K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Tham khảo
Một những loài cây có sự gắn bó lâu đời và mật thiết đời sống, văn hóa của dân tộc Việt Nam phải kể đến là cây tre. Khi nhắc đến cây tre, chúng ta không khỏi tư hào gọi là cây tre Việt Nam như sự thừa nhận, khẳng định cây tre là một phần không thể thiếu được của nước nhà.

Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che nắng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Khi thời bình, tre trở thành những vật dụng thường ngày của người nông dân nhưng vào lúc nước ta gặp nỗi gian truân, tre lại trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vũ khí sử dụng đều phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Từ ngày còn bé ta đã được biết đến truyền thuyết về vị anh hùng Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện lịch sử quan trọng, Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt giành độc lập dân tộc.

Tre cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng rất đáng tự hào, tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng, là một truyền thống quý báu từ bao đời của cha ông. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất, giống như những con người Việt Nam dù phải chịu bao nhiêu sương gió, nhọc nhằn hay bị áp bức vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn và sự kiên cường trong tính cách. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam. Bởi vậy, cả dân tộc đều gọi tre là cây tre Việt Nam.
  Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, thế hệ này sẽ tiếp nối nhựa sống của thế hệ kia, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều loại vật liệu được sinh ra thay thế cho tre nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt và mãi là tài sản vô giá của cả dân tộc.

Trên mảnh đất Việt Nam của cha ông, tre và người và đã gắn bó, cùng đồng cam cộng khổ, nâng đỡ nhau qua bao năm tháng lịch sử có giá trị to lớn và vĩnh hằng. Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc, là người bạn lớn đáng tôn vinh của cả dân tộc.

25 tháng 11 2021

Nữ hoàng độc dược hay bả sói là những biệt danh dùng để chỉ loài hoa Ô đầu chứa chất kịch độc làm liệt cơ xương, loạn nhịp tim, gây tử vong cho người.

Cây hoa Ô đầu có nhiều loại, phổ biến như Aconitum napellus, Aconitum fortunei. Trong đó, Aconitum napellus thường mọc ở vùng sườn núi châu Âu, còn Aconitum fortunei được tìm thấy ở vùng núi Hà Giang, Lào Cai (Sa Pa) của Việt Nam và nhiều nơi khác.Cây trưởng thành cao khoảng 1 mét, lá cây có đường kính 5-10 cm xẻ thành 5-7 phần, hoa có màu tím đậm hoặc hơi xanh, mũ hoa hẹp dài hình cái mũ. Vì có hình hài hoa như vậy nên Ô đầu còn được gọi là "khăn đội đầu của thầy tu".Cây hoa Ô đầu chứa một loạt hóa chất có độc tố cao như aconitine, mesaconitine, hypaconitine và jesaconitine. Nếu hái lá cây mà không dùng găng tay, chất aconitine có thể xâm nhập vào cơ thể người một cách dễ dàng qua da.Chất độc trên cây Ô đầu tập trung đậm đặc nhất ở phần quả của cây, ngay cả cánh và mật hoa cũng chứa chất độc. Khi trúng độc tố của cây Ô đầu có thể làm tứ chi bị tê bì, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, loạn nhịp tim, nếu đủ liều có thể gây tử vong.Tương truyền thời kỳ Hy Lạp cổ đại, những người chăn cừu đã biết lấy chất độc từ cây Ô đầu để tẩm vào mũi tên bắn chết chó sói. Cho nên cây hoa này còn được biết đến với cái tên là cây bả sói.. Ở châu Âu, đây có lẽ là một trong những loài hoa đẹp nhưng độc nhất nên còn được tôn phong là "nữ hoàng độc dược".Với một lượng 20 – 40 ml chất độc từ cây Ô đầu có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong trong vòng 2 – 6 tiếng trúng độc. Còn nếu liều lượng lớn hơn thì có thể gây tử vong ngay. Chất độc của Ô đầu cũng từng được người Eskimos sử dụng để săn cá voi. Thậm chí phát xít Đức từng dùng chất độc của cây Ô đầu để làm đạn độc.

Tuy chứa chất kịch độc nhưng cây Ô đầu lại được sử dụng làm dược liệu trong việc bào chế thuốc trong chữa tim, chống viêm, xoa bóp khi nhức mỏi chân tay, khớp,nếu như sử dụng đúng liều.Cũng vì đó mà ô đầu đã được đưa vào y học ngày nay để chế tạo thuốc và sử dụng  một cách rộng rãi,phổ biến.
 

 
15 tháng 10 2021

Tham khảo !

 

Dọc theo đất nước Việt Nam, có thật nhiều những loài cây, mỗi loài mỗi vẻ, mỗi vai trò riêng trong cuộc sống của con người. Và có lẽ, từ bao đời nay, cây tre vẫn luôn là loài cây thân thuộc, gần gũi và gắn bó sâu sắc với những làng quê nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.Tre là một loài cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước ta. Tre là một trong số nhiều loài cây thuộc tông tre, phân họ tre, thuộc bộ hòa thảo. Cây cùng họ với nhiều loài khác như nứa, vầu, trúc,... Đồng thời, tre thuộc nhóm thực vật thân xanh, có thể sống nhiều năm, còn gọi là cây đa niên và được trồng ở nhiều nơi. Tre được chia làm nhiều loại khác nhau như tre gai, tre mạnh tông, tre vàng sọc,... Mỗi loại ấy đều có những đặc trưng riêng song chúng đều mang trên mình những đặc điểm chung của tre. Trước hết, mỗi cây tre thường cao khoảng tám đến mười mét, thân cây được chia làm nhiều đốt khác nhau và bên trong nó thường rỗng. Tùy vào từng loại tre khác nhau mà màu sắc của thân tre cũng như độ dài của các đốt trên thân tre cũng có thể khác nhau. Thêm vào đó, lá tre thường dài, mỏng và dẹt, có một đầu nhọn hoắt và thường có các gân lá song song với nhau theo chiều dọc của lá cây. Lá tre thường kết lại với nhau thành một chùm gồm năm lá, tỏa ra các hướng trông như một chiếc quạt nan. Theo thời gian và độ trưởng thành của cây tre, lá tre cũng chuyển đổi từ màu xanh sang màu vàng và cuối cùng là rụng đi. Và một điều chắc hẳn ít ai biết đó chính là tre cũng có hoa. Hoa tre thường có màu trắng, tuy nhiên, ít ai có thể nhìn thấy nó bởi lẽ, hoa tre thường rất ít khi nở và nó thường chỉ nở một lần duy nhất vào cuối vòng đời của nó. Đồng thời, tre là loài cây rễ chùm, chúng không sống riêng rẽ từng cây như các loài cây khác mà nhiều cây tụ lại với nhau, sống thành từng khóm, từng lũy như để bao bọc, chở che cho nhau.
....
15 tháng 10 2021

   Bạn tham khảo nha: 

   Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

10 tháng 12 2019

1. Mở bài: Giới thiệu hoa mai: Trong dịp tết nguyên đán, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của miền nam.

2. Thân bài: Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:

  • Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), hoa mai có nhiều loại:
    • Mai vàng: Nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
    • Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm, sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
    • Mai trắng: Hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ
    • Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
    • Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Hoa to, nhiều cánh, nhiều màu, trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.
  • Cách chăm sóc cây mai:
    • Cây mai được trông bằng hạt hay chiết cành (phổ biến là chiết, ghép) Trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. Cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước
    • Khoảng 15 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết.
  • Hoa mai trong ngày tết nguyên đán:
    • Các nhà vườn đánh nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, thành phố để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua.
    • Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn.
    • Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới sẽ không trọn vẹn.

3. Kết bài: Hoa mai là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, của mùa xuân phương nam. Hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân miền nam từ lâu đời. Những năm gần đây, sắc vàng của hoa mai đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân phương bắc.

31 tháng 12 2018

Chọn đáp án: C

10 tháng 12 2019

1) Mở bài: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về người ta thường thấy hoa đào nở rộ, một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội.

2) Thân bài

a. Nguồn gốc: Phân loại: Ở Việt Nam, đào có rất nhiều loại, nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào bạch,... Một số người thích chơi đào vì cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc đầu năm. Ở Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà. Một số người chơi đào lại thích đào Sapa vì cái vẻ xù xì, rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt thắng mọi thử thách.

b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt mang một vẻ đẹp trang nhã, kín đáo.

c. Cách gieo trồng, chăm sóc: Cây đào chỉ trồng ở miền Bắc, là loài hoa chỉ nở vào mùa xuân. Nhưng muốn cho hoa nở đúng vụ lại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người trồng hoa. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.

3) Kết bài: Hoa đào dịu hiền, hoa mai tươi thắm. Các loài hoa đều đua nhau khoe sắc với đất trời. Mỗi loài đều có màu sắc riêng, hương thơ riêng, vẻ đẹp riêng. Nhưng tất cả đều góp phần tô thắm cho sắc xuân thêm tươi vui, đầm ấm và mang niềm vui hạnh phúc đến cho muôn nhà vào ngày tết cổ truyền.

THAM KHẢO Ạ :

Mỗi dịp Tết đến, mẹ em đều cắm một bình hoa ly thật lớn để trên bàn phòng khách. Hoa ly là một loại hoa có bông lớn, màu sắc nhã nhặn và hương thơm tinh tế. Những ưu điểm đó giúp nó trở thành sự lựa chọn trước nhất. Hoa ly khi nhở có thể to như bàn tay của người lớn. Mỗi bông gồm sáu cánh hoa. Cánh hoa ly thon dài hình bầu dục, nhọn ở đuôi. Bề ngang cánh hoa khoảng 3cm, chiều dài khoảng 7cm, tuy nhiên đó chỉ là kích thước tương đối. Cánh hoa ly khá dày dặn, khi sờ vào cảm giác mềm mịn như nhung vậy. Màu sắc hoa ly khá phong phú, nhưng em thích nhất là màu vàng, vì nó rất tươi sáng và xinh xắn. Hoa ly có mùi hương nồng nàn không kém gì hoa hồng, nhưng nó không lan quá xa, vậy nên thường được ưu ái chọn lựa trưng bày trong nhà. Đặc biệt, hoa ly là loài hoa tươi rất lâu, có thể vẫn luôn duy trì vẻ đẹp khi nở rộ của mình đến hơn một tuần. Thật là tuyệt phải không nào?

CÁI NÀY ĐC KO BN