui khi kết bạn với mình và chúng mình cùng thi đua học tốt. Chúng mình sẽ quyết tâm đạt được danh hiệu Học sinh giỏi, quyết tâm tham gia và đạt giải cao trong các kì thi tuyển chọn do nhà trường tổ chức. Chúc bạn đạt được những ước mơ của mình.

Hẹn thư sau mình sẽ thông báo kết quả học tập trong từng tháng, từng kì học. Mình đang trông chờ thư của bạn.

Bạn phương xa

Quỳnh

Phan Như Quỳnh

5 tháng 1 2022

Bạn í tên Ngô Huệ Nhi mà kí tên lại là quỳnh copy mạng hả bạn yêu

Bạn nên tự viết nhé

@ngohuenhi

Trân Trọng

29 tháng 9 2018

Thành phố Hồ Chí Minh , ngày 3 tháng 7 năm 2013

    Bạn Lan Anh thân mến.

    Hôm qua đi xem triển lãm tranh “Búp măng non toàn quốc” , mình nhìn thấy bức tranh “Cùng chơi” của Lan Anh . Bạn vẽ đẹp lắm . Mình có thể kết bạn với Lan Anh không ? Giới thiệu với Lan Anh , mình tên là Lê Ngọc Anh , học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Lê Văn Tám , Thành phố Hồ Chí Minh . Môn học yêu thích của mình là Toán . Mình đang tự ôn tập hè để năm sau học thật tốt . Lan Anh với mình cùng thi đua học tốt nhé !Rất mong thư Lan Anh !

    Thân mến

    Lê Ngọc Anh

5 tháng 1 2022

ngắn quá đấy