K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:

* Hệ thống giá đỡ gồm:

Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

 * Hệ thống phóng đại gồm:

–     Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)

–     Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).

* Hệ thống chiếu sáng gồm:

–     Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

–     Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

–     Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

* Hệ thống điều chỉnh:

–      Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)

–      Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp)

–      Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống

–      Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

–      Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng)

–      Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải)

Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ của tiêu cự nhỏ. Thấu kính hội tụ này tùy vào cách chế tạo mà có độ phóng đại khác nhau. Mặt kính để quan sát người ta gọi là thị kính và thị kính này được bảo vệ bởi khung viền xung quanh. 

21 tháng 1 2021

Xin chào bạn Trần Tâm như nhé,

- Một kính hiển vi gồm 3 phần chính:

+ Chân kính;

+ Thân kính, gồm: 

     * Ống kính: thị kính (nơi để mắt vào quan sát), Đĩa quay gắn với các vật kính và Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ quan sát x10, x 20;

     * Ốc điều chỉnh: Ốc to, ốc nhỏ;

+ Bàn kính: là nơi đặt tiêu bản để quan sát.

Ngoài 3 phần chính trên, kính hiển vi còn có gương phản chiếu để tập trung ánh sáng (ánh sáng tự nhiên) vào mẫu vật giúp quan sát dễ hơn. Một số kính hiển vi khác sử dụng ánh sáng nhân tạo từ nguồn điện.

Kính lúp cầm tay bao gồm:

+ Một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa);

+ Tấm kính trong, dày, hai mặt lồi;

+ Khung kính bằng kim loại (nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

 

Cô đính kèm link bài học về cấu tao của kính hiển vi, kính lúp đã có trên hoc24.vn: 

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-5-kinh-lup-kinh-hien-vi-va-cach-su-dung.1715

Trong link có phần mô tả kỹ hơn về cấu tạo cũng như hình vẽ mô tả, em có thể tham khảo thêm nha! banhqua

2 tháng 11 2021

1. Dùng kính lúp quan sát một cái nấm, rồi vẽ những gì em quan sát được.

2. Giữ kính lúp phía trên chiếc lá, điều chỉnh kính để em có thể nhìn rõ các chi tiết trên lá

3. Từ từ dịch kính lúp ra xa chiếc lá, em có nhìn rõ chi tiết hơn không?

➢Cấu tạo của kính hiển vi quang học

Kính hiển vi cấu tạo gồm 4 bộ phận chính: Hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều chỉnh. Cùng tìm hiểu chi tiết các bộ phận của kính để nắm được cấu tạo giúp cho việc sử dụng thiết bị này được tốt nhất.

➢Hệ thống giá đỡ

Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi quang học giúp người sử dụng có thể chủ động thao tác, làm việc dễ dàng. Hệ thống này gồm: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

Bệ đỡ được thiết kế để đỡ hệ thống làm việc của thiết bị. Bộ phận này được thiết kế giúp người sử dụng khi thao tác có thể quan sát các vật mẫu mà không cần phải điều chỉnh nhiều lần. Bên cạnh đó, cố định thiết bị này một cách chắc chắn, không bị xê dịch.Thân kính được cấu tạo dạng cong đối với dòng kính hiển vi sinh học, dạng thẳng đứng đối với kính soi nổi. Tùy theo dòng sản phẩm mà thân kính được thiết kế khác nhau, tuy nhiên, bộ phận này được thiết kế cố định và giúp kính chắc chắn hơn trong quá trình sử dụng.Bàn tiêu bản là vị trí đặt vật mẫu. Vị trí này cố định giúp quá trình thực hiện theo dõi hình ảnh vật mẫu trở nên dễ dàng. Ở kính hiển vi soi nổi, bàn đặt mẫu vật là cố định, khi quan sát, người dùng điều chỉnh bộ phận phóng đại đến gần mẫu vật, khác với kính sinh học, người dùng điều chỉnh đưa bàn đặt mẫu vật lại gần thị kính để quan sát.Kẹp tiêu bản giúp kẹp giữ vật mẫu hỗ trợ trong việc thao tác chủ động nhất.Hệ thống phóng đại

Hệ thống phóng đại là một trong các bộ phận kính hiển vi có vai trò quan trọng, bao gồm thị kính và vật kính. Khi quan sát, người sử dụng có thể chủ động điều chỉnh phù hợp để có thể thấy vật mẫu rõ ràng nhất.

Thị kính: gồm có 2 loại ống đôi và ống đơn (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát).Vật kính: vị trí quay về phía có mẫu vật, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn để quan sát ảnh thật).

    ➢ Tế bào dài nhất là tế bào thần kinh (nơ-ron). Mặc dù khác nhau về nhiều           mặt nhưng loại tế bào nào cũng  3 phần  bản: màng sinh chất, chất           tế bào và nhân.

 

25 tháng 12 2019

A.Các bộ phận của kính hiển vi gồm:

   1. Thị kính: hội tụ hình ảnh của mẫu vật lên võng mạc của mắt.

   2. Đĩa quay: gắn các vật kính

   3. Vật kính (4x, 10x, 40x,…) : tăng kích cỡ hình ảnh của mẫu vật (lên 4 lần, 10 lần, 40 lần,…).

   4. Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

   5. Gương phản chiếu ánh sáng/ đèn: tập trung ánh sáng vào vật mẫu.

   6. Chân đế: đỡ các phần của kính

   7. Ốc to: điều chỉnh khoảng cách từ mẫu đến vật kính.

   8. Ốc nhỏ: lấy nét, làm rõ hình ảnh của mẫu.

   9. Ốc chỉnh sáng: điều chỉnh tăng /giảm độ sáng của đèn.

   10. Vi chỉnh: dịch chuyển mẫu theo chiều ngang (sang trái, sang phải) trên bàn kính.

B.Cấu tạo của kính lúp gồm:

1.Tấm kính trong ,dày,hai mặt nồi,khung bằng kim loại,nhựa

2.Tay cầm bằng kim loại,nhựa

Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính hiển vi:

chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

'Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

k tui nha !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!



 

21 tháng 8 2018

* Công dụng: Kính hiển vi là một công cụ phổ quang học hổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn. Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.

* Cấu tạo: Bộ phận chính là thấu kính hội tụ: Vật kính O1 có tiêu cự rất ngắn ( cỡ vài mm), thị kính O2 có tiêu cự rất ngắn ( cỡ vài cm).

Chương I:Mở đầu về KHTN      1. Nhận biết vật sống, vật không sống.   2. Chức năng các bộ phận của kính hiển vi quang học.     3. Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi4. Biết cách sử dụng và bảo quản kính lúp, kính hiển vi Chương V: Tế bào1.  Cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào     2. Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.    3. Phận biệt tế bào động vật, tế bào thực vật. 4....
Đọc tiếp

Chương I:Mở đầu về KHTN
      1. Nhận biết vật sống, vật không sống.   
2. Chức năng các bộ phận của kính hiển vi quang học.     
3. Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi
4. Biết cách sử dụng và bảo quản kính lúp, kính hiển vi 
Chương V: Tế bào
1.  Cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào     
2. Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.    
3. Phận biệt tế bào động vật, tế bào thực vật. 
4. Xác định số bào con tạo thành qua một số lần phân chia.     
5. Các giai đoạn phân chia tế bào
6. Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
Chương VI : Từ tế bào đến cơ thể
7. Nêu khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể đơn bào.           
8.  Xác định các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào.                  
9. Xác định nhóm sinh vật thuộc cơ thể đơn bào, đa bào.         
 em cần gấp ạ

0
29 tháng 10 2018

* Công dụng: Kính hiển vi là công cụ hỗ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn.

*Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.

* Cấu tạo: Bộ phận chính là thấu kính hội tụ: Vật kính O1 có tiêu cự rất ngắn ( cỡ vài mm), thị kính O2 có tiêu cự rất ngắn ( cỡ vài cm)

Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:

* Hệ thống giá đỡ gồm:

Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

* Hệ thống phóng đại gồm:

– Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)

– Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).

* Hệ thống chiếu sáng gồm:

– Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

– Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

– Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

* Hệ thống điều chỉnh:

– Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)

– Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp)

– Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống

– Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

– Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng)

– Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải)

16 tháng 10 2016

Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi.

Trả lời:

-    Xoay bàn kính có độ phóng đại nhỏ nhất (để tập trung ánh sáng).

-    Điểu chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

-   Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở ngay tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng măt.

-   Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiến vi. Tay phải từ từ vặn ốc 10 theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

-   Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

-    Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất

 

còn kính lúp thì điều chỉnh khoảng cách nhìn là được

16 tháng 10 2016

Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính hiển vi: chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

22 tháng 12 2023

Bạn mở sách giáo khoa có đó.

22 tháng 12 2023
Hệ thống giá đỡ

Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi giúp người sử dụng có thể chủ động thao tác, làm việc dễ dàng. Hệ thống này gồm: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

  • Bệ đỡ: được thiết kế để đỡ hệ thống làm việc của thiết bị. Bộ phận này được thiết kế giúp người sử dụng khi thao tác có thể quan sát các vật mẫu mà không cần phải điều chỉnh nhiều lần. Bên cạnh đó, cố định thiết bị này một cách chắc chắn, không bị xê dịch.
  • Thân kính: được cấu tạo dạng cong đối với dòng kính hiển vi sinh học, dạng thẳng đứng đối với kính soi nổi. Tùy theo dòng sản phẩm mà thân kính được thiết kế khác nhau, tuy nhiên, bộ phận này được thiết kế cố định và giúp kính chắc chắn hơn trong quá trình sử dụng.
  • Bàn tiêu bản: là vị trí đặt vật mẫu. Vị trí này cố định giúp quá trình thực hiện theo dõi hình ảnh vật mẫu trở nên dễ dàng. Ở kính hiển vi soi nổi, bàn đặt mẫu vật là cố định, khi quan sát, người dùng điều chỉnh bộ phận phóng đại đến gần mẫu vật, khác với kính sinh học, người dùng điều chỉnh đưa bàn đặt mẫu vật lại gần thị kính để quan sát.
  • Kẹp tiêu bản: giúp kẹp giữ vật mẫu hỗ trợ trong việc thao tác chủ động nhất.
Hệ thống phóng đại

Hệ thống phóng đại là một trong các bộ phận có vai trò quan trọng, bao gồm thị kính và vật kính. Khi quan sát, người sử dụng có thể chủ động điều chỉnh phù hợp để có thể thấy vật mẫu rõ ràng nhất.

  • Thị kính: gồm có 2 loại ống đôi và ống đơn (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát).
  • Vật kính: vị trí quay về phía có mẫu vật, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn để quan sát ảnh thật).
14 tháng 11 2016

Câu 1: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?

=>* Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

- Cách sử dụng kính lúp: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.

*Cấu tạo kính hiển vi: Kính hiển vi gồm ba phần chính:

- Chân kính

- Thân kính gồm:

+ Ống kính:

-Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x10 ( gấp 10 lần) x20 (gấp 20 lần),....

- Đĩa quay gắn các vật kính.

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x10, x20,....

+ Ốc điều chỉnh:

- Ốc to

- Ốc nhỏ

- Bàn kính: Nơi dặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.

*Cách sử dụng kính hiển vi:

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.

- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

Câu 2: Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào? Chức năng của từng phần?

=> Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần và chức năng của chúng:

* Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào .

Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra như thế nào?

=> * Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.

* Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia.

- Quá trình đó diễn ra như sau:

+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,.....tế bào.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.

Câu 4: Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng?

=> Các loại rễ gồm rễ cọc và rễ chùm.

* Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,....

* Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa ( mạ), cây si già,.....

- Các miền của rễ và chức năng của chúng:

* Rễ gồm có 4 miền:

+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.

 

14 tháng 11 2016

1.

Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính hiển vi:

chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

'Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.



 

23 tháng 12 2021

D

23 tháng 12 2021

D