K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2017

- Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta): Năm ấy, giặc Nguyên xâm lấn nước ta. Chúng gây ra bao điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng oán hận. Ở một làng nọ có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Chàng căm thù giặc.

- Đoạn 2 (Yết Kiêu đến Kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông): Chàng lên kinh đô yết kiến vua xin vua cho đi dẹp giặc. Nghe Yết Kiêu nói lên tâm nguyện của mình, nhà vua mừng lắm.Nhà vua hỏi chàng cần binh khí gì để ra trận, Yết Kiêu tâu xin cho mình một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất ngạc nhiên không hiểu vì sao. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước". Nhà vua rất kinh ngạc và khâm phục tài năng của Yết Kiêu. Ngài bèn hỏi có được tài như vậy do ai dạy, Yết Kiêu bèn tâu đó là cha, là ông chàng. Nhà vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu bèn cẩn đáp. Vì căm thù giặc và noi gương ngày xưa mà ông thần tự học lấy".

- Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.): Ở quê nhà, cha Yết Kiêu thương nhớ chàng vô cùng. Ông nhớ lại, từng hình ảnh, từng lời nói của con trai trước lúc đi giữa hai cha con ...) xa. Nhớ giọng nói nghẹn ngào của con: Cha ơi ! Nước mất thì nhà tan, ... Hôm ấy ông cũng đã cố nén lòng mình để nói cho yên lòng con : “Con cứ đi đi...” Nhớ con một phần, phần còn lại ông lại thầm mong cho con có thể đem tài giúp vua, giúp nước, thắng trận trở về.

30 tháng 10 2019

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

12 tháng 3 2017

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

21 tháng 7 2017

Ngày xưa, ở một làng nọ có hai mẹ con sống bên nhau. Một ngày kia, người mẹ ốm rất nặng. Người con trai của bà chăm sóc bà tận tụy. Cậu bé ở bên giường mẹ suốt đêm. Nhưng bệnh tình của mẹ cậu vẫn không thuyên giảm. Một hôm cậu nghe người làng nói bệnh của mẹ cậu còn chữa được bằng một cây thuốc quý, mọc trong rừng sâu, nơi ấy rất nguy hiểm. Cậu quyết tâm lên đường tìm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Cậu nhờ hàng xóm coi chăm sóc mẹ mình rồi lên đường. Trên đường đi, cậu phải vượt qua không biết bao nhiêu là núi cao, khe sâu, gai nhọn, thú dữ. Nhưng cậu vẫn không sờn lòng - Thấy thế, bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cậu, đã ra tay giúp cậu. Cậu bé lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà lấy thuốc chữa bệnh cho mẹ.

27 tháng 9 2018

-Trong công xưởng xanh:

Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn hỏi một em bé đang làm gì. Em bé trả lời rằng mình đang chế một cỗ máy mà khi ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Min-tin tò mò hỏi xem vật ấy có ngon không và nó có ồn ào không. Em bé nói cỗ máy không ồn ào, và sắp chế xong rồi, Tin-tin có muốn xem không ? Tin-tin háo hức trả lời rằng :

- Có chứ ! Nó đâu ?

Vừa lúc đó, em bé thứ hai tới khoe vật mình sáng chế là ba mươi lọ thuốc trường sinh đang nằm trong những chiếc lọ xanh. Cũng chính lúc ấy, em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra và nói mình mang đến một thứ ánh sáng lạ thường mà xưa nay chưa có ai biết đến. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin, rủ cậu lại xem cái máy biết bay trên không như một con chim của mình. Còn em bé thứ năm thì khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.

-Trong khu vườn kỳ diệu:

Rời khỏi công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu. Một em bé mang một chùm quả trên đầu gậy đi tới, không ngăn được sự ngưỡng mộ, Tin-tin trầm trồ: ‘‘Chùm lê đẹp quá". Em bé mỉm cười nhìn Tin-tin và nói đó không phải là lê mà là nho, chính em đã tìm ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai tiến tới. Tay bê một sọt quả to như quả dưa. Mi-tin tưởng đó là dưa và hỏi "Dưa đỏ, phải không cậu ?”. Em bé nói không phải là dưa đỏ mà là táo, và thậm chí những trái đó cũng không phải là những trái to nhất nữa. Tin-tin chưa hết ngạc nhiên, thì lúc đó một em bé đẩy một xe đầy những quả đi tới và khoe sản phẩm của mình. Tin-tin nói rằng mình chưa bao giờ thấy những quả dưa to như thế. Em bé nói "Khi ra đời, mình sẽ trồng những quả dưa to như thế !"

27 tháng 9 2017

Một buổi chiều sâm sẩm tối, mẹ bảo ra ngoài tiệm tạp hóa mua cho mẹ một ít đường. Vâng lời mẹ, em chạy ra đầu hẻm, băng qua đường để sang tiệm tạp hóa, cùng lúc ấy, em thấy một bà cụ tóc bạc phơ, lưng còng, dáng người nhỏ bé và khắc khổ đang đứng bên vệ đường. Dường như bà định băng qua đường nhưng xe đông quá bà không qua được.

Em tiến đến bên bà và hỏi :

- Bà ơi, có phải bà định sang bên kia đường không ạ ?

- Ừ, bà định sang bên ấy cháu ạ, nhưng xe đông quá ! Thế cháu đi đâu mà tối thế ?

Bà cụ trả lời rồi nhìn em hỏi.

- Dạ cháu đi mua đường cho mẹ. Bà ơi, để cháu đưa bà sang bên ấy nhé ! Tôi đưa tay mình ra, đề nghị.

Bà cụ mỉm cười, cầm lấy tay tôi. Tôi cẩn thận dẫn bà đến vạch dành cho người đi bộ, giơ tay xin đường rồi chầm chậm dẫn bà cụ qua.

Sang đến bên kia đường, lạ kì thay, tay bà cụ bỗng trở nên âm áp vô cùng, từ người bà tỏa ra một vòng ánh sáng, chói lòa, rực rỡ. Lúc đó, mọi vật trước mắt tôi như dừng hoạt động. Bà cụ tôi dẫn qua đường lúc nãy không còn nữa, dáng người khắc khổ củng không còn mà thay vào đó là một bà cụ tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Bà âu yếm bảo tôi :

- Cháu là đứa bé ngoan, biết giúp đỡ mẹ và người khác. Để thưởng cho cháu, ta ban cho cháu ba điều ước.

 

Sau một phút ngỡ ngàng, tôi bèn ước cho gia đình mình ai cũng được mạnh khỏe, ước cho em trai tôi mắt không còn cận thị nữa, vì em tôi còn nhỏ mà bị cận bẩm sinh, nhìn nó bé tí đã phải đeo kính, tôi thương lắm. Tôi ước cho ba của Thùy - bạn thân của tôi mau tỉnh lại và mạnh khỏe về nhà vì thứ sáu tuần trước ba bạn ấy bị tai nạn giao thông và rơi vào trạng thái hôn mê. Gia đình bạn Thùy buồn lắm, riêng bạn ấy khóc suốt.

Khi tôi ước xong, bà tiên mỉm cười nhìn tôi rồi biến mất. Quên cả mua đường, tôi chạy về nhà. Kì diệu thay, tôi không thấy cặp kính trên mắt em trai tôi nữa, thay vào đó là một đôi mắt tròn xoe, đen láy và trong veo nhìn tôi mừng rỡ. Tôi sung sướng chạy vào bếp ôm chầm lấy mẹ, mừng vui khôn xiết.

26 tháng 11 2019

   Sáng sớm, bầu trời trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vút từng không, lúc thì xòe cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua cây trước sân rồi nhẹ nhàng đáp xuống mái nhà. Đôi uyên ương chúc đầu vào nhau, cặp cánh khép lại, cái đuôi xòe ra, khẽ cất tiếng gù êm ái. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau đáp xuống sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình tròn, mập trông chúng dễ thương và đáng yêu vô cùng.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo
Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương đứa con trai đã in đậm trong tâm trí tôi. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Câu chuyện đã gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.Lưu ý:– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?• Kể câu chuyện bằng lời của mình.• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Lưu ý:

– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?

– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?

• Kể câu chuyện bằng lời của mình.

• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.

• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.

• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.

– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?

2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.

Gợi ý:

1
NG
26 tháng 11 2023

1.

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

-  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

-  Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

19 tháng 7 2019

Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.