K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Nghệ thuật dân gian đóng vai trò quan trọng và là linh hồn của nền văn hóa của cả một dân tộc. Việt Nam cũng vậy. Nghệ thuật dân gian mỗi vùng miền sẽ có 1 sắc thái khác nhau và mang giá trị nhân văn, thẩm mĩ riêng. Tuy nhiên thời đại 4.0 phát triên đồng nghĩa với việc khán giả dần ít được tiếp xúc với các loại hình dân gian truyền thống của Việt Nam. Mặc dù không còn ưa chuộng như trước đây, nhưng giá trị của các loại hình nghệ thuật mang lại là vô giá, nó không chỉ là nét đẹp riêng của dân tộc mà còn lưu giữ và phản ánh chân thực nhất đời sống văn hóa của người Việt xưa. Các loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam trên đều là những di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển. 

19 tháng 9 2018

Mỗi độ hè về mái trường thân yêu không thể nào thiếu bóng dáng và màu sắc của hoa phượng. Bên cạnh những dãy bằng lằng tím như màu mực tím của tuổi học trò thì hoa phượng đỏ rực lúc nào cũng nở xòe đợi những cô cậu học trò nhặt về ép vào trang vở trắng làm kỉ niệm.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một loài hoa đẹp như thế, tươi tắn và rực rỡ như thế lại nở vào mùa chia tay không?. Thân cây phượng chắc chắn nâu trầm, tán phượng xòe rộng những chiếc lá nhỏ tí chắp lại với nhau mềm mại. Có lẽ phượng đỏ rực là thế, đẹp là thế để lưu luyến bước chân của những cô cậu học trò. Mùa hè hứa hẹn biết bao nhiêu là điều hay, người đi du lịch cùng gia đình, người được chạy nhảy trên cánh đồng đầy cỏ cây hoa lá. Những cô cậu học sinh chăn trâu ngày nào cũng được gặp nhau và chơi nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những niềm vui ấy khiến cho học trò tạm thời quên đi trường lớp, bạn bè, thầy cô. Phượng nở cả mùa hè để in sâu vào tâm trí những cô cậu học trò ấy, thôi thúc cô cậu học trò ấy đến trường. Khi ta gắn bó với một thứ gì đó quá lâu thì đến khi không gắn bó nữa ta sẽ thấy nhớ nó vô cùng.

Cánh phượng mềm như cánh bướm, tán cây mở rộng như lòng mẹ ôm ấp lấy những cậu học trò nghịch ngợm trèo lên hái hoa không bị ngã. Hoa phượng cũng nhân từ như một người cô giáo hiền thục hết lòng yêu mến học trò. Mặc cho học trò nghịch ngợm có hái hoa bẻ lá, cây vẫn chẳng một lời oán trách.

Dù có đi đâu, làm gì có lẽ con người không bao giờ quên được những ngày tháng êm đềm của tuổi học trò mà trong đó hoa phượng như một dấu in rực rỡ nhất. Chẳng có lúc bác bảo vệ bắt một cậu học trò đang trèo cây hái hoa, về sau nó cũng là kỉ niệm vô cùng đẹp. Trên cuốn lưu bút mực tím ấy, cánh hoa phượng vẫn xòe như cánh bướm, nó không còn tươi tắn rực rỡ nữa mà nó nhuốm màu thời gian.

19 tháng 9 2018

Mỗi độ hè về mái trường thân yêu không thể nào thiếu bóng dáng và màu sắc của hoa phượng. Bên cạnh những dãy bằng lằng tím như màu mực tím của tuổi học trò thì hoa phượng đỏ rực lúc nào cũng nở xòe đợi những cô cậu học trò nhặt về ép vào trang vở trắng làm kỉ niệm.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một loài hoa đẹp như thế, tươi tắn và rực rỡ như thế lại nở vào mùa chia tay không?. Thân cây phượng chắc chắn nâu trầm, tán phượng xòe rộng những chiếc lá nhỏ tí chắp lại với nhau mềm mại. Có lẽ phượng đỏ rực là thế, đẹp là thế để lưu luyến bước chân của những cô cậu học trò. Mùa hè hứa hẹn biết bao nhiêu là điều hay, người đi du lịch cùng gia đình, người được chạy nhảy trên cánh đồng đầy cỏ cây hoa lá. Những cô cậu học sinh chăn trâu ngày nào cũng được gặp nhau và chơi nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những niềm vui ấy khiến cho học trò tạm thời quên đi trường lớp, bạn bè, thầy cô. Phượng nở cả mùa hè để in sâu vào tâm trí những cô cậu học trò ấy, thôi thúc cô cậu học trò ấy đến trường. Khi ta gắn bó với một thứ gì đó quá lâu thì đến khi không gắn bó nữa ta sẽ thấy nhớ nó vô cùng.

Cánh phượng mềm như cánh bướm, tán cây mở rộng như lòng mẹ ôm ấp lấy những cậu học trò nghịch ngợm trèo lên hái hoa không bị ngã. Hoa phượng cũng nhân từ như một người cô giáo hiền thục hết lòng yêu mến học trò. Mặc cho học trò nghịch ngợm có hái hoa bẻ lá, cây vẫn chẳng một lời oán trách.

Dù có đi đâu, làm gì có lẽ con người không bao giờ quên được những ngày tháng êm đềm của tuổi học trò mà trong đó hoa phượng như một dấu in rực rỡ nhất. Chẳng có lúc bác bảo vệ bắt một cậu học trò đang trèo cây hái hoa, về sau nó cũng là kỉ niệm vô cùng đẹp. Trên cuốn lưu bút mực tím ấy, cánh hoa phượng vẫn xòe như cánh bướm, nó không còn tươi tắn rực rỡ nữa mà nó nhuốm màu thời gian.

29 tháng 7 2021

Nhìn chú voi trông có vẻ khổng lồ và đáng sợ như vậy nhưng thực chất chú lại rất hiền dịu. Chú voi mà em gặp ở trong vườn bách thú chưa bao giờ làm hại ai.

Vòi có tới 4 vạn cơ bắp nên rất khéo léo, nó cũng có thể được dùng như cánh tay, đủ sức bẻ cành cây để ăn lá hoặc khéo léo bẻ những quả nhỏ như cỡ trái mâm xôi. Vòi voi rất nhạy cảm, voi đực dùng nó dùng để ve vãn voi cái, voi cái dùng nó để vuốt ve con. (những cái vuốt ve của con voi mẹ rất quan trọng trong việc phát triển của voi con)

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo
Em tin rằng việc nỗ lực hoàn thiện bản thân là chìa khóa để chúng ta có thể trưởng thành và phát triển trong cuộc sống. Tuy nhiên, em cũng thấy rất xót xa khi thấy mọi người gặp phải những thất bại và thử thách trong quá trình hoàn thiện bản thân. Nhưng em hiểu rằng, những thất bại và thử thách đó là một phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải học hỏi từ những sai lầm và tiếp tục cố gắng.

NG
26 tháng 11 2023

1.

a. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

b. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. 

c. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.