K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2019

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

- Chọn hạt giống: Hạt nhỏ, đều, chắc, mẩy, loại bỏ những hạt lép, lửng, tạp chất, sâu mọt. Nên dùng loại đỗ mới thu hoạch để làm giá, như vậy tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ cao (xấp xỉ 100%).

- Các dụng liên quan:

+ Dụng cụ dùng để ủ: là một chiếc thùng tôn, thùng nhựa hay thùng bằng nhôm, dung tích 80-100 lít, dưới đáy có bố trí khoá nước dùng để tháo nước khỏi thùng ủ khi cần. Lưu ý dụng cụ làm giá phải được khử trùng thường xuyên hạn chế nấm gây thối thân mầm.

+ Các giá thể lót: lá tre, lá chuối sạch có thể đan thành vỉ…

2.2 Ngâm hạt

- Cho hạt vào nước để loại bỏ hạt lép, lửng.

- Ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ 35-45oC(nước hơi ấm tay là được) trong thời gian 10-12h. Lưu ý nếu hạt đậu xanh để quá lâu thì thời gian ngâm phải dài hơn(khoảng 12-16h).

Để tăng tỷ lệ nảy mầm cũng như giúp cho phôi hạn khỏe hơn, hạt hô hấp hoàn toàn khi ngâm hạt bà con nên dùng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để ngâm hạt. Chế phẩm được pha theo tỷ lệ 1/1000 đến 1/1500 tức là Dùng 1ml chế phẩm VST pha với 5-7,5 lít nước để ngâm hạt. Một số cơ sở sản xuất giá đỗ Tại Hà Nội, Hòa Bình khi ngâm hạt đạt hiệu quả rất cao, cứ 1kg hạt đậu xanh có thể sản xuất được 8-9kg mầm giá chất lượng cao mà không cần dung chất kích thích.

2.3 Ủ đỗ

Trước khi đổ đỗ vào thùng để ủ, dùng các viên gạch xếp dưới đáy theo chiều dựng nghiêng, xếp kiểu xoè nan quạt, có tác dụng thoát nước nhanh khi tưới, đặt vỉ tre lên, lót lá tre, lá chuối tươi rồi đổ đỗ xanh lên. Cứ một lớp đỗ xanh lại phủ một lớp lá tạo khoảng thoáng để đỗ dễ mọc mầm. Khi đổ hết đỗ vào thùng, phủ lớp lá cuối cùng và đậy lên trên bằng một vỉ tre khác, che phủ kín bằng vỉ cói, bao tải không cho ánh sáng lọt vào, tiếp theo dùng một vài viên gạch sạch đè lên. Lúc đầu đỗ chưa mọc, đè khoảng 2 viên, sau 2 ngày, đỗ xanh hút nước nứt nanh nở to, đặt khoảng 10 viên, ngày thứ 3- 4 đặt 15 viên (hoặc dùng vật khác nặng tương tự để đè).

Mục đích chèn nặng để khi đỗ mọc mạnh không đội vỉ lên, mặt khác khi lèn chặt, thân giá sẽ mập hơn và thẳng hơn.

2.4 Chăm sóc đỗ sau khi ủ

- Trong ngày thứ nhất và thứ 2: Trong 2 ngày đầu sau khi ủ, mỗi ngày ngâm nước một lần trong thời gian 5 phút và tưới nước 4-5 lần (khoảng 5 giờ tưới một lần, kể cả ban đêm). (Dùng 5ml chế phẩm VST pha với 15 lít nước để ngâm).

Mỗi lần tưới, cho nước sạch vào thùng, mở khoá tháo nước dưới đáy thùng đến khi dùng tay sờ thấy nước mát là được. Vì trong quá trình nảy mầm các hạt đỗ thường sinh ra một nhiệt lượng và cần nước để thực hiện các phản ứng hóa sinh trong hạt. Vì vậy trong khi ủ, nhất thiết không để khối ủ bốc nóng, từ đó sẽ làm hỏng giá đỗ. Nên sử dụng nước lạnh để tưới để hạ thấp nhiệt độ tránh làm hỏng giá

- Trong ngày thứ ba và thứ tư: mỗi ngày ngâm 3 lần vào buổi sáng-trưa và tối, mỗi lần 15 phút (vẫn rửa 5 lần/ngày).

- Đến ngày thứ năm thì ra giá. Trước khi dỡ giá, ngâm liền 1 giờ vào buổi sáng, giá sẽ giòn, tươi lâu.

Chú ý: Đối với các hộ sản xuất ủ nhiều thùng, cần tính toán sao cho việc tưới và ủ được tiến hành một cách tuần tự, làm từng thùng một, việc ra giá cũng tuần tự, thùng ủ trước ra giá trước, ủ sau ra sau. Lưu ý khi ngâm và tưới cho thùng ủ, các vật liệu che lót và đè nén vẫn giữ nguyên để che sáng cho khối ủ, có như vậy giá đỗ mới trắng.

Chú ý: Trong ngày thứ 2 và 3: Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái pha theo tỷ lệ sau

Dùng 1ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 2-3 lít để tưới nhanh cho giá(va nước lạnh)

2.5 Kỹ thuật ra giá

Sau khoảng 4- 5 ngày ủ tuỳ thời tiết, có thể ra giá. Khi dỡ giá khỏi thùng cần để sẵn một thùng nước sạch bên cạnh, một chiếc sảo lỗ to(1x1cm). Dỡ từng lớp giá ra, cho vào sảo sàng qua lại vài lượt để vỏ đỗ và hạt không nảy mầm lọt qua sảo rơi xuống, giá sạch giữ lại phía trên, rửa qua nước sạch để loại bỏ chất chua trên thân giá là được.

2.6 Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi ra giá

Giá được coi là tốt khi màu sắc thân giá trắng đều, hạt đỗ vàng sáng, rễ màu nâu nhạt, lá màu vàng hay xanh nhạt, chiều dài thân giá 3- 5cm, đường kính thân giá 2,5- 3mm, rễ không quá 1cm, lá không quá 3mm... là đạt tiêu chuẩn.

1 tháng 11 2019

cảm ơn bạn

11 tháng 3 2018

Ngồi trên ghế đá cậu bé đang miệt mài đánh giầy, bỗng một học sinh tiến tới và hỏi. Cậu bé đánh giầy trả lời:

-Mình đang đánh giầy.

-Cậu biết đánh giầy à, vậy cậu biết giải toán ko, bài này nè.

-Mình ko biết.

-Vậy mình sẽ chỉ bạn.

Cậu học sinh ân cần giảng giải, kiên nhẫn giúp cậu bé học mà quên cả về nhà. Thế là ngày nào, cậu bé đánh giầy cũng ngồi chờ trên ghế đá công viên để đợi cậu học sinh. Giữa hai người bạn nhỏ này đã có một niềm tin, một tình bạn lớn lao và thân thiết trong cả cuộc đời của hai cậu.

11 tháng 3 2018

Dài hơn dc ko bn

17 tháng 12 2017

*Anh:
- Tồn tại chế độ quân chủ lập hiến, 2 đảng tự do, bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ gia cấp tư sản.
- Đẩy mạnh chính sách xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa.
=> Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
* Pháp:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng t2 TG sau Anh.
- Sau năm 1870, công nghiệp Pháp tụt xuống hạng 4( sau Mỹ, đức, anh)
- Nhiều công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp trong lĩnh vực ngân hàng Pháp cho vay lãi cao.
=> Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

7 tháng 1 2021

Ai giải dùm bài này với ngày mai em thi rùi ạ 

20 tháng 10 2018

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trức đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình – Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau.

Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945).

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam.

Với những thông tin dữ liệu được cập nhật một cách hệ thống, đầy đủ, kịp thời, Ban biên tập website www.hoangthanhthanglong.vn mong muốn giúp cho độc giả, khách du lịch trong nước và nước ngoài và những ai quan tâm đến Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long hiểu thêm về những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản quý giá này.

6 tháng 4 2018

Em chi hoc lop 4 thoi nhe

Buoc 1 Anh vao Start

Buoc 2 Anh bam vao Setting ( doi voi Classic Start Menu ) roi bam Control Panel hoac bam ngay vao Control Panel voi Start Menu mac dinh

Buoc 3 Anh nhap vao User Acount

Buoc 4 Anh thay chu Create a new account khong anh nhap vao do

Roi anh nhap thong tin ma no de ra la xong

Em chi giup anh duoc the nay thoi

1 tháng 11 2017

Tham khảo !

Việt Nam đất nước ta ơi, Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước. Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu. Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người. Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa. Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
1 tháng 11 2017

Nói thật với bạn mình thấy bài này không hẳn là văn thuyết minh vì nó không miêu tả thân hình cây lúa thì làm sao mà hình dung được. Nhưng dù sao cũng cảm ơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 1

Đặt \(y = 2x - 5\).

 \(\begin{array}{l}\left[ {8{x^3}{{\left( {2x - 5} \right)}^2} - 6{x^2}{{\left( {2x - 5} \right)}^3} + 10x{{\left( {2x - 5} \right)}^2}} \right]:2x{\left( {2x - 5} \right)^2}\\ = \left( {8{x^3}.{y^2} - 6{x^2}.{y^3} + 10x.{y^2}} \right):2x{y^2}\\ = 8{x^3}.{y^2}:2x{y^2} - 6{x^2}.{y^3}:2x{y^2} + 10x.{y^2}:2x{y^2}\\ = 4{x^2} - 3xy + 5\\ = 4{x^2} - 3x\left( {2x - 5} \right) + 5\\ = 4{x^2} - 6{x^2} + 15x + 5\\ =  - 2{x^2} + 15x + 5\end{array}\)