K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

Ai ai trong chúng ta cũng đều cần những tấm lòng yêu thương, nhân ái của người với người để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Có được lòng yêu thương, sự nhân ái, đùm bọc của mọi người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa và ấm áp hơn. Tình thương yêu, lòng nhân ái không chỉ được thể hiện giữa các thành viên trong gia đình mà nó cần được lan rộng giữa người với người, không kể già, trẻ, lớn, bé, không kể giàu nghèo...

Dưới đây hãy cùng lắng nghe những câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người hay đã được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay để càng hiểu hơn về những bài học quý báu này bạn nhé.

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Thương người như thể thương thân.

 

Chỉ gói gọn trong 6 từ đơn giản, thế nhưng câu ca dao tục ngữ về lòng yêu thương con người này lại có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Tình yêu thương xuất phát từ đáy lòng, sự yêu thương mọi người trong gia đình, yêu thương đồng bào, đồng chí cũng giống với yêu thương chính bản thân mỗi người vậy.

 

 

23 tháng 12 2018

Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.

Hiểu biết bằng bài văn sau:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Học tốt

23 tháng 12 2018

đéo quan tâm lêu lêu

Chủ đề:Học kì 1Câu hỏi:giúp mikCâu 1: Em làm gì để thể hiện tình yêu thương con người. Nêu 2 việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người? Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người.Câu 2: Em hãy kể một số biểu hiện biết sống giản dị và một số biểu hiện trái ngược với lối sống giản dị.Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của sống trung thực.Câu 4: Tình huống:Huyền học môn Tiếng...
Đọc tiếp

Chủ đề:

Học kì 1

Câu hỏi:

giúp mik

Câu 1: Em làm gì để thể hiện tình yêu thương con người. Nêu 2 việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người? Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người.
Câu 2: Em hãy kể một số biểu hiện biết sống giản dị và một số biểu hiện trái ngược với lối sống giản dị.
Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của sống trung thực.
Câu 4: Tình huống:
Huyền học môn Tiếng Anh rất giỏi. Buổi thi học kì môn này, Huyền làm bài xong sớm và ra khỏi phòng thi trước giờ quy định.
Sớm hôm sau đến lớp, Huyền thấy mấy bạn nhìn mình có vẻ là lạ. Rồi có những tiếng xì xào như cố tình để Huyền nghe thấy:
- Ôi trời! Làm được bài xong nộp ngay lập tức, để bạn bè bơ vơ với bài thi toàn giấy trắng...
- Chắc là sợ nhắc bài cho bạn thì sợ bạn được điểm cao hơn đấy mà.
- Đúng là qua đây mới biết thế nào....
” Ủa ! Chẳng lẽ là các bạn đang nói về mình” – Huyền nghĩ. Thử nhớ lại xem nào, hôm qua, đúng là bài thi khá khó, nhiều bạn trong lớp không làm được nhưng cô giáo trông thi nghiêm quá. Với lại, cả lớp đã giao hẹn với nhau ” Điểm số là quan trọng nhưng cần nhất là phải thi sạch cơ mà”!
Hỏi: : - Em có nhận xét  gì về các bạn ở lớp Huyền?
- Nếu em là Huyền trong tình huống đó, em sẽ làm thế nào?
Câu 5:  Cho tình huống
Mẹ An làm ở công ty môi trường đô thị, hằng ngày đi thu gom rác thải, làm sạch môi trường. An không dám giới thiệu nghề nghiệp của mẹ cho ai biết và cho rằng công việc của mẹ là thấp hèn. Nhiều lúc An nghĩ sao mẹ không làm một nghề gì đó cao quí để mình không hổ thẹn với bạn bè và không bị tổn thương lòng tự trọng
Câu hỏi:
a. Em có tán thành với suy nghĩ của An không. Vì sao?
b. Nếu là bạn của An , em sẽ góp ý với An như thế nào?
Câu 6:  Em hãy cho biết biện pháp "5K" trong phòng chống dịch Covid 19 gồm những biện pháp nào?

0
giúp mikCâu 1: Em làm gì để thể hiện tình yêu thương con người. Nêu 2 việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người? Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người.Câu 2: Em hãy kể một số biểu hiện biết sống giản dị và một số biểu hiện trái ngược với lối sống giản dị.Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của sống trung thực.Câu 4: Tình huống:Huyền học môn Tiếng Anh rất giỏi. Buổi thi học...
Đọc tiếp

giúp mik

Câu 1: Em làm gì để thể hiện tình yêu thương con người. Nêu 2 việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người? Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người.
Câu 2: Em hãy kể một số biểu hiện biết sống giản dị và một số biểu hiện trái ngược với lối sống giản dị.
Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của sống trung thực.
Câu 4: Tình huống:
Huyền học môn Tiếng Anh rất giỏi. Buổi thi học kì môn này, Huyền làm bài xong sớm và ra khỏi phòng thi trước giờ quy định.
Sớm hôm sau đến lớp, Huyền thấy mấy bạn nhìn mình có vẻ là lạ. Rồi có những tiếng xì xào như cố tình để Huyền nghe thấy:
- Ôi trời! Làm được bài xong nộp ngay lập tức, để bạn bè bơ vơ với bài thi toàn giấy trắng...
- Chắc là sợ nhắc bài cho bạn thì sợ bạn được điểm cao hơn đấy mà.
- Đúng là qua đây mới biết thế nào....
” Ủa ! Chẳng lẽ là các bạn đang nói về mình” – Huyền nghĩ. Thử nhớ lại xem nào, hôm qua, đúng là bài thi khá khó, nhiều bạn trong lớp không làm được nhưng cô giáo trông thi nghiêm quá. Với lại, cả lớp đã giao hẹn với nhau ” Điểm số là quan trọng nhưng cần nhất là phải thi sạch cơ mà”!
Hỏi: : - Em có nhận xét  gì về các bạn ở lớp Huyền?
- Nếu em là Huyền trong tình huống đó, em sẽ làm thế nào?
Câu 5:  Cho tình huống
Mẹ An làm ở công ty môi trường đô thị, hằng ngày đi thu gom rác thải, làm sạch môi trường. An không dám giới thiệu nghề nghiệp của mẹ cho ai biết và cho rằng công việc của mẹ là thấp hèn. Nhiều lúc An nghĩ sao mẹ không làm một nghề gì đó cao quí để mình không hổ thẹn với bạn bè và không bị tổn thương lòng tự trọng
Câu hỏi:
a. Em có tán thành với suy nghĩ của An không. Vì sao?
b. Nếu là bạn của An , em sẽ góp ý với An như thế nào?
Câu 6:  Em hãy cho biết biện pháp "5K" trong phòng chống dịch Covid 19 gồm những biện pháp nào?

2
18 tháng 10 2021

đăng tách ra

 

ÔN TẬP GIỮA KÌ GDCD 7Câu 1: Em làm gì để thể hiện tình yêu thương con người. Nêu 2 việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người? Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người.Câu 2: Em hãy kể một số biểu hiện biết sống giản dị và một số biểu hiện trái ngược với lối sống giản dị.Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của sống trung thực.Câu 4: Tình huống:Huyền học môn Tiếng Anh rất giỏi....
Đọc tiếp

ÔN TẬP GIỮA KÌ GDCD 7
Câu 1: Em làm gì để thể hiện tình yêu thương con người. Nêu 2 việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người? Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người.
Câu 2: Em hãy kể một số biểu hiện biết sống giản dị và một số biểu hiện trái ngược với lối sống giản dị.
Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của sống trung thực.
Câu 4: Tình huống:
Huyền học môn Tiếng Anh rất giỏi. Buổi thi học kì môn này, Huyền làm bài xong sớm và ra khỏi phòng thi trước giờ quy định.
Sớm hôm sau đến lớp, Huyền thấy mấy bạn nhìn mình có vẻ là lạ. Rồi có những tiếng xì xào như cố tình để Huyền nghe thấy:
- Ôi trời! Làm được bài xong nộp ngay lập tức, để bạn bè bơ vơ với bài thi toàn giấy trắng...
- Chắc là sợ nhắc bài cho bạn thì sợ bạn được điểm cao hơn đấy mà.
- Đúng là qua đây mới biết thế nào....
” Ủa ! Chẳng lẽ là các bạn đang nói về mình” – Huyền nghĩ. Thử nhớ lại xem nào, hôm qua, đúng là bài thi khá khó, nhiều bạn trong lớp không làm được nhưng cô giáo trông thi nghiêm quá. Với lại, cả lớp đã giao hẹn với nhau ” Điểm số là quan trọng nhưng cần nhất là phải thi sạch cơ mà”!
Hỏi: : - Em có nhận xét  gì về các bạn ở lớp Huyền?
- Nếu em là Huyền trong tình huống đó, em sẽ làm thế nào?
Câu 5:  Cho tình huống
Mẹ An làm ở công ty môi trường đô thị, hằng ngày đi thu gom rác thải, làm sạch môi trường. An không dám giới thiệu nghề nghiệp của mẹ cho ai biết và cho rằng công việc của mẹ là thấp hèn. Nhiều lúc An nghĩ sao mẹ không làm một nghề gì đó cao quí để mình không hổ thẹn với bạn bè và không bị tổn thương lòng tự trọng
Câu hỏi:
a. Em có tán thành với suy nghĩ của An không. Vì sao?
b. Nếu là bạn của An , em sẽ góp ý với An như thế nào?
Câu 6:  Em hãy cho biết biện pháp "5K" trong phòng chống dịch Covid 19 gồm những biện pháp nào?

0
21 tháng 3 2021

Lúc khó khắn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai ( cx ko bt là pk tục ngữ ko đọc qua ở đou thôi)

mak gdcd7 có này hả sao tôi ko bt zậy?

câu trên cho thấy bạn là 1 người quan trọng bên ta .Bạn là người chia sẽ lúc buồn,vui hay cùng nhau cố gắng trong học tập làm những việc có ích . Một tình bạn đẹp là gì? Một tình bạn đẹp là biết đưa tay ra để giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc ,biết chia sẻ cùng nhau làm những việc làm có ích cho xã hội. Nó cũng ko pk là luôn đồng tình vs bạn những lúc bạn sai cần pk giải thích cho bn hiểu hành động là sai.Người khen mk chưa chắc là bn mk ng chê mk mới là bn mk.Nên pk bt giữ lấy một tình bn đẹp và ko nên lợi dụng bán rẻ bn của mk^^

văn xàm ă thik thì lấy ko thik thì thôi

21 tháng 3 2021

Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
→ Khuyên rằng sống ở đời nên giao du, kết bạn với những người tốt để học hỏi điều hay, những người bạn tốt sẽ cho ta những lời khuyên quý giá. Chọn nơi sống có láng giềng tốt để không phải nhiễm thói hư tật xấu hay vô cớ bị vạ lây.
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
→ Cũng tương tự như câu trên, chúng ta nên xây nhà cạnh hàng xóm tốt, chọn bạn tốt mà kết giao.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (sáng).
→ Con người dễ dàng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Ở cạnh người xấu ít nhiều cũng bị tiêm nhiễm những thói hư, còn sống cạnh người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều tốt.
Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
→ Lẻ thường ở đời thà thêm bạn chứ ai muốn thêm thù.
Học thầy không tày học bạn.
→ Không chỉ những bài giảng trên lớp mới đáng nghe và học hỏi mà những bài học từ bạn bè cũng vô cùng quý giá.
Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
→ Phê phán những kẻ thay lòng đổi dạ, khi khó khăn thì ai cũng là bạn nhưng khi giàu có thì sợ bạn nghèo khó nhờ cậy, chê người vợ lúc hàn vi không còn xứng với mình.
Giàu vì bạn, sang vì vợ.
→ Nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai có cuộc sống giàu sang.
Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
→ Ca ngợi tình cảm bạn bè như anh em ruột thịt trong nhà. Thân thiết, gắn bó từ miếng ăn đến giấc ngủ.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
→ Câu tục ngữ này không chỉ nói về tình nhân ái mà còn nói đến sự đoàn kết gắn bó trong một tập thể, giữa những người bạn với nhau. Khi có một người gặp hoạn nạn, khó khăn thì những người bạn còn lại cũng bị ảnh hưởng tâm lý vì lo lắng cho người kia.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
→ Anh em cùng chung máu mủ mà ít khi gặp gỡ cũng không thân thiết như những người bạn bên cạnh, khi cần thì có, khi khó thì giúp.
Kết thù thành bạn.
→ Bớt một kẻ thù thêm một người bạn cuộc sống thêm phần ý nghĩa và có thêm niềm vui.
Kẻ thù của kẻ thù là bạn.
→ Những người có chung sự căm ghét về một thứ gì đó sẽ dễ xích lại gần nhau hơn, dễ dàng kết giao thành những người bạn có chung mục đích.