K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật có đoạn:“Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiGặp bè bạn suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.”        (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục,...
Đọc tiếp

Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật có đoạn:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

 

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

        (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018)

Câu 1. Nhan đề của bài thơ có gì độc đáo, khác lạ? Việc tác giả đặt nhan đề như vậy có tác dụng gì?

Câu 2. Giải thích nghĩa của từ “chông chênh” và cho biết từ “ chông chênh” thuộc  từ loại nào? Việc sử dụng từ đó gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của người lính lái xe Trường Sơn?

Câu 3. Chép lại câu thơ trong một bài thơ ở chương trình Ngữ văn THCS cũng có từ “chông chênh” và ghi rõ tên tác phẩm.

 Câu 4. Hãy viết một đoạn văn  khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp để làm rõ tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại được nói đến trong hai khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu phủ định và một trợ từ (gạch chân và chú thích rõ).

0
6 tháng 4 2020
Qua hai đoạn thơ trên em đã chứng tỏ người lính vất vả và chịu nhiều gian nan ốm đau bệnh tật chắp vá từng miếng vải của quần áo nhưng vẫn lạc quan giúp đỡ nhau kết nối với nhau để chống giặc điều đó đã lmf hình tượng ngời lính trở nên cao thượng hơn bao giờ hết
18 tháng 8 2018

 - Giống nhau:

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.

       + Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.

    - Khác nhau:

       + Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

       + Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.

Phần I (6 diểm): Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Câu 1 (1 điểm): Xuyên suốt tác phẩm, có những hình ảnh thơ nào luôn song hành, gắn bó với nhau. Nêu rõ mối quan hệ của những hình ảnh thơ đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.Câu 2 (1,5 điểm): Tình cảm nào của người lính lái xe được thể...
Đọc tiếp

Phần I (6 diểm): Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 1 (1 điểm): Xuyên suốt tác phẩm, có những hình ảnh thơ nào luôn song hành, gắn bó với nhau. Nêu rõ mối quan hệ của những hình ảnh thơ đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.

Câu 2 (1,5 điểm): Tình cảm nào của người lính lái xe được thể hiện trong hai câu thơ sau: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"

Tình cảm này còn được thể hiện ở một bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 ( nêu rõ tên tác giả). Giữa muôn vàn hiểm nguy, gian khó, thiếu thốn hành động “bắt tay qua cửa kính vỡ” trong câu thơ trên có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 (3,5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo lập luận diễn dịch để làm rõ cảm nhận của em về khổ thơ sau trong bài: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

Trong đoạn văn, có sử dụng lời dẫn trực tiếp, thành phần biệt lập ( gạch chân dưới một lời dẫn trực tiếp, một thành phần biệt lập và chú thích).

0