K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2021

Chào cậu lâu ngày ko gặp

15 tháng 11 2021

có người yêu chưa

8 tháng 10 2016

Đề 1:

Hà Nội ngày... tháng... năm...

Vũ thân mến!

Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.

Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các: thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa

Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học phổ thông dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.

 

Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những nãm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:

Anh vào đây có việc gì thế!

Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:

- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.

Người báo vệ cười xòa và nói:

- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?

Mình đáp:

- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.

Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.

Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phun trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.

À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, biết bao kỉ niệm.

Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?

Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:

- Xin mời vào!

Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:

Em chào thầy ạ.

Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:

- Xin lỗi, anh là...

- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.

Thầy hiệu trướng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:

- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành dạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.

-Vâng, thưa thầy! em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.

Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.

Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:

- Em chào cô ạ!

Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô là nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.

- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?

- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!

- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?

- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:

- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?

- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?

- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?

- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.

Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:

- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.

- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.

- Vâng, em cảm ơn cô.

Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.

Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.

8 tháng 10 2016

Đề 2:

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu nay sẽ biến thành sự thật, y như một câu chuyện cổ tích chưa? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và rồi lại phải thất vọng. Nhưng tôi luôn nhớ khoảnh khắc mà chỉ giấc mơ kì diệu mới đem đến cho tôi, như vừa mới xảy ra đây thôi.

Năm tôi học lớp năm, vào Tết năm ấy cũng là lúc ông tôi qua đời. Người ông mà tôi hằng kính yêu đã vĩnh biệt tôi trước khi kịp đón Tết cùng tôi. Tôi buồn bã vô cùng và tự nhủ sẽ không bao giờ tôi được đón một cai tết có ông bên cạnh nữa. Mấy năm sau vào lúc sắp sửa bốc mộ ông tôi và gần đến tết, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến cái tết năm nào. Tôi thắp một nén hương lên bàn thờ ông, hi vọng cháy bỏng được nhìn lại ông bên mâm cơm giao thừa lại bùng lên trong tôi, y như hồi còn nhỏ. Hôm đó là ngày 29 Tết, trước đúng một ngày vào cái năm buồn bã ấy, ông tôi mất. Tôi nghe mẹ đi ngủ sớm để ngày mai còn theo mẹ đi chợ. Lòng tôi chộn rộn mãi không sao ngủ được. Mắt tôi nhòa đi.

Tôi đang nằm trên chính chiếc giường mà ông tôi đã nằm ngày trước. Đến khi mẹ tôi tắt đèn đầu giường, tôi mới thiếp đi.

Một lúc sau có tiếng bước chân bên giường tôi, tôi choàng tỉnh dậy. Thật hay mơ đây, trước mắt tôi là người ông hiền hậu đã xa cách tôi bấy lâu nay. Ông bảo tôi dậy rửa mặt để đi cùng mẹ, sáng đó đã là ngày 30 Tết. Tôi ôm lấy ông, bảo sao ông đi lâu thế. Ông chỉ mỉm cười, lấy tay lau nước mắt cho tôi. Tôi nhìn ông không chớp mắt, vẫn dáng người cao cao như thế, vẫn khuôn mặt hồng hào, phúc hậu như xưa. Mái tóc ông bạc trắng, tôi còn nhớ lúc ông ra đi tóc ông mới chỉ lốm đốrn bạc. Ông tôi bận bộ com-lê màu ghi, tuy cũ mà phẳng phiu, trông ông thật đẹp lão. Tôi chưa được ngồi cùng ông lâu thì nghe tiếng mẹ gọi: “Con ơi mau đi chợ với mẹ, Tết đến rồi mà còn ngủ à?” - Tôi dạ và vội nói với ông: “Ông ơi ông ở nhà nhé! Ông chờ cháu về rồi dẫn cháu đi chơi ông nhé!”. Ông gật đầu, bảo tôi đi kẻo mẹ chờ.

 

Sau khi đi chợ xong, tôi chạy ù té vào phòng quên cả đặt thức ăn vào bếp. Nhìn thấy ông đang đọc sách, tôi mừng lắm. Ông bảo với tôi rằng ông sẽ dẫn tôi đi chợ Tết, chọn một cành đào thật đẹp về cắm trong nhà. Tôi mừng rỡ, tíu tít giục ông đi ngay. Ông vẫn nhớ ý thích của tôi như hồi tôi còn nhỏ. Ông chở tôi trên chiếc xe đạp cọc cạch ông vẫn thường đi. Trên chiếc xe đạp này, đã bao lần ông đèo tôi đến nhà trẻ. Tôi sẽ nhớ mãi những giây phút ấy. Tôi cùng ông đi giữa phố phường, cảm thấy Tết năm nav nhộn nhịp hơn các năm trước. Phố xá đông nghìn nghịt, dường như ai ai cũng muốn ra đường để sắm sửa cho Tết.

Rồi hai ông cháu cũng đến được chợ hoa ngày Tết. Mới từ đầu vào tôi đã thấy tấp nập bao nhiêu là người, từ những cô gái đến những người phụ nữ lớn tuổi. Phải một lúc lâu sau, ông tôi mới gửi được xe và dẫn tôi đi xem cây cảnh. Chợ hoa ngày Tết mở ra trước mắt tôi vô số loài hoa rực rỡ khoe sắc. Nào là hoa lay-ơn, hoa thược dược, nào hoa cúc, hoa vi ô- lét. Có những loài hoa tôi chưa biết tên, có những loài hoa tôi không hề biết. Ông tôi vốn là thầy giáo dạy Sinh học nên chỉ cho tôi biết bao nhiêu là hoa thật độc đáo. Vừa nghe ông nói vừa ngắm các loại hoa, tôi bỗng thấy mở mang thêm nhiều điều. Nhiều điều trước đây tôi thờ ơ giờ hiện lên rõ ràng trong trí óc tôi tựa như những bông hoa ngày càng tươi tắn, đầy sức sống hơn. Ông dẫn tôi xem hoa một lúc rồi cùng tôi chọn một cành đào ưng ý. Tôi rất thích cành đào với đầy hoa màu hồng nở rộ. Nhưng ông tôi chỉ chọn một cành đào mới chớm nở vài ba bông hoa, còn lại là biết bao nụ hoa xanh mướt và những lá non. Ông bảo với tôi rằng, tuy bây giờ cành đào không đẹp nhưng chỉ một hai hôm sau Tết đào sẽ nở đầy hoa rất đẹp và lâu tan. Tôi mới vỡ lẽ cành đào ấy bây giờ đây ẩn chứa bao điều đẹp đẽ với tôi và ông trở thành một ông tiên hiểu tất cá những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tôi giữ sự ngưỡng mộ ấy như hồi thơ bé, ông như người thầy giáo mở ra cho tôi bao điều lí thú để tôi khám phá. Và ông đã thay mẹ tôi dạy tôi học khi còn tiểu học. Ông cháu tôi ra về. Tôi ngồi sau giữ cành đào còn ông mải miết đạp xe về đến nhà, tôi khoe ngay cánh đào, bà bảo có cành đào nhiều lộc này, Tết năm nay sẽ vui lắm đây. Ông chỉ mỉm cười, nụ cười đồng tình lẫn niềm vui rạng rỡ. Đêm đến, gia đình tôi sum họp quanh mâm cơm giao thừa. Tôi hạnh phúc biết nhường nào bởi có ông tôi bên cạnh, ông không xa tôi nữa. Chỉ còn ba tiếng nữa là đến giao thừa, tôi chỉ mong được sống mãi những giờ phút này, mong thời gian đừng trôi quá nhanh để luôn có tình yêu thương của mọi người trọn vẹn bên tôi. Tôi cũng thầm hứa với bản thân sẽ mãi ngoan ngoãn như hôm nay để ông khỏi phiền lòng. Vậy mà sao ngày hôm nay qua thật mau. Đã đến giao thừa rồi. ông vuốt lên mái tóc tôi, bảo tôi ở nhà, ông sẽ hái lộc đầu năm mới cho tôi. Tôi dạ và hứa sẽ thức đợi ông về.

Ông đi rồi tôi cố thức, nhưng sao cơn buồn ngủ cứ kéo đến, kéo sụp hai mí mắt tôi lại. Tôi thiếp đi lúc nào không biết. Tôi nghe thấy những tiếng gọi rồi tiếng lịch kịch. Tôi mở mát choàng dậy. Bây giờ đã sáng rồi sao? Tôi ngạc nhiên quá. Tôi nháo nhác tìm ông mà không thấy đâu Thật kì lạ, mới lúc trước tôi còn mường tượng bàn tay khẳng khiu ông đặt lên đầu tôi cơ mà. Tôi xem lại lịch, hôm nay là ngày ba rnươi Tết. Tôi òa khóc, vậy đó chỉ là một giấc mơ. Giấc mơ quá thực khiến tôi hụt hẫng và buồn rầu. Ông tôi đã ra đi thật chứ không về lại với tôi như tôi tưởng. Tôi nuối tiếc giấc mơ hạnh phúc. Tôi thầm tự hỏi: Liệu trong mơ nếu tôi thức chờ ông, tôi có gặp lại ông không? Nhưng cuộc sống không dừng lại để tôi nuối tiếc, tôi chuẩn bị quần áo đi chợ cùng mẹ. Tôi có kể lại cho mẹ giấc mơ, mẹ chỉ im lặng, chắc tâm trạng mẹ khó có thể nói thành lời.

Giấc mơ chỉ là sự mong ước tưởng tượng, chuyện cổ tích vẫn là chuyện cổ tích. Tôi sẽ vẫn nuối tiếc nhưng chỉ là nhỏ nhoi thôi. Tôi đã học được nhiều điều từ giấc mơ ấy, học được niềm tin và hi vọng và cả nỗ lực cố gắng cho giấc mơ của chính mình.

1 tháng 10 2018

Mình cần gấp ạ ai giúp mình với 

3 tháng 5 2019

1) Ngày đầu tiên của em đi học thật là vui.

2) Em mặc quần áo đẹp nhưng chẳng mang theo thứ gì cả.

3) Khi vào lớp, em thấy một bạn đang khóc.

4) Mãi em đến làm quen với bạn.

5) Thế rồi bạn cũng nín.

6) Khi cô giáo bảo chúng em tự gới thiệu thì em mới biết bạn ấy tên là Mai.

7) Từ đó ,chúng em chơi với nhau rất thân.

8) Cả lớp em đã hát rất nhiều bài hát

9) Em thấy đi học thật là vui.

27 tháng 7 2021
Bác Tuấn là người lao động trí óc mà em ngưỡng mộ nhất. Bác Tuấn là một nhà báo, hiện nay đang làm việc cho tờ báo Pháp luật. Hằng ngày, bác làm việc chăm chỉ và cần mẫn. Công việc chính của bác là viết các bài báo về mảng pháp luật và đời sống. Mỗi khi đọc những bài báo mà bác viết, dù ngắn hay dài em vẫn cảm nhận được sự tận tụy và chu đáo của bác ở trong đó. Đặc biệt, bác Tuấn còn rất được đồng nghiệp yêu quý, vì bác rất hiền lành và tốt bụng. Ở nhà, bác Tuấn là một người cha, một người chồng tốt, là một người hàng xóm thân thiện. Ngày nghỉ, bác quét dọn nhà cửa chăm sóc cho vườn rau sau nhà, chở cái Mi con chú đi chơi phố. Mỗi lần hàng xóm sang nhờ bác chuyện gì, nếu làm được là bác làm ngay, chẳng từ chối bao giờ. Em rất ngưỡng mộ tài năng và con người bác Tuấn.
27 tháng 7 2021

còn cái nịt còn đúng cái nịt thôi

4 tháng 12 2016

Tháng 6 năm 2008, anh Hà là anh trai em đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và trở thành một chiến sĩ hải quân đóng trên quần đảo Trường Sa – mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam từ bao đời nay vẫn đứng hiên ngang giữa muôn trùng sóng gió. Những ngày đầu anh đi xa, ngôi nhà trống vắng hẳn.
Dường như mọi vật đều nhắc tới anh. Căn phòng bé nhỏ của anh không còn vang lên tiếng nói cười và tiếng đàn ghi ta quen thuộc. Đến bữa cơm, mẹ em cứ ngồi thẫn thờ. Ba em bảo: “Con nó đi học đại học cuộc đời, có vất vả gian lao mới trưởng thành lên được. Ngoài đó đã có đồng đội lo lắng cho nhau. Người ta sao mình vậy, rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi”. Ba an ủi mẹ để cho mẹ đỡ buồn chứ em biết ba cũng rất nhớ và thương cậu con trai cưng vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Thế rồi, một buổi chiều, trong bữa cơm, mẹ em đang nhắc là anh Hà đã đi bộ đội được sáu tháng rồi thì chợt có tiếng gõ cửa gấp gáp. Em vội ra mở cửa và bất ngờ bị nhấc bổng lên bởi hai bàn tay mạnh mẽ của anh. Không gì có thể so sánh được với niềm vui của gia đình em lúc ấy. Mọi người ngạc nhiên đến sững sờ trước sự xuất hiện bất ngờ của một anh lính hải quân cao to, vạm vỡ, nước da nâu bóng như đồng hun, đang tươi cười đứng trước mặt. Anh dập chân đứng nghiêm rồi giơ tay chào kiểu nhà binh: “Con chào ba! Con chào mẹ!”. Em cứ đứng ngẩn ra vì sung sướng. Ôi! Anh trai của em! Người anh thân thiết nay đã trở về! Em ngắm mãi không chán gương mặt trẻ trung, nụ cười tươi rói và đôi mắt đen sáng của anh. Căn nhà nhỏ xôn xao tiếng chào hỏi của bà con hàng xóm kéo sang chia vui. Biết anh Hà đang đói, mẹ bảo anh đi tắm rồi ăn cơm. Mẹ em cứ nhìn anh ăn mà cười ra nước mắt. Anh khoe rằng anh đạt loại giỏi trong kì huấn luyện nên được vào đất liền để dự Hội nghị chiến sĩ xuất sắc của binh chủng Hải quân tổ chức tại thành phố Nha Trang. Vừa ăn, anh Hà vừa kể chuyện về cuộc sống quân ngũ nơi đảo xa. Qua lời kể của anh, em tưởng tượng ra khung cảnh trời biển mênh mông, những đàn hải âu chao liệng trên mặt nước, tiếng sóng vỗ dào dạt và những người lính trẻ ngày đêm nắm chắc tay súng, bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Anh Hà ân cần hỏi thăm ba mẹ về chuyện làm ăn, hỏi em về chuyện học hành và hướng dẫn em cách học môn Toán sao cho có hiệu quả nhất. Hồi học lớp 12, anh đã đoạt được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi Toán cấp thành phố. Anh bảo rằng sau khi xuất ngũ, anh sẽ thi vào ngành Điện tử của trường Đại học Bách khoa. Em rất phục trí thông minh và nghị lực phấn đấu của anh.

Cơm nước xong, anh vào phòng riêng, lấy cây đàn ghi ta treo trên tường xuống, vừa gảy vừa hát Bài ca người lính biển. Giọng hát của anh ấm và vang, ngân nga trong bóng chiều đang sẫm lại.

Sáng hôm sau, anh Hà dậy rất sớm tập thể dục rồi chạy bộ quanh những con đường quen thuộc. Nhìn chăn màn gấp gọn gàng xếp ở đầu giường, em cảm thấy tính kỉ luật mà quân đội rèn giũa cho anh được thể hiện rõ trong từng hành động. Anh Hà chọn bộ quân phục đẹp nhất để đi dự Hội nghị. Trông anh mới mạnh mẽ và chững chạc làm sao!

 Sau một tuần, anh Hà lại lên đường trở về đơn vị, cả nhà lưu luyến tiễn anh. Mẹ em cứ dặn đi dặn lại là đến nơi, anh phải viết thư về ngay cho gia đình yên tâm. Anh Hà khoác vai em, căn dặn em hãy thay anh giúp đỡ bố mẹ. Em hứa là sẽ làm theo lời anh. Đêm ấy, em thao thức nhớ anh, người bạn lớn gần gũi và thân thiết của em. Em mơ ước sau này lớn lên cũng sẽ khoẻ mạnh, rắn rỏi và tài hoa giống như anh.Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !
4 tháng 12 2016

Như một tín hiệu không rõ ràng cụ thể, thoắt thu sang, những hàng cây ven đường rùng mình đổi áo mới: Những chiếc là vàng thấm đãm hương vị ngọt ngào se lạnh của mùa thu lác đác bay. Mỗi lần, nhìn chiếc lá lìa cành chu du cùng cơn gió heo may, tôi lại nhớ đến ông nội. Những chuổi kỷ niệm về ông như theo cái sắc vàng giòn tan của mùa thu ùa về trong tâm trí, khiến tôi không khỏi bồi hồi.

Ông tôi là một người mà tôi rất mực yêu mến và kính yêu. Thủa nhỏ, tôi hường hay tưởng tượng ông như một cây đại thụ: Cái dáng ông cao lớn, bàn tay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt trên khuôn mặt có phần hơi khắc khổ vì gió sương cuộc đời. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Hồi bé, tôi chỉ thích về quê nội chơi, ăn no nên quả thơm trái ngọt, hay lừa lừ lúc ông không để ý mà vặt trộm bông hóa hiếm hoi của cây hoa cảnh, làm ông tiếc ngẩn ngơ.

Ông có thói quen ra vườn và nghe cây. Ông cứ đứng đó, giữa vườn cây, nhắm mắt, nghe cái âm thành xào xạc, ngửi mùi đất hăng nồng, mùi nhựa cây chan chát. Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn caay, ông dạy tôi cách lắng nghe: Tiếng chim hót, tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên những bản nhạc yên bình thôn dã. Không chỉ nghe, tôi còn cảm nhận nhiều hơn nữa từ thiên nhiên: Cái mát lành của gió mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da, mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa hè vội vã… Ông tôi gọi cái giây phút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận sự sống”.

Người già thường luôn có linh cảm về những giây phút cuối cùng của đời người. Một chiều, ông dần tôi ra vườn. Ông chỉ những chiếc lá vàng bay bay, nói “Đó là ông.” Ông chỉ những chiếc lá xanh non mỡ mang vẫn con trên cây “Đó là cháu”. Tôi hỏi tại sao. “Bởi một chiếc là bao giờ cũng phải tuân theo quy luật của tự nhiên. Muốn co lá xanh, lá vàng phải rụng. Lá xanh góp cái tươi non cho đời, rồi lại trở thành lá vàng. Con người cũng thế, hãy sống hết mình khi cháu hãy còn xanh, cháu nhé!” Thưở ấy tôi còn bé quá, chưa hiểu triết lỹ gì sâu xa, chỉ thấy đôi mắt ông buồn buồn, cảnh vật dường như cũng ảo não theo. Những chiếc lá không còn cháy lên sắc vàng mật ngọt, chỉ còn một màu héo úa lặng lẽ bay.

Tôi rời xa ông, thoe bố mẹ ra thành phố. Chuyện học hành, thi cử cuốn tôi đi, khiến cho những phút “cảm nhận sự sống” kia dường như xa lắm. Mọi thứ sang trọng, tiện nghi của cuộc sống thay thế cho cái dân dã, yên bình của thôn quê. Tôi quên ông như quên đi vườn cây, quên đi lá vàng…. Chiều chiều, khi những cánh chim bay về tổ ấm, những áng mây tìm chỗ trú ngụ bình yên nơi cuối trời, ông lặng lẽ thổi cơm. Lùa trệu trạo vào cái rau, con cá cho qua bữa, ông hay thẫn thờ nhìn ảnh bà tôi, thắp vài nén hương “Bà trên trời có linh phù hộ cho chúng nó làm ăn phát đạt, con cháu hay ăn chóng lớn”. Đắp chiếc chăn mỏng, tấm lưng to bè của ông rùng mình theo từng cơn gió lùa qua cửa sổ. “Đông về rồi đấy”, ông lẩm nhẩm, và trong căn nhà lạnh lẽo này, mùa đông cũng dài hơn.

Gia đình tôi có hiềm khích. Các chú dì đòi bán khu vườn của ông, lấy tiền đi làm kinh tế. Ông giận dữ “Khu vườn này của u mày cả đời làm lụng, không được bán” Nhưng, chuyện người lớn, tôi cũng không thể tham gia, và dần dần quên đi.

Vì lo lắng cho việc này, sức khỏe của ông giảm sút rõ rệt. Tôi đến thăm ông, nhắc ông giữa gìn sức khỏe rồi lại vội vàng đi ngay. Khu vườn vaanx xào xạc như nuối tiếc vẫy chào tôi. Để ý thấy, từ khi ông ngã bệnh, khu vườn thiếu bàn tay ông chăm sóc, xơ xác đi. Lá vàng rụng nhiều hơn, như đời người sắp tàn.




Nhẹ nhàng và thanh thản, ông tôi ra đi, như chiếc lá lìa cành. Ngày đưa tang ông, trời mưa nhẹ. Tôi tưởng tượng ra rằng, vào những giây phút cuối, ông nghĩ đến hình ảnh một khu vườn xanh mướt ngập tiếng chim, tiếng cưởi trong trẻo của tôi, nụ cười hiền hâu của bà. Tôi bỗng thấy hụt hẫng quá, từ trước đến giớ, dường như tôi đã quên mất cái gì quan trọng lắm. Để bây giờ, khi ông ra đi, tôi mới thấy mất mát vô cùng, không có gì cứu vãn nổi. Nước mắt tôi cứ tự traò ra từ lúc nào không hay. Nhưng, chạy ra vườn, những đám lá vẫn xào xạc như vỗ về, ánh nắng, tiếng chim , lá cây … vẫn hiền hòa như thưở bé, tất cả như bao dung tha thứ. VÀ đâu đó, trên vòm cây cao kia, dường như vẫn còn vương nụ cười hiền hậu của ông dành cho tôi, Tôi bất chợt thấy nhẹ nhõm, và bao phút giấy “Cảm nhận sự sống” xưa vẫn còn nguyên vẹn ùa về.

Đời người như chiếc lá. Thà huy hoàng chợt tắt còn hơn le lói trăm năm, như một thi sĩ nào đã nói. Trời thu xanh ngắt, lông lộng. Biết đâu, ở trên cao kia, ông vẫn đang dõi theo tôi, mỉm cười.

8 tháng 6 2018

vì lũ bạn này rất mắc dịch và hay thương người nên:

  ''giờ mày mới lết xác về gặp bạn hả''

  ''không cần hỏi thăm sức khỏe tao đâu, mang quà cho tao chứ''

  '' mình nhớ bạn nhiều lắm, nhớ đến nỗi giờ gặp bạn mà mình như thấy gặp diêm vương vậy''

                   ~ Học tốt ~

8 tháng 6 2018

chúng mk gặp lại nhau r.mãi lm bn nha

20 tháng 7 2017

a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

Cho tớ mượn cây bút của cậu nhé !

- Làm ơn cho mình mượn cây bút của bạn một chút!

- Bạn cho tớ mượn cây bút của bạn chút nào!

b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

- Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với Trang chút ạ !

- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !

- Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !

- Phiền bác chuyển mảy cho cháu nói chuyện với bạn Trang một chút ạ !

c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

- Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !

- Phiền chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !