K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2021

D

7 tháng 11 2016

" Trăng lồng cổ thụ // bóng lồng hoa "

Câu thơ thứ 2 trong bài cảnh khuya sử dụng nghệ thuật : tiểu đối , điệp từ , nhân hóa.

Tác dụng : Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.
=> Câu 1 và 2: Bức tranh thiên nhiên đẹp, lung linh, gần gũi, sống động, huyền ảo.

3 tháng 1 2022

Câu thơ thứ 2 đặc biệt ở: Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.

- Lồng (1): ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.

- Lồng (2): bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.

 Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan, tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời ẩn trong mỗi câu thơ tả cảnh ngụ tình ấy là nỗi niềm lo lắng, canh cánh trong lòng suy nghĩ cho nhân dân, vận mệnh nước nhà  của Bác

 

7 tháng 1 2021

Mở bài: “Cảnh rừng Việt Bắc” – Hồ chí Minh

Bác chúng ta có rât nhiều nơi để công tác, gắn trên những đoạn đường ấy, bao suy tư về cảnh và người đã thúc giục thi nhân lưu lại nó trong những trang sách để đời. Có lẽ Việt Bắc là nơi đất mang trong mình không chỉ những huyền thoại trong lịch sử là nơi bác từng sinh sống và làm việc trong những năm tháng cách mạng khó khăn của dân tộc, nơi đây còn được miêu tả đẹp hút hồn nhiều thi nhân bằng sự dung dị, chân chất, để Bác chúng ta khi gắn bó cất lên được những tiếng lòng tự hào, yêu thương để gửi lại nơi đây qua bài thơ thất ngôn bát cú cổ điển mà vẫn giàu cảm xúc.

Thân bài: “Cảnh rừng Việt Bắc” – Hồ chí Minh

Những câu thơ mở đầu của bài thơ vừa như gợi lên một vẻ thiên nhiên khiến người viết khó cưỡng, nó hiện lên qua con mắt đầy mới mẻ, say mê của thi nhân. Qua lăng kính ấy, dường như hồn thơ ấy mới toanh, bắt đầu bằng những câu thơ mang đậm tính chất tả thực như một vị du khách mới đặt chân để có thể khám phá hết những vẻ đẹp bất tận của tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, đem gửi gắm, giới thiệu với bạn đọc

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay,

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Với âm thanh lay động những tâm hồn, giúp tâm hồn thanh bình trở lại cùng hòa quyện với mây trời, có tiếng của thiên nhiên, tiếng của rừng xanh làm người ta vui thích, kích thích sự tưng bừng và sáng tạo “Vượn hót chim kêu” giữa không gian hùng vĩ.Không quên diễn tả tình cảm đôn hậu của người dân nơi đây, thể hiện tình hiếu khách là đặc trưng của họ, để thơm nức tiếng xa gần, sự tiếp đón nhiệt thành của người Việt Bắc chẳng có gì ngoài đặc sản của rừng núinó càng mộc mạc“ngô nếp nướng”, lại càng thiết tha, chân thành làm người ta mỗi khi đi xa phải nhớ.

Tấm lòng son ấy còn thể hiện sự hoạt động đầy mạnh mẽ, hoang dã của người dân ở mỗi buổi “đi săn” những con thú rừng sa đó sẽ trở thành thứ quà ngon đãi khách quý “thịt rưng quay”, thể hiện sự vui thích khi thưởng thức nó qua động từ “chén”. Hình ảnh của Việt Bắc kháng chiến là địa danh lịch sử, mà vẻ đẹp thơ mộng của nó ở sự hùng vĩ của phong cảnh núi rừng ở đây, mượn thành ngữ xưa “Non xanh nước biếc” mới lột tả hết vẻ đẹp của nơi này


 

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hayVượn hót chim kêu suốt cả ngày...Non xanh nước biếc tha hồ dạoRượu ngọt chè tươi mặc sức say...(Cảnh rừng Việt Bắc – Hồ Chí Minh)Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Của tác giả nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó. Ghi rõ thời gian sáng tác.Câu 2: Có thể hiểu câu thơ thứ hai trong bài thơ em vừa chép theo những...
Đọc tiếp

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hayVượn hót chim kêu suốt cả ngày...Non xanh nước biếc tha hồ dạoRượu ngọt chè tươi mặc sức say...

(Cảnh rừng Việt Bắc – Hồ Chí Minh)

Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Của tác giả nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó. Ghi rõ thời gian sáng tác.

Câu 2: Có thể hiểu câu thơ thứ hai trong bài thơ em vừa chép theo những cách nào? Theo em, cách hiểu nào hợp lí hơn?

Câu 3: Dựa vào bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó có sử dụng một câu ghép và một câu nghi vấn (gạch dưới câu ghép và câu nghi vấn).

0