K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2021
Nhanh hộ mik với mình cần gấp help me

Phép so sánh: tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tác dụng: khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng

10 tháng 8 2023

(1) Tiếng suối so sánh với tiếng hát xa

7 tháng 1 2022

so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa

tác dụng là nhấn mạnh sự gần gũi của con người với thiên nhiên

23 tháng 1 2019

Lời giải:

Từ so sánh trong câu thơ là : như

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

24 tháng 3

như

 

19 tháng 1 2022

Tk :

 Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

 

19 tháng 1 2022

Cảnh khuya là một trong những bài thơ tứ tuyệt của Bác. Bài thơ đã cho ta thấy cảnh khuya ở khu rừng Việt Bắc vô cùng đẹp đẽ và tráng lệ. Mở đầu bài thơ như một tấm màn mở ra 1 bức tranh thơ mộng :"Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Tác giả dã so sánh tiếng suối - âm thanh của tự nhiên với tiếng hát xa - âm thanh của con người. Tiếng hát xa rất nhỏ, văng vẳng không rõ rệt. So sánh như vậy cho ta thấy tiếng suối rất khẽ, rất xa đồng thời trong trẻo, ấm áp tình người, vang vọng trong không gian tĩnh mịch. "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" đã điểm tô cho bức tranh với nhiều tầng bậc. Tầng cao là trăng, tầng trung là vòm cây cổ thụ, tầng thấp là khóm hoa. Không chỉ có nhiều tầng bậc mà còn có nhiều đường nét. Ánh trăng từ tên cao chiếu xuống, xuyên qua vòm cây cổ thụ, tạo nên những khóm hoa in trên mặt đất như hàng trăm, hàng nghìn bông hoa, điệp ngữ lồng đã tạo chiều sâu cho bức tranh có nhiều tầng bậc. Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi nhưng Bác đã gợi lên trong tâm hồn người đọc một khung cảnh tuyệt đẹp do tự nhiên tạo ra hòa với ánh trăng trên nền trời bao la.

 Nêu cấu trúc và tác dụng của biện pháp so sánh trong ví dụ sau bằng đoạn văn ngắn:
                                                     Tiếng suối trong như tiếng hát xa
                                                     Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
So sánh theo cấu trúc ngang bằng, có nghĩa dùng từ "như" : Tiếng suối được so sánh vs tiếng hát.
=> Tuy tiếng suối có lúc rất mạnh,rất tĩnh nhưng được ví lên như tiếng hát xa, êm đềm, du dương.
=> Tạo nên cái nhìn lãng mạn, thêm đẹp cho thiên nhiên.

 Nêu cấu trúc và tác dụng của biện pháp so sánh trong ví dụ sau bằng đoạn văn ngắn:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
-----
So sánh theo cấu trúc ngang bằng, có nghĩa dùng từ "như" : Tiếng suối được so sánh vs tiếng hát.
=> Tuy tiếng suối có lúc rất mạnh,rất tĩnh nhưng được ví lên như tiếng hát xa, êm đềm, du dương.
=> Tạo nên cái nhìn lãng mạn, thêm đẹp cho thiên nhiên.

mik nha

13 tháng 2 2022

Tham khảo

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là : ẩn dụ , số sánh 

Ẩn dụ ở câu : Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa 

So sánh ở câu : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ  ,Tiếng suối trong như tiếng hát xa 

Tác dụng của biện pháp tu từ trên : Làm nổi bật cảnh vật trong cảnh đêm trăng trong núi rừng Tây Bắc tĩnh mịch nhưng không hoàng vắng, làm nổi bật hình ảnh con người tháo thức vì lo cho nước, cho dân 

Bài làm 

Hồ Chí Minh ( 1980-1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người còn là một nhà thơ lớn,trong đó Người đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya khi ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ được Bác sử dụng hai biện pháp tự từ là ẩn dụ và so sánh. Tác giả đã ẩn dụ “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” có nghĩa là trăng chiếu vào cây cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa “trăng” . Hình ảnh so sánh ” Tiếng suối trong như tiếng hát xa ” được tác giả sử dụng để nhấn mạnh rằng cảnh rừng khuya không yên tĩnh mà vẫn đầy ắp tiếng người. Và hình ảnh so sánh cuối cùng trong bài thơ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” để nói về tác giả của bài thơ – chủ tịch Hồ Chí Minh. Cảnh khuya đẹp như tranh vẽ, khiến lòng người cũng say đắm. Bác không ngủ không chỉ vì cảnh đẹp mà còn vì lo cho nhân dân, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Từ đó cho thấy Bác chính là vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha của dân tộc Việt Nam hết lòng vì con dân ,đất nước. Tóm lại, bài thơ cảnh khuya là một bài thơ mang nhiều ý nghĩa 

BT1. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới                                              “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,                                                Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.                                                Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,                                                 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”                                                                  (“Cảnh...
Đọc tiếp

BT1. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

                                              “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

                                                Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

                                                Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

                                                 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

                                                                  (“Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh)

     Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ gì?  Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó?

 

     Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ trên?

 

     Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

                                             “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

                                                Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

 bucminh

0
13 tháng 10 2018

Dàn bài.

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu ca dao.

b. Thân bài.

* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

- Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay.

   + Tay – Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mọi hoạt động.

   + So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em.

- Rách, lành là hình ảnh tượng trưng cho nghèo khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ.

Từ đó câu ca dao khuyên: Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay đổi.

* Vì sao phải giữ gìn tình anh em?

- Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau.

- Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui.

- Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý.

- Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người.

- Là truyền thống dân tộc.

* Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em?

- Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn.

- Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần.

- Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng.

- Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm.

c. Kết bài.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.