K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2017

Những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên:

  - Yếu tố tự sự kể về chuyện chàng Trăng ( mẹ chàng mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực và đẻ ra chàng, sau đó chàng giết tên bạo chúa và biến vào mặt trăng) của dân tộc Mơ- nông và chuyện Nàng Han (có công đánh giặc ngoại xâm sau đó nàng bay về trời) của dân tộc Thái.

  - Yếu tố miêu tả:

    + Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực.

    + Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao

    + Dòng thác Pông-gơ-ni những vầng sáng bạc

    + Cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc

    + Những vũng, những ao chi chít nối tiếp vết chân voi ngựa của quân nàng.

  b, Mục đích của văn bản nhằm khẳng định "các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn thiên truyện anh hùng đẹp." Vì thế việc miêu tả và tự sự chỉ được dùng khi những yếu tố đó có lợi cho việc làm nổi bật luận điểm này.

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.

- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?

- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tan ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những ngtoười lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?

- Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?

1
19 tháng 2 2019

Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng đều là văn bản nghị luận. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

    + Các yếu tố tự sự ở đoạn (a ) để kể về kiểu bắt lính kỳ quặc, tàn ác và nhẫn tâm của bọn thực dân

    + Các yếu tố miêu tả ở đoạn ( b) để trình bày sự lừa gạt trắng trợn, những lời lẽ rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" của phủ toàn quyền.

  - Nhận xét:

    + Nhờ có các yếu tố miêu tả mà biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, sinh động, do đó có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

19 tháng 7 2017

Những yếu tố tự sự và miêu tả có trong đoạn văn là:

    + Sắp trung thu.

    + Mười mấy ngày qua… của bộ mặt nhà giam.

    + Đêm nay rất đẹp.

    + Trong lòng rạo rực bao nỗi niềm.

  Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng.

  - Yếu tố miêu tả:

    + Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây.

    + Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ.

    + Như đành để mặc cho đêm đẹp, đêm lành cho trăng mời trăng giục.

  Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được khung cảnh đẹp của đêm trăng và tâm hồn phơi phới của thi nhân.

  Các yếu tố tự sự và miêu tả này nhằm giúp ta hiểu thêm tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên, cho ánh trăng đêm rằm.

19 tháng 6 2018

Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yêu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.

Trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh), nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…

4 tháng 11 2017

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

9 tháng 11 2018

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

6 tháng 11 2016

 

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.c)Không biết
10 tháng 11 2016

a) Tự sự: Kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b) Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.

c) Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể, tả lại sự việc, phong cảnh.

27 tháng 3 2021

1. Đoạn văn trích trong vb ​Vượ​t Thác ​của​ Võ​ quảng

2. Ngôi​ thứ​ nhất

3. tả cảnh dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác dữ

4. +Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy nửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nó năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

Tác​ dụng: Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.

5. TK

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dũng cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn. Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gần gũi, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hùng, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dũng cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.

27 tháng 3 2021

C1: Văn bản Vượt thác. Của Võ Quảng

C2: -Văn bản "vượt thác " được kể theo ngôi thứ nhất. Vì người kể tự xưng là tôi.

C3:Tả Dượng Hương Thư vượt thác

C4: -Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

      - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

      -.....Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của                    Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 

- Tác dụng:làm nổi bật lên hình ảnh của Dượng Hương Thư và tính nết của người lao động , hiền dịu lúc ở nhà còn lúc vượt thác trông khác hẳn nhau , tạo cho câu văn được hay hơn , sinh động hơn về cảnh thiên nhiên hùng vĩ .

C5:Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ.  Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

                     Đây chỉ là Ý nghĩ riêng của mình thôi nhé. 

 

13 tháng 10 2017

a, Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:

    + Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh.

    + Chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng "không nói gì", chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.

    - Khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại.

    + Chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.

  b, Tác giả miêu tả phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật trong truyện. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ, khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin.

    Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.

  c, Sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện:

    + Những câu nói, sự quan tâm hồn nhiên của cái Tí lại khắc sâu vào lòng chị Dậu sự đau xót và bất lực.

    + Cái Tí hồn nhiên, hiếu thảo bao nhiêu thì lòng thương con, yêu con không muốn rời xa con lại tăng lên bấy nhiêu.