K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2021

ko biết

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:

– Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ cần nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)

Đang xem: Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

– Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

– Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.

– Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.

Thân bài:

– Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận.

– Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài thơ.

Lưu ý: Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác, cụ thể:

* Phân tích khổ thơ thứ nhất:

+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:

(Trích thơ…)

+ Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v. trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào.

+ Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.

+ Chuyển sang khổ thứ hai.

* Phân tích khổ thơ thứ hai:

+ Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.

+ Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.

(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)

– Nhận xét đánh giá bài thơ:

+ Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về nghệ thuật. (Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).

Kết bài:

+ Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

+ Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).

10 tháng 12 2021

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

31 tháng 8 2016

I: MỞ BÀI

Cách 1: Giới thiệu tác giả – dẫn dắt vào tác phẩm

(VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đâu khổ của người phụ nữ trong XHPK. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm trân trọng họ với tư cách một người trong cuộc. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài thơ Tự tình II.)

 

Cách 2 : Giới thiệu đề tài người phụ nữ _ liệt kê những tác giả tác phẩm tiêu biểu ( vd như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du..) _ nhấn mạnh đóng góp riêng của Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự tình _ trong đó bài Tự tình II để lại nhiều sâu sắc….

Tham khảo: Soạn bài Tự tình // Đọc hiểu bài thơ Tự Tình

II: THÂN BÀI

Giải thích nhan đề Tự tình:

1, Câu 1 : Câu thơ mở ra với khoảng thời gian không gian đặc biệt;

– Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối
– Trên nền không gian ấy nổi bật âm thanh tiếng trống điểm canh
+ “văng vẳng” từ láy tượng thanh _ những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến _ càng gợi cái im vắng của không gian ( lấy động tả tĩnh)
+ “dồn” đối lập tương phản _ âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người.

2, Câu 2

– Cấu trúc đảo ngữ đc nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh:
+ cảm giác lẻ loi trơ chọi
+ nỗi bẽ bàng trơ chẽn
– ” Cái hồng nhan” cụm từ ngữ mang sắc thái trai ngược
+”cái” suồng sã
+”hồng nhan” trang trọng
– ” Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi..
3, Hai câu 3, 4
Người phụ nữ lẻ loi cô độc ấy muốn kiếm tìm cho tâm hồn mình một điểm tựa nhưng ko thể
– Chén rượu: nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất – phải tìm đến chén rượu – mong có sự khuây khoả…nhưng kết cục ” say lại tỉnh” – lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng
– Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng:

+ mảnh trăng khuyết mỏng manh
+ lại còn bóng xế – đang tà đang lặn – càng thêm mờ nhạt xa vời
==>Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng _ bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

4, Hai câu 5, 6

Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói bi phẫn – tràn đầy tinh thần phản kháng
– Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa
+ “rêu từng đám; đá mấy hòn” – ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất
+ Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình
– Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục – trái lại dũng cảm đấu tranh – tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt
+ tinh thần ấy đc diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên ngang; đâm toạc”…
+ khát vọng “nổi loạn” : phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình…

5, Hai câu cuối

Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao đc hạnh phúc
– Câu 1:
+ “ngán” – tâm sự chán trường, bất mãn
+ xuân đi: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua – thời gian không chờ đợi
+xuân lại lại: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận _ sự trớ trêu: cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá.
=>Bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân – có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
– Câu 2: Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh
+ ” mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi – lại còn phải san sẻ – cuối cùng chỉ còn là ” tí con con” – chút nhỏ nhoi không đáng kể
+ câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận – từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ…
==> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy.

III: KẾT BÀI

– Bày tỏ một cách chân thành sâu sắc những tâm tư tình cảm,, tác giả đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đống thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết -> tràn đầy giá trị nhân đạo.
– Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của HXH
+ngôn từ hình ảnh bình dị dân dã mà giàu sức gợi
+ thể thơ Đường luật đc Việt hoá ……

31 tháng 8 2016

Làm đoạn văn mình có cần phân tích thơ ra k ạ!!!

25 tháng 12 2016

1. Mở bài ;
- Giới thiệu tác phẩm : đề tài , thể loại, tác giả ...
- Hoàn cảnh tiếp xuực với tác phẩm.
- Nêu cảm nhận chung về tác phẩm .
2. Thân bài : Nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên .
Kết bài : Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm

Ví dụ dàn ý hai tác phẩm: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

. Lập dàn bài: ( cảm nghĩ…)
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm văn học "cảm nghĩ.."
- Tác giả.
- Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm: trong giờ học văn…
b. Thân bài:
Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gîi lên:
- Cảm xúc 1: yêu thích cảnh thiên nhiên…….
- Suy nghĩ 1: cảnh đêm trăng được diễn tả sinh động qua bút pháp lãng mạn……
- Cảm xúc 2: yêu quý quê hương…
- suy nghĩ 2: hiểu được tấm lòng yêu quª hương của nhà thơ Lí Bạch qua biện pháp đèi lập….
c. Kết bài:
- Ấn tượng chung về tác phẩm:
“cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.

24 tháng 12 2016

Bài nào bạn ?

10 tháng 1 2022

Tham khảo:

  Có thể nói trăng là người bạn thân thiết của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó đã đi vào những bài thơ nổi tiếng của người, đặc biệt là bài thơ Rằm Thánh Giêng.

    Rằm tháng Giêng được sáng tác năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên tiêu: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.  

   Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.

  Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

  Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.  

  Trên một chiếc thuyền thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ), Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như trở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

     Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

10 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.

22 tháng 12 2021

ai giúp mink vs

22 tháng 12 2021

1.. MỞ BÀI :

- giới thiệu về tác phẩm: đề tài, thể loại, tác giả,...

- hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm

- nêu cảm nhận chung về tác phẩm

2. THÂN BÀI:

- nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên

3. KẾT BÀI:

- khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm