K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2018

Ông bà kính yêu!

Năm cũ sắp hết, mùa xuân đang về ông bà ạ. Tết này nhà cháu không về quê đón Tết cùng ông bà được nên cháu viết thư này thăm hỏi và chúc Tết ông bà.

Mùa đông năm nay ông bà có khỏe không? Ông bà có ăn được nhiều cơm không? Khi trời trở gió bấc nhiều. Bà nhớ đi tất cho chân đỡ nứt nẻ nhé! Cả ông cũng thế, ông cũng nhớ phải quàng thêm khăn cho ấm cổ để đỡ ho ông nhé. Con Bê-tô bố cháu đem về quê dạo hè nay lớn nhiều chưa hả ông bà? Nó đã biết trông nhà chưa ạ? Ông bà nhớ nhắc em Phong tắm cho nó để kẻo bẩn mà rụng hết lông đấy ông bà ạ. Bê-tô có giúp chú Hưng được việc gì không hả ông bà? Cháu lo nó không biết làm gì thì chú chăm nó mệt lắm đấy ạ. Cháu nghe bố cháu kể Bê-tô khôn lắm, chú Hưng dạy cho nó biết nhiều việc. Tiếc quá, Tết này cháu nghỉ có ít ngày nên về quê không tiện, bố mẹ cháu bảo để hè về được nhiều ngày hơn. Cháu nhớ ông bà, các cô chú và em Phong, cả con Bê-tô nữa.

Cả nhà cháu đều bình thường. Cháu và em Ngân đều được xếp loại học sinh giỏi học kì I. Mẹ cháu đang bận gói quà gửi về biếu Tết ông bà đấy ạ! Cháu xin thay mặt cả nhà kính chúc ông bà một năm mới nhiều sức khỏe, bình an và luôn luôn vui tươi, sảng khoái. Cháu kính chúc chú thím Hưng và các em một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, các em đều học giỏi và có nhiều niềm vui. Khi nào ông bà nhận được thư này và quà Tết mẹ cháu gửi biếu, ông bà nhớ điện thoại cho cháu ông bà nhé!

Cháu xin phép dừng bút. Cháu thơm ông bà thật kêu!

3 tháng 10 2018

Bài 1

Bài 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày...tháng...năm 20...

Ông bà kính yêu!

Năm cũ sắp hết, mùa xuân đang về ông bà ạ. Tết này nhà cháu không về quê đón Tết cùng ông bà được nên cháu viết thư này thăm hỏi và chúc Tết ông bà.

Mùa đông năm nay ông bà có khỏe không? Ông bà có ăn được nhiều cơm không? Khi trời trở gió bấc nhiều. Bà nhớ đi tất cho chân đỡ nứt nẻ nhé! Cả ông cũng thế, ông cũng nhớ phải quàng thêm khăn cho ấm cổ để đỡ ho ông nhé. Con Bê-tô bố cháu đem về quê dạo hè nay lớn nhiều chưa hả ông bà? Nó đã biết trông nhà chưa ạ? Ông bà nhớ nhắc em Phong tắm cho nó để kẻo bẩn mà rụng hết lông đấy ông bà ạ. Bê-tô có giúp chú Hưng được việc gì không hả ông bà? Cháu lo nó không biết làm gì thì chú chăm nó mệt lắm đấy ạ. Cháu nghe bố cháu kể Bê-tô khôn lắm, chú Hưng dạy cho nó biết nhiều việc. Tiếc quá, Tết này cháu nghỉ có ít ngày nên về quê không tiện, bố mẹ cháu bảo để hè về được nhiều ngày hơn. Cháu nhớ ông bà, các cô chú và em Phong, cả con Bê-tô nữa.

Cả nhà cháu đều bình thường. Cháu và em Ngân đều được xếp loại học sinh giỏi học kì I. Mẹ cháu đang bận gói quà gửi về biếu Tết ông bà đấy ạ! Cháu xin thay mặt cả nhà kính chúc ông bà một năm mới nhiều sức khỏe, bình an và luôn luôn vui tươi, sảng khoái. Cháu kính chúc chú thím Hưng và các em một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, các em đều học giỏi và có nhiều niềm vui. Khi nào ông bà nhận được thư này và quà Tết mẹ cháu gửi biếu, ông bà nhớ điện thoại cho cháu ông bà nhé!

Cháu xin phép dừng bút. Cháu thơm ông bà thật kêu!

bài 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2018

Lan Hương thân mến!

Thế là chúng ta xa nhau đã gần nửa năm rồi, mình nhớ bạn nhiều lắm! Ở trường mới, lớp mới, bạn có lúc nào nhớ tới thầy cô và các bạn cũ nơi mái trường xưa? Chợt nhớ ngày sinh nhật của Hương, mình vội viết vài dòng hỏi thăm và chúc mừng ngày sinh của bạn thay quà tặng sinh nhật bạn vậy.

Lan Hương ơi! Từ ngày theo ba mẹ ra Hà Nội, tình hình mọi mặt của bạn ra sao? Bạn có khoẻ như hồi ở Sài Gòn không? Bạn đã làm quen được những bạn mới, nếp sống mới chưa? Mình rất mong bạn mau chóng thích nghi để học tập được tốt hơn.

Mình nhớ bữa tiệc sinh nhật của Hương năm ngoái sao giản dị mà ấm cúng thế. Con gấu bông bé nhỏ, món quà các bạn tặng, Hương còn giữ không? Năm nay, Hương có đầy đủ ông bà, cha mẹ và các bạn mới nên tổ chức sinh nhật chắc vui lắm.

Năm nay, các bạn lớp mình chăm học hơn nhiều. Mấy bạn nam đã bớt nghịch ngợm, quậy phá. Cô chủ nhiệm nhẹ được một mối lo.

Ngoài việc học tập ngày càng chăm chỉ, các bạn lớp mình vẫn duy trì phong trào văn nghệ. Chúng mình hiện đang tập một số tiết mục để tham gia hội diễn văn nghệ sắp tới của trường. Nhóm múa luôn nhắc tới Lan Hương. Giá mà bạn còn ở đây thì vui biết mấy!

Thôi thư đã dài, mình chúc Lan Hương và gia đình mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn! Nhận được thư, bạn viết ngay cho mình nhé ! Mong gặp lại bạn trong dịp hè tới!

Thân ái

Lâm Mai Thi

bài 3

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2009.

Bạn Thanh thân mến,

Mình là Từ Huy Thắng, học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Lê Lợi, quận Đống Đa, Hà Nội. Hôm nay, mình xem ti-vi thấy quê hương Đồng Tháp của bạn đang bị lũ lụt tàn phá, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Mình rất xúc động trước cảnh biển nước mênh mông đã nhấn chìm tất cả ruộng đồng, nhà cửa... Lúc này đây, chắc là mọi người trên quê bạn rất cần sự giúp đỡ về mọi mặt. Nghĩ vậy nên mình lấy giấy bút viết cho bạn một bức thư.

Mình thấy thiên tai quả là khủng khiếp! Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến mực nước ngày càng dâng cao. Gió lốc xoáy từng cơn hợp với sóng lớn giật sập những căn nhà đứng chơi vơi giữa đồng không mông quạnh. Làng mạc, trường học, bệnh xá cùng hàng ngàn hécta lúa sắp chín, những rừng tràm, những đầm sen, vườn cây... bị nhấn chìm dưới nước sâu. Bao nhiêu công sức mồ hôi nước mắt của bà con dân quê đã bị thiên tai cướp trắng.

Trong những ngày qua, hàng ngàn người phải sống trong cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn. Đáng thương nhất là những em thơ không được vui đùa chạy nhảy. Chúng ngồi co ro trong căn lều tạm, đôi mắt nhìn ra bốn phía, vẻ mặt buồn hiu. Có những bé chừng một hai tuổi bị cha mẹ buộc vào chân giường hay cột lều vì sợ các em rơi xuống nước. Cha mẹ các em đang dầm mình ngoài ruộng để cố gặt những đám lúa chín non. Bao nguy hiểm đang vây bủa cuộc sống con người.

Nhưng Thanh hãy tin rằng bên bạn và bà con quê bạn luôn có sự giúp đỡ tận tình của nhân dân cả nước. Hơn lúc nào hết, lời dạy của ông cha về lòng nhân ái: Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng... được thể hiện rõ ràng qua những lời nói, việc làm cụ thể. Thắng cũng báo cho bạn Thanh biết là mấy ngày nay, ở các trường đang có phong trào quyên góp giúp đỡ bà con vùng lũ lụt. Trường mình cũng tổ chức đợt quyên góp đồ dùng học tập để gửi vào cho các bạn. Riêng mình, mình sẽ gửi cho Thanh 100.000 đồng là tiền tiết kiệm bỏ ống từ mấy năm nay. Thanh đừng từ chối nhé!

Cuối thư, mình gửi đến Thanh và gia đình lời chúc sức khoẻ và mong nhận được thư trả lời của bạn.

Bạn mới của Thanh

Từ Huy Thắng

Bài 4

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2009.

Bạn Thanh thân mến,

Mình là Từ Huy Thắng, học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Lê Lợi, quận Đống Đa, Hà Nội. Hôm nay, mình xem ti-vi thấy quê hương Đồng Tháp của bạn đang bị lũ lụt tàn phá, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Mình rất xúc động trước cảnh biển nước mênh mông đã nhấn chìm tất cả ruộng đồng, nhà cửa... Lúc này đây, chắc là mọi người trên quê bạn rất cần sự giúp đỡ về mọi mặt. Nghĩ vậy nên mình lấy giấy bút viết cho bạn một bức thư.

Mình thấy thiên tai quả là khủng khiếp! Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến mực nước ngày càng dâng cao. Gió lốc xoáy từng cơn hợp với sóng lớn giật sập những căn nhà đứng chơi vơi giữa đồng không mông quạnh. Làng mạc, trường học, bệnh xá cùng hàng ngàn hécta lúa sắp chín, những rừng tràm, những đầm sen, vườn cây... bị nhấn chìm dưới nước sâu. Bao nhiêu công sức mồ hôi nước mắt của bà con dân quê đã bị thiên tai cướp trắng.

Trong những ngày qua, hàng ngàn người phải sống trong cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn. Đáng thương nhất là những em thơ không được vui đùa chạy nhảy. Chúng ngồi co ro trong căn lều tạm, đôi mắt nhìn ra bốn phía, vẻ mặt buồn hiu. Có những bé chừng một hai tuổi bị cha mẹ buộc vào chân giường hay cột lều vì sợ các em rơi xuống nước. Cha mẹ các em đang dầm mình ngoài ruộng để cố gặt những đám lúa chín non. Bao nguy hiểm đang vây bủa cuộc sống con người.

Nhưng Thanh hãy tin rằng bên bạn và bà con quê bạn luôn có sự giúp đỡ tận tình của nhân dân cả nước. Hơn lúc nào hết, lời dạy của ông cha về lòng nhân ái: Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng... được thể hiện rõ ràng qua những lời nói, việc làm cụ thể. Thắng cũng báo cho bạn Thanh biết là mấy ngày nay, ở các trường đang có phong trào quyên góp giúp đỡ bà con vùng lũ lụt. Trường mình cũng tổ chức đợt quyên góp đồ dùng học tập để gửi vào cho các bạn. Riêng mình, mình sẽ gửi cho Thanh 100.000 đồng là tiền tiết kiệm bỏ ống từ mấy năm nay. Thanh đừng từ chối nhé!

Cuối thư, mình gửi đến Thanh và gia đình lời chúc sức khoẻ và mong nhận được thư trả lời của bạn.

Bạn mới của Thanh

Từ Huy Thắng

mệt hết cả người. Đòi hỏi lắm thế!

bài 1 : hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gìbài 2 : từ một số truyện cổ đã học, đã đọc, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mkbài 3 : hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân vềbài 4 : hãy...
Đọc tiếp

bài 1 : hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì

bài 2 : từ một số truyện cổ đã học, đã đọc, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mk

bài 3 : hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về

bài 4 : hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

bài 5 : em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mk hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó

bài 6 : em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mk ở vào một ngày mùa đông giá lạnh

bài 7 : em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc mà em đã quan sát đc

 

4

B3:
 

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

~Hok tốt~

B4:
 

Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.

Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.

~Hok tốt~

15 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ​:     

                                                                                                                                   ......., ngày..... tháng ... năm......

Quỳnh thân mến và thương nhớ!

Đàm, bạn thân của Quỳnh ngày còn bé đấy. đầu thư mình xin chúc cho gia đình cậu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và an toàn sau trận bão vừa rồi.

Quỳnh à, hôm qua mình nghe tin cơn bão số 8 đang đổ bộ trực tiếp vào Nghệ An, mình lo lắm, trên ti vi họ quay những cảnh nóc nhà ngập lụt trong nước, chỉ còn trơ lên cái nóc mà thôi. Không những thế cây cối thì đổ rụp xuống, không còn nhìn thấy màu xanh hay bất cứ thứ gì cả, ngoài những cây to. Cả một khoảng không gian toàn một màu đục ngầu của nước lũ, những quần áo, thau chậu, vật dụng hằng ngày trôi lềnh bềnh trên dòng nước. Mình thấy rất lo và vội vàng viết nhanh bức thư này để hỏi thăm tình hình gia đình cậu.

Cậu có khỏe không, gia đình cậu an toàn cả chứ, bố mẹ mình cũng gửi lời hỏi thăm đến gia đình cậu đấy, mình lo quá không biết cậu có được bình yên không. Sống ở mảnh đất ấy thì đúng là khổ cực thật, thế mình mới thấy cuộc sống hiện tại của mình trên này mới an lành và thanh bình biết bao khi ít nhất những trận bão cũng không thể cuốn trôi căn nhà hay ngập lên tận mái vậy. Vậy mà nhiều lúc mình vẫn còn than thân trách phận lắm.

Không biết rằng giờ cậu đang ở đâu, vì trên tivi người ta không nói rõ địa điểm xảy ra ngập lụt sau trận bão ấy nên mình không biết có phải chỗ gia đình cậu ở không. Nhưng mình nóng ruột lắm không gọi điện thoại cho cậu được nên mình viết bức thư này. Đành nhớ những chú đưa thư vất vả một phen vậy. chỉ mong rằng bức thư này cậu nhận được và hồi âm lại ngay cho mình để mình được an tâm khi biết gia đình cậu vẫn an toàn. Bão đến cậu có sợ lắm không. Mình hiểu cảm giác của cậu lúc này. Nếu là mình thì chỉ có biết khóc thét lên mà thôi, tại vì mình cũng chưa trải qua những trận bão lớn đến như vậy, đó là một điều may mắn của mình. Nhưng mình mong cậu hãy cố gắng cùng gia đình vượt qua và khắc phục những tàn dư mà bão để lại nhé.

Nhận được bức thư này thì nhanh chóng hồi âm cho mình đỡ lo nhé, thương và nhớ Quỳnh nhiều. Hãy nhớ là mình lúc nào cũng ở bên Quỳnh dẫu hai đứa không ở gần nhau nhé!

Yêu thương Ngọc Quỳnh, bạn thân

        Hương Đàm

15 tháng 10 2021

!!!!!!!!!!!!!

8 tháng 10 2016

Đề 1:

Hà Nội ngày... tháng... năm...

Vũ thân mến!

Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.

Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các: thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa

Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học phổ thông dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.

 

Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những nãm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:

Anh vào đây có việc gì thế!

Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:

- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.

Người báo vệ cười xòa và nói:

- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?

Mình đáp:

- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.

Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.

Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phun trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.

À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, biết bao kỉ niệm.

Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?

Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:

- Xin mời vào!

Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:

Em chào thầy ạ.

Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:

- Xin lỗi, anh là...

- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.

Thầy hiệu trướng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:

- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành dạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.

-Vâng, thưa thầy! em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.

Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.

Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:

- Em chào cô ạ!

Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô là nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.

- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?

- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!

- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?

- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:

- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?

- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?

- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?

- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.

Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:

- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.

- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.

- Vâng, em cảm ơn cô.

Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.

Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.

8 tháng 10 2016

Đề 2:

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu nay sẽ biến thành sự thật, y như một câu chuyện cổ tích chưa? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và rồi lại phải thất vọng. Nhưng tôi luôn nhớ khoảnh khắc mà chỉ giấc mơ kì diệu mới đem đến cho tôi, như vừa mới xảy ra đây thôi.

Năm tôi học lớp năm, vào Tết năm ấy cũng là lúc ông tôi qua đời. Người ông mà tôi hằng kính yêu đã vĩnh biệt tôi trước khi kịp đón Tết cùng tôi. Tôi buồn bã vô cùng và tự nhủ sẽ không bao giờ tôi được đón một cai tết có ông bên cạnh nữa. Mấy năm sau vào lúc sắp sửa bốc mộ ông tôi và gần đến tết, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến cái tết năm nào. Tôi thắp một nén hương lên bàn thờ ông, hi vọng cháy bỏng được nhìn lại ông bên mâm cơm giao thừa lại bùng lên trong tôi, y như hồi còn nhỏ. Hôm đó là ngày 29 Tết, trước đúng một ngày vào cái năm buồn bã ấy, ông tôi mất. Tôi nghe mẹ đi ngủ sớm để ngày mai còn theo mẹ đi chợ. Lòng tôi chộn rộn mãi không sao ngủ được. Mắt tôi nhòa đi.

Tôi đang nằm trên chính chiếc giường mà ông tôi đã nằm ngày trước. Đến khi mẹ tôi tắt đèn đầu giường, tôi mới thiếp đi.

Một lúc sau có tiếng bước chân bên giường tôi, tôi choàng tỉnh dậy. Thật hay mơ đây, trước mắt tôi là người ông hiền hậu đã xa cách tôi bấy lâu nay. Ông bảo tôi dậy rửa mặt để đi cùng mẹ, sáng đó đã là ngày 30 Tết. Tôi ôm lấy ông, bảo sao ông đi lâu thế. Ông chỉ mỉm cười, lấy tay lau nước mắt cho tôi. Tôi nhìn ông không chớp mắt, vẫn dáng người cao cao như thế, vẫn khuôn mặt hồng hào, phúc hậu như xưa. Mái tóc ông bạc trắng, tôi còn nhớ lúc ông ra đi tóc ông mới chỉ lốm đốrn bạc. Ông tôi bận bộ com-lê màu ghi, tuy cũ mà phẳng phiu, trông ông thật đẹp lão. Tôi chưa được ngồi cùng ông lâu thì nghe tiếng mẹ gọi: “Con ơi mau đi chợ với mẹ, Tết đến rồi mà còn ngủ à?” - Tôi dạ và vội nói với ông: “Ông ơi ông ở nhà nhé! Ông chờ cháu về rồi dẫn cháu đi chơi ông nhé!”. Ông gật đầu, bảo tôi đi kẻo mẹ chờ.

 

Sau khi đi chợ xong, tôi chạy ù té vào phòng quên cả đặt thức ăn vào bếp. Nhìn thấy ông đang đọc sách, tôi mừng lắm. Ông bảo với tôi rằng ông sẽ dẫn tôi đi chợ Tết, chọn một cành đào thật đẹp về cắm trong nhà. Tôi mừng rỡ, tíu tít giục ông đi ngay. Ông vẫn nhớ ý thích của tôi như hồi tôi còn nhỏ. Ông chở tôi trên chiếc xe đạp cọc cạch ông vẫn thường đi. Trên chiếc xe đạp này, đã bao lần ông đèo tôi đến nhà trẻ. Tôi sẽ nhớ mãi những giây phút ấy. Tôi cùng ông đi giữa phố phường, cảm thấy Tết năm nav nhộn nhịp hơn các năm trước. Phố xá đông nghìn nghịt, dường như ai ai cũng muốn ra đường để sắm sửa cho Tết.

Rồi hai ông cháu cũng đến được chợ hoa ngày Tết. Mới từ đầu vào tôi đã thấy tấp nập bao nhiêu là người, từ những cô gái đến những người phụ nữ lớn tuổi. Phải một lúc lâu sau, ông tôi mới gửi được xe và dẫn tôi đi xem cây cảnh. Chợ hoa ngày Tết mở ra trước mắt tôi vô số loài hoa rực rỡ khoe sắc. Nào là hoa lay-ơn, hoa thược dược, nào hoa cúc, hoa vi ô- lét. Có những loài hoa tôi chưa biết tên, có những loài hoa tôi không hề biết. Ông tôi vốn là thầy giáo dạy Sinh học nên chỉ cho tôi biết bao nhiêu là hoa thật độc đáo. Vừa nghe ông nói vừa ngắm các loại hoa, tôi bỗng thấy mở mang thêm nhiều điều. Nhiều điều trước đây tôi thờ ơ giờ hiện lên rõ ràng trong trí óc tôi tựa như những bông hoa ngày càng tươi tắn, đầy sức sống hơn. Ông dẫn tôi xem hoa một lúc rồi cùng tôi chọn một cành đào ưng ý. Tôi rất thích cành đào với đầy hoa màu hồng nở rộ. Nhưng ông tôi chỉ chọn một cành đào mới chớm nở vài ba bông hoa, còn lại là biết bao nụ hoa xanh mướt và những lá non. Ông bảo với tôi rằng, tuy bây giờ cành đào không đẹp nhưng chỉ một hai hôm sau Tết đào sẽ nở đầy hoa rất đẹp và lâu tan. Tôi mới vỡ lẽ cành đào ấy bây giờ đây ẩn chứa bao điều đẹp đẽ với tôi và ông trở thành một ông tiên hiểu tất cá những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tôi giữ sự ngưỡng mộ ấy như hồi thơ bé, ông như người thầy giáo mở ra cho tôi bao điều lí thú để tôi khám phá. Và ông đã thay mẹ tôi dạy tôi học khi còn tiểu học. Ông cháu tôi ra về. Tôi ngồi sau giữ cành đào còn ông mải miết đạp xe về đến nhà, tôi khoe ngay cánh đào, bà bảo có cành đào nhiều lộc này, Tết năm nay sẽ vui lắm đây. Ông chỉ mỉm cười, nụ cười đồng tình lẫn niềm vui rạng rỡ. Đêm đến, gia đình tôi sum họp quanh mâm cơm giao thừa. Tôi hạnh phúc biết nhường nào bởi có ông tôi bên cạnh, ông không xa tôi nữa. Chỉ còn ba tiếng nữa là đến giao thừa, tôi chỉ mong được sống mãi những giờ phút này, mong thời gian đừng trôi quá nhanh để luôn có tình yêu thương của mọi người trọn vẹn bên tôi. Tôi cũng thầm hứa với bản thân sẽ mãi ngoan ngoãn như hôm nay để ông khỏi phiền lòng. Vậy mà sao ngày hôm nay qua thật mau. Đã đến giao thừa rồi. ông vuốt lên mái tóc tôi, bảo tôi ở nhà, ông sẽ hái lộc đầu năm mới cho tôi. Tôi dạ và hứa sẽ thức đợi ông về.

Ông đi rồi tôi cố thức, nhưng sao cơn buồn ngủ cứ kéo đến, kéo sụp hai mí mắt tôi lại. Tôi thiếp đi lúc nào không biết. Tôi nghe thấy những tiếng gọi rồi tiếng lịch kịch. Tôi mở mát choàng dậy. Bây giờ đã sáng rồi sao? Tôi ngạc nhiên quá. Tôi nháo nhác tìm ông mà không thấy đâu Thật kì lạ, mới lúc trước tôi còn mường tượng bàn tay khẳng khiu ông đặt lên đầu tôi cơ mà. Tôi xem lại lịch, hôm nay là ngày ba rnươi Tết. Tôi òa khóc, vậy đó chỉ là một giấc mơ. Giấc mơ quá thực khiến tôi hụt hẫng và buồn rầu. Ông tôi đã ra đi thật chứ không về lại với tôi như tôi tưởng. Tôi nuối tiếc giấc mơ hạnh phúc. Tôi thầm tự hỏi: Liệu trong mơ nếu tôi thức chờ ông, tôi có gặp lại ông không? Nhưng cuộc sống không dừng lại để tôi nuối tiếc, tôi chuẩn bị quần áo đi chợ cùng mẹ. Tôi có kể lại cho mẹ giấc mơ, mẹ chỉ im lặng, chắc tâm trạng mẹ khó có thể nói thành lời.

Giấc mơ chỉ là sự mong ước tưởng tượng, chuyện cổ tích vẫn là chuyện cổ tích. Tôi sẽ vẫn nuối tiếc nhưng chỉ là nhỏ nhoi thôi. Tôi đã học được nhiều điều từ giấc mơ ấy, học được niềm tin và hi vọng và cả nỗ lực cố gắng cho giấc mơ của chính mình.

1 tháng 10 2018

Mình cần gấp ạ ai giúp mình với 

10 tháng 10 2017

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b) Ngập lụt

Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c) Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d) Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

đ) Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

13 tháng 8 2018

Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.

27 tháng 8 2023

- Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

- Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: Yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học….Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.