K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kẻ thù.

- Luôn củng cố sức mạnh của dân tộc, không ỷ vào thành cao hào sâu vũ khí sắc bén mà chủ quan, khinh địch, lơ là cảnh giác.

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình với quốc gia, dân tộc, cá nhân với tập thể.

 

5 tháng 10 2020

#thamkhao

a. Mở bài

  • Giới thiệu về Truyện An Dương Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
  • Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Mị Châu trong câu chuyện

b. Thân bài

  • Những nét khái quát:
    • Thể loại: Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, qua đó thể hiện ý thức lịch sử của dân tộc
    • Tóm tắt: An Dương Vương xây thành Cổ Loa, xây mãi vẫn đổ, nhờ có Rùa Vàng giúp mới xây xong. Rùa cho nhà vua lẫy nỏ, nhờ đó mà đánh bại quân xâm lược Triệu Đà. Triệu Đà cầu hoà, cho con trai Trọng Thuỷ sang kết thân với Mị Châu, con gái An Dương Vương và ở rể trong thành Cổ Loa. Trọng Thuỷ ăn cắp lẫy nỏ, Triệu Đà liền cử quân sang tái xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, đem theo Mị Châu chạy trốn. Đến bờ biển, Rùa Vàng hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém đầu con gái rồi đi xuống biển. Trọng Thuỷ tiếc Mị Châu, tự vẫn ở giếng trong thành. Mị Châu chết, máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch, ngọc đem rửa nước giếng trong thành thì sáng hơn.
  • Cảm nhận về nhân vật Mị Châu
    • Vô tình tiếp tay cho giặc
      • Xinh đẹp, ngây thơ
      • Cả tin đến mức mù quáng: không suy xét lời đề nghị đáng ngờ của chồng
    • Tự ý sử dụng bí mật quốc gia, tiếp tay cho kẻ thù dồn cha và dân tộc đến đường cùng mà không hề hay biết
    • Coi trọng tình riêng, chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân một cách mê muội, mù quáng khi đánh dấu đường cho Trọng Thuỷ theo
    • Cuối cùng: nhận ra tội lỗi của mình nên cúi đầu nhận tội, chấp nhận cái chết bi thảm → một người đáng thương. Qua cái chết của nàng, nhân dân đã bày tỏ thái độ nghiêm khắc kết tội hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu
    • Sự hóa thân theo ước nguyện của Mị Châu thể hiện sự bao dung, độ lượng, thông cảm cho sự nhẹ dạ cả tin.
    • Hình ảnh: ngọc trai - giếng nước đã chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu
  • Cảm nhận chung:
    • Dù chỉ là vô tình nhưng những hành động tiếp tay cho giặc dẫn đếu hậu quả mất nước cũng là một tội lỗi không thể phủ nhận về nhân vật này. Và để trả giá cho tội lỗi ấy, tác giả dân gian đã để nhân vật kết thúc bằng cái chết
    • Tuy nhiên, tấm lòng trong sáng, tâm hồn ngây thơ của Mị Châu đã đem đến cho người đọc những rung động, và cảm thương cho trái tim trong sáng của Mị Châu, tác giả nhân gian đã rửa oan cho nàng…

→ Có thể nói Mị Châu để lại trong lòng độc giả một cảm giác vừa thương vừa giận, vừa trách vừa yêu. Thương yêu cho một tâm hồn trong sáng, ngây thơ, một trái tim yêu thương chân thành và trách móc cho sự chân thành, ngây thơ, trong sáng ấy đã đem đến những hậu quả đau đớn biết bao.

c. Kết bài

  • Nhận xét đánh giá về nhân vật Mị Châu
  • Mở rộng vấn đề bằng cảm nghĩ của cá nhân
6 tháng 10 2020

Tham khảo:

Nếu ai đã từng đến xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hẳn không thể không tìm đến với những dấu tích của thành Cổ Loa xưa, nơi có giếng Trọng Thủy, còn gọi là giếng Ngọc, đền Thượng thờ An Dương Vương, am Bà Chúa thờ Mị Châu, chứng tích gợi nhớ đến một thời “xây thành - chế nỏ”, của một bi kịch tình yêu được thần kì hóa. Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy đã đi vào đời sống tâm linh của nhân dân ta và trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu. Cả ba nhân vật chính trong tác phẩm cuối cùng đều phải nhận lấy những kết cục khác nhau nhưng có lẽ đáng giận và cũng đáng thương nhất là nhân vật Mị Châu.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy có thể chia thành hai phần. Phần thứ nhất là bài học giữ nước rút ra từ những thành công của An Dương Vương và quan trọng hơn là phần thứ hai của bài học giữ nước rút ra từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước. Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước.

Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương. An Dương Vương quá mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác nham hiểm của kẻ thù nên đã nhận lời kết tình thông hiểu, giặc kéo vào lại chủ quan không có phòng bị gì nên bị thua chạy thảm hại. Sau nữa, nó lại được tạo điều kiện từ sự nhẹ dạ, cả tin của Mị Châu. Vô tình tiếp tay cho hành động xâm lược của kẻ thù, Mị Châu vừa đáng giận, đáng trách vừa đáng thương. Mị Châu đáng giận vì nàng phạm phải những sai lầm lẽ ra không thể có ở một nàng công chúa. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là sức mạnh bí ẩn làm nên sự bách chiến bách thắng của nước Đại Việt, vậy mà, vì thứ tình cảm vợ chồng cá nhân, riêng tư, để thỏa mãn điều mà nàng cho là trí tò mò của chồng đã nén lấy nỏ thần cho chồng xem, để đến nỗi nỏ thần bị đánh tráo mà không biết. Làm lộ bí mật quốc gia cho một kẻ sẵn có âm mưu xâm lược, Mị Châu đã không thể ngờ hậu quả những hành động của mình nghiêm trọng đến nhường nào.

Hành động rắc lông ngỗng khi ngồi sau yên ngựa của cha để chạy thoát thân cũng chỉ là một hành động vô tình, bởi: Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có tấm áo lông ngỗng thường được mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau. Chỉ đơn thuần là nghĩ đến hạnh phúc của cá nhân mình nhưng cuối cùng không thể cứu nhau mà lại còn là dấu cho quân giặc đuổi theo, để cuối cùng nàng phải chịu cái chết như một kẻ “giặc trong”. Sai lầm và tội lỗi của Mị Châu là không thể chối cãi và nàng bị kết tội hoàn toàn đích đáng. Cũng nhờ thế mà bài học về tinh thần cảnh giác càng trở nên thấm thía và sâu sắc.

Tuy vậy, dân gian vẫn luôn rất công bằng và đầy lòng nhân ái. Người xưa chỉ ra lỗi lầm của Mị Châu nhưng cũng tìm thấy ở đó những căn nguyên sâu xa khiến cho ta thấy thực ra nàng cũng chỉ là một nạn nhân, một nạn nhân đáng thương. Sai lầm của nàng xuất phát đầu tiên từ sai lầm của An Dương Vương. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy cũng đồng nghĩa với việc nhà vua giao cho nàng nghĩa vụ trách nhiệm của một người vợ là cũng phải theo chồng. Đấy là chưa kể đến việc tình yêu và nghĩa vợ chồng có thể làm lu mờ nghĩa vụ và trách nhiệm.

Mị Châu vì quá cả tin mà đã không thể ngờ được người chồng của mình lại là một kẻ “gián điệp”; thế nên mới mang bí mật nước mình mà san sẻ với Trọng Thủy như một câu chuyện san sẻ thường hay gặp ở những cặp vợ chồng. Cũng giống như việc tiết lộ bí mật làm cho quân nước nhà bại trận, việc rắc lông ngỗng một lần nữa lại vô tình chỉ lối cho kẻ thù đuổi theo hai cha con. Hai lần nàng liên tiếp phạm lỗi mà không hề ý thức được lỗi lầm mình mắc phải. Tội lỗi được gây lên tính từ sự ngây thơ, cả tin nên thật đáng thương. Việc Rùa Vàng kết tội Mị Châu làm giặc tuy đẩy nhân vật đến số phận bi thảm nhưng lại là một kết thúc cần thiết theo quan niệm của nhân dân.

Rõ ràng Mị Châu có tội. Tôi trực tiếp gây nên mất nước ấy của nàng xứng đáng nhận lấy cái chết. Đây là bài học trực tiếp để răn dạy tinh thần đề cao cảnh giác trong sự nghiệp giữ gìn đất nước. Phê phán Mị Châu bằng “bản án tử hình” nhân dân cũng thấu hiểu rằng nàng mắc tội do chủ ý không phải do vô tình, ngây thơ nhẹ dạ và cả tin. Bởi thế, họ đã xếp cho nàng được biến thành ngọc trai đúng như lời nguyền trên bờ biển. Máu Mị Châu chảy xuống biển, tri sò ăn được thì đều biến thành ngọc châu, xác đem về ném ở Loa Thành thì biến thành ngọc thạch. Mị Châu bị trừng phạt cho những tội lỗi nhưng cũng đã được chiêu tuyết cho tâm hồn trong sáng và ngây thơ của mình. Hình ảnh ngọc trai - giếng nước ở cuối tác phẩm là một sáng tạo hết sức hoàn mĩ. Nó thuộc về thái độ ứng xử vừa nghiêm khắc, vừa nhân đạo vừa thấu lí đạt tình của nhân dân ta.

Nhân vật Mị Châu và kết cục của nàng đã khiến cho chúng ta vừa giận, lại vừa đồng cảm và xót thương sâu sắc. Mong rằng ở một thế giới khác, nàng đã tự nhận được bài học cho bản thân mình có được cuộc sống đúng đắn và thanh thản hơn. Và khi ấy, số phận Mị Châu sẽ khác...

20 tháng 9 2019

I. Mở bài
- Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

- Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Là nhân vật trung tâm của truyện, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước

II. Thân bài


1. An Dương Vương với công lao dựng nước: Xây thành, chế nỏ, đánh giặc

- Rời đô:

Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng để ổn định cuộc sống nhân dân.

→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng

- Quá trình xây thành.

+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó.

+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa Vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.

+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc



→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.

- Chế nỏ

+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.

→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.

- Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.

→ Bài học về dựng nước và giữ nước.

⇒ Tiểu kết:

- Nội dung:

+ Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.

+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.

- Nghệ thuật:

+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu

+ Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.

2. An Dương Vương và những sai lầm

- Những sai lầm của An Dương Vương

+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.

+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.

+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.

→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.

- Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu

→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.

- Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.

→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.

⇒ Tiểu kết:

- Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.

- Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.

III. Kết bài
- Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương

- Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.

2 tháng 10 2019

1)

Hình ảnh ngọc trai tượng trưng cho Mị Châu. Nàng là một người con gái ngoan hiền nghe lời cha nhưng vì quá ngây thơ nhẹ dạ cả tin mà nàng đã trở thành kẻ phản đồ làm cho thành bị chiếm nước Âu Lạc bị mất. Người cha của cô thì phải xuống biển cùng với thần rùa Kim Quy. Trong cái xã hội người ta chuộng đất nước như thế việc cô vô tình trở thành kẻ phản đồ phản nước đã buộc cha cô tuốt gươm chém đầu cô không thương tiếc. Vì theo quan niệm của người xưa tuy "hổ dữ không ăn thịt con" nhưng một khi đã phản lại quốc gia thì thân đến đâu cũng phải nhận cái chết làm kết cục. Mị Châu chết mà không biết tại sao. Và có lẽ chính vì thế mà khi nàng chết nàng hóa thành ngọc trai để thể hiện tấm lòng trong trắng của mình. Viên ngọc ấy thể hiện sự trong sáng trong tình yêu cũng như trong tình cha con đất nước của Mị Châu. Nàng yêu rất thật, hiếu thảo chứ không hề có hai lòng.Còn về phần giếng nước kia chính là tấm gương phản chiếu hội tụ tất cả những tội lỗi mà Trọng Thủy mắc phải. Suy cho cùng thì Trọng Thủy cũng vì hiếu với cha cho nên đã lừa dối nàng Mị Châu chứ trong thật tâm chàng cũng yêu thương nàng một cách rất thật lòng. Sau những gì mà Trọng Thủy đã làm cũng như chứng kiến cái chết của người vợ mình, người mà mình ngày đêm đầu ấp tay kề thương yêu hết mực Trọng Thủy như ý thức được cái chết kia chính là do bản thân mình gây ra vì thế cho nên anh đã vô cùng ân hận. Cái chết kia ám ảnh anh, khiến anh day dứt. giếng nước như phản chiếu mọi lỗi lầm ấy khiến cho anh nhìn vào đó mà lòng không yên chàng quyết định nhảy xuống đó tự tử. Phải chăng chàng đã dùng giếng nước kia để rửa sạch những tội lỗi của bản thân mình?Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng hình ảnh ngọc trai – giếng nước mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của mối tình Trọng Thủy Mị Châu. Cả hai người đều có lỗi nhưng cái lỗi ấy suy cho cùng cũng vì sự trung hiếu, vì tình cảm, sự ngây thơ dại khờ mà thôi. Thật tâm trong lòng họ đều không toan tính gì cả, lòng họ sáng như ngọc trai, trong như giếng nước kia vậy.

12 tháng 10 2019

Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ kết thúc với sự thất bại của Âu Lạc, An Dương Vương đi vào lòng biển, Mị Châu, Trọng Thuỷ phải chết. Tuy kết thúc có phần đau đớn song câu chuyện không vì thế mà quá bi thương bởi trong sâu thẳm vẫn sáng lên niềm tin, chất nhân văn sâu sắc qua hình ảnh "ngọc trai - giếng nước".

Chúng ta có thể thấy rằng "ngọc trai - giếng nước" vừa là hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt xét về phương diện tổ chức cốt truyện. Nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho số phận của đôi trai gái Mị Châu, Trọng Thủy, cùng với sự thể hiện tư tưởng, tình cảm, cách đánh giá của nhân dân đối với bi kịch tình yêu này nói chung, nhân vật Mị Châu nói riêng.

Nàng Mị Châu bởi nhẹ dạ, cả tin làm nên nổi "cơ đồ đắm biển sâu". Nàng đã phải nhận lấy cái chết cho danh nghĩa một kẻ bất hiếu, phản nghịch.. Nhưng sâu xa, tác giả dân gian đã thấu hiểu nỗi lòng một người con gái ngây thơ, trong trắng vì tình yêu đã vô tình gây nên tội mà đã cho nàng được hoá thành những viên ngọc trai. Những viên ngọc trai lấp lánh như đáp lại lời cầu nguyện của nàng trước khi vua cha chém đầu. Nàng không phải là người có lòng phản nghịch muốn hại cha, nàng là người có lòng trung hiếu nhưng vô tình bị người ta lừa dối. Những viên ngọc ấy ẩn sâu trong lớp vỏ trai dưới làn nước đầy bụi bẩn vẫn thanh lọc để sáng lên như chính tâm hồn ngây thơ trong trắng của Mị Châu. Ánh sáng ngọc trai ám ảnh tâm trí người đọc, tìm sự chia xẻ, đồng cảm.

Tác giả dân gian đã có tấm lòng vô cùng độ lượng khi thấu hiểu và cảm thông với nàng Mị Châu. Để nàng được toại nguyện biến thành ngọc trai. Sự hoá thân ấy mang theo một ước mơ của nhân dân về những Mị Châu sáng suốt sau này, "vừa say đắm yêu thương vừa luôn luôn cảnh giác".

Nói về Trọng Thuỷ. Hắn là một kẻ chiến thắng trên phương diện chính trị nhưng lại là kẻ thất bại thảm hại về phương diện tình cảm. Hắn đã mất đi người vợ yêu quí, mất đi sự thanh thản trong tâm hồn và càng ám ảnh hơn chính hắn gây nên cái chết Mị Châu trong trắng, ngây thơ hết lòng yêu thương hắn. Giếng nước ở Loa thành là tấm gương hội tụ và phản chiếu tất cả tội ác mà Trọng Thuỷ gây nên. Chính ở nơi này hắn nhìn thấy bản chất xấu xa của mình và thực lòng hối cải. Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự vẫn, dòng máu hoà dòng nước nơi giếng ngọc là sự chứng nhận cho sự hối cải tội lỗi của hắn.

Từ tương truyền, nếu dùng nước giếng ở Cổ Loa mà rửa ngọc thì ngọc thêm sáng hơn, có người cho rằng, hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" là hình ảnh ngợi ca mối tình thuỷ chung của Mị Châu - Trọng Thuỷ. Nhưng thiết nghĩ, với tinh thần yêu nước, cha ông ta sẽ không bao giờ sáng tạo nghệ thuật để ngợi ca những ai đưa họ đến bi kịch mất nước. Chỉ có thể lí giải rằng, hình ảnh ngọc sáng hơn bởi ở thế giới bên kia Mị Châu đã tha thứ, hoá giải tội lỗi cho Trọng Thuỷ. Màu ngọc ấy cũng sáng như tấm lòng yêu thương, vị tha của công chúa Mị Châu. Hư cấu chi tiết này, người xưa còn muốn giảm nhẹ bớt tội lỗi của nàng trong việc mất cảnh giác làm nước mất, nhà tan.

Để Mị Châu biến thành ngọc trai, Trọng Thuỷ tự vẫn nơi giếng nước và để hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" sáng là tạo nghệ thuật đẹp tới mức hoàn mĩ. Đó chính là tấm lòng nhân đạo bao dung, nhân hậu của nhân dân. Nó thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc.

Chúng ta không thể không nhắc tới Trọng Thuỷ. Một nhân vật với vị trí và bản chất khá phức tạp trong cốt truyện.

Trọng Thuỷ là con Nam Việt vương Triệu Đà - luôn có âm mưu thôn tính Âu Lạc. Trọng Thuỷ sang Âu Lạc với mục đích giảng hoà để đánh cắp nỏ thần. Trước lúc cầu hôn Mị Châu, Trọng Thuỷ chưa hề có cảm tình mà chỉ là toan tính. Đến khi trở thành vợ chồng với Mị Châu, tình yêu của Trọng Thuỷ mới nảy nở. Nhưng ý thức làm con, làm tôi trung thành trong hắn vẫn lớn hơn. Hắn dối lừa người vợ cả tin, ngây thơ của mình để đánh cắp nỏ thần, thôn tính nước Âu Lạc, dồn An Dương Vương và Mị Châu đến bước đường cùng. Hắn đúng là tên gián điệp nguy hiểm trong cái nhìn của cha ông chúng ta. Hắn xứng đáng phải chịu nỗi ân hận vò xé tâm can khi dẫn đến cái chết của người vợ yêu quí. Không có nổi khổ nào bằng sự day dứt lương tâm. Bản án đích đáng của Trọng Thuỷ là cái chết trong nổi ám ảnh. Nhân dân đã bày tỏ thái độ căm phẫn không tha thứ và không đội trời chung với kẻ cướp nước. Kẻ cướp nước sẽ bị toà án lương tâm và lịch sử phán xét, sớm muộn chúng sẽ thất bại thảm hại trong cuộc chién tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Đấy là niềm tin mạnh mẽ của nhân dân trước những thử thách của lịch sử.

Song không vì lòng căm phẫn mà khiến dân gian đánh mất đi truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc. Hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" chính là sự khoan hồng, ân xá cho kẻ đã biết ân hận, khát khao được hoá giải tội lỗi như Trọng Thuỷ.

Mỗi nhân vật trong truyền thuyết này được nhìn nhận, đánh giá, định đoạt số phận một cách khác nhau. Ở đối tượng này có hơi dễ dãi, (như đối với An Dương Vương) ở đối tượng kia có phần hơi nghiêm khắc (như đối với Mị Châu). Song nhìn chung những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử ấy đã được cảm nhận ghi lại bằng tất cả lòng nhiệt thành, tự tôn dân tộc. Và nhất là, cái sâu sắc nhất đọng lại sau mỗi số phận nhân vật là tình người, chất nhân văn truyền thống.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là một truyền thuyết đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Câu chuyện là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mỗi quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng. Thể hiện chất trí tuệ sắc sảo, bản chất nhân đạo sâu sắc của dân tộc Việt Nam ta.

11 tháng 4 2022

tk

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước. Lễ được tổ chức hằng nằm vào ngày 10/3 âm lịch tại Đền Hùng – Việt Trí – Phú Thọ. Đến hẹn lại lên, đến ngày này người dân khắp nơi trên mọi miền đất nước và cả những Kiều bào nước ngoài quy tụ về đây để tưởng nhớ công ơn các vị vua đã có những chiến công lẫy lừng cho dân tộc. Giỗ tổ năm nay gần với dịp lễ 30/4 và 1/5 nên thời gian nghỉ lễ sẽ kéo dài 6 ngày (từ ngày 28/4 – 3/5 dương lịch). Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hằng năm với nhiều hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.
Ý nghĩa ngày Giỗ tổ
Giỗ tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước.
Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những biến cố của đất nước qua các thời kỳ đồng thời đặt ra những nhiệm vụ mới cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước.Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng. Hằng năm vào dịp lễ hàng triệu người dân khắp cả nước đã hội tụ về Đền Hùng – Việt Trì – Phú Thọ để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng
Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên, là con cháu của các vị vua Hùng đã gây dựng nên đất nước Văn Lang, Âu Lạc và đánh thắng giặc ngoại xâm làm nền móng cho nước Việt Nam ngày nay. Đó là những ngày đầu hoang sơ nhất mở ra một thời kỳ lịch sử huy hoàng cho dân tộc ta. Chúng ta phải ghi nhớ công lao to lớn đó và không ngừng học tập, đóng góp cho xã hội, cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu.

11 tháng 4 2022

Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Giỗ Tổ Hùng Vương – từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh cùa mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương – Lâm Thao – Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thông văn hoá của dân tộc. Không chỉ để tưởng nhớ tổ tiên, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm để giữ nước.


 

17 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Trong truyền thuyết Mị Châu Trọng Thủy, nhân vật An Dương Vương đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. An Dương Vương là thủ lĩnh của nước Âu Lạc, được sự trợ giúp của Thần Kim Quy mà không những xây dựng thành ốc vững chãi, kiên cố mà còn có vũ khí nỏ thần bí mật bảo vệ trước sự xâm lăng của quân Triệu Đà. Vua An Dương Vương chính là đại diện của sức mạnh nhà nước Âu Lạc, là vị thủ lĩnh được nhân dân tôn sùng. Thế nhưng, do quá chủ quan và mất cảnh giác, lệ thuộc vào nỏ thần mà An Dương Vương đã mắc lừa Triệu Đà, đồng ý cho Trọng Thủy- con trai Triệu Đà được kết hôn với con gái mình và ở rể. Sự chủ quan còn được tiếp tục thể hiện khi An Dương Vương nghe tin Triệu Đà đem quân sang đánh thì vẫn thản nhiên. Chỉ cho đến khi giặc đến nơi thì đem nỏ thần ra nhưng lại chẳng còn tác dụng gì. Lúc đó, hình ảnh thủ lĩnh tháo chạy cùng con gái, bỏ mặc lại cả thành ốc, cả nhân dân đáng để người sau suy ngẫm. Sau đó, An Dương Vương cũng tự rơi vào bi kịch tự tay đánh mất nước mà còn rơi vào bi kịch tự tay giết con gái mình- người vô tình tiếp tay cho giặc. Dù cho An Dương Vương mãi mãi đi vào cõi bất tử nhưng hình tượng của một vị thủ lĩnh của nhà nước cổ đại Việt Nam cũng vẫn đọng mãi trong tâm trí người đời sau.

8 tháng 1 2021

Tham khảo:

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

7 tháng 1 2021

ban len google tra la ra ngay