K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2017

- Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em thích các câu thơ:

Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt gạo làng ta...

Các câu thơ cuối trong bài đã giúp em liên tưởng đến sự đóng góp công sức của người nông dân làm ra hạt gạo để nuôi quân đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Và cũng từ hạt gạo người nông dân làm ra đã góp phần nuôi sống mọi người, tạo nên xã hội ấm no và hạnh phúc. Vì thế nhà thơ Trần Đăng Khoa đã coi hạt gạo như: "Hạt vàng làng ta". Sự so sánh ví von này thật hay và thật chính xác.

- Bài thơ Về ngôi nhà đang xây của nhà thơ Đồng Xuân Lan, em thích các câu thơ:

Bầy chim đi ăn về

Rót vào cửa sổ chưa sơn vài nốt nhạc

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.

Tác giả bài thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tạo nên những hình ảnh sinh động, làm cho ngôi nhà đang xây trở nên sống động, nên thơ và ấm cúng lạ thường:

Bầy chim đi ăn về

Rót vào của sổ chưa sơn vài nốt nhạc.

Đó là biểu hiện: "Đất lành chim đậu". Người chưa đến ở, chim đã đến ở hót véo von. Rồi: Làn gió nào mang hương. Gió ùa về với bao hương thơm của đất trời, của sông núi cỏ cây. Ý thơ gợi lên sự ấm cúng, sự trù phú của đời sống con người ngày càng được nâng cao.

23 tháng 1 2017

Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu "buồn lắm chị Hằng ơi!". Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự. Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét như vậy.

"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi"

Nỗi buồn đến mức "buồn lắm"; trong cô đơn chỉ còn biết gọi chị Hằng để dãi bày tâm sự. Ba tiếng "chị Hằng ơi!" rất biểu cảm, ý vị làm cho giọng thơ thiết tha thân mật. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tản Đà đã từng viết: "Đời đáng chán hay không đúng chán?", nay thì đã "chán nửa rồi". Bài thơ in trong tập "Khối tình con" xuất bản năm 1916, qua đó ta thấy rõ nguyên cớ sâu xa, buồn và chán vì trần thế, vì cuộc đời xấu xa, vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, tù hãm. Vì cống danh dở dang: "Tài cao, phận thấp, chí khí uất". Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị "Lệ ai giàn giụa với giang san". Đó là nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là một thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu


Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

11 tháng 11 2017

- Thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã

- Đoạn cuối có nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm

- Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn: đồi, vịnh, chích, đầm, trời đất, gió trăng…

- Con người hòa với cuộc sống tự nhiên, với niềm vui sống

Luyện tập

Trong truyện Lục Vân Tiên, các nhân vật xếp cùng loại với ông Ngư: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh

+ Là nhân vật tài năng, có nhân cách cao cả, tốt bụng, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn

+ Gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin, công lý, chính nghĩa, tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống

Kính thưa với AdminEm làm bài viết này với mục đích: Mong Admin kick những bạn đã đăng câu hỏi cho có với mục đích chỉ đăng linh tinh. Và đề nghị một số chuyện.1 - Vì nhiều bạn đăng câu hỏi hẳn hoi phải chờ duyệt, còn những bạn đăng câu hỏi lấy lệ mà Admin bắt phải duyệt, em thấy nó cứ bất công sao sao ý. Xin admin cho em lời giải thích !2 - Thưa Admin, Nhiều bạn yêu thơ ca tự chế...
Đọc tiếp

Kính thưa với Admin

Em làm bài viết này với mục đích: Mong Admin kick những bạn đã đăng câu hỏi cho có với mục đích chỉ đăng linh tinh. Và đề nghị một số chuyện.

1 - Vì nhiều bạn đăng câu hỏi hẳn hoi phải chờ duyệt, còn những bạn đăng câu hỏi lấy lệ mà Admin bắt phải duyệt, em thấy nó cứ bất công sao sao ý. Xin admin cho em lời giải thích !

2 - Thưa Admin, Nhiều bạn yêu thơ ca tự chế như The Coconut hay là ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂ ,... Mấy bạn ấy thường ha đăng thơ và mini game về thơ ca. Tại sao có nhiều bạn không hiểu được rằng. Tự chế thơ cũng alf một cách học văn tốt, cũng giúp chúng ta mở rộng và phát huy cách làm thơ. Tại sao nhiều bạn lại không hiểu vậy mà cứ khăng khăng đó là câu hỏi linh tinh, gây nhiễu diễn đàn.

hật sự em rất khâm phục thơ của 2 bạn The Coconut và ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂ nhưng em vẫn thích nhất là thơ của ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂ vì bạn ấy làm thơ rất hay, Admin cũng có thể tìm câu hỏi của ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂ trong link này https://olm.vn/hoi-dap/thanh-vien/dienanphan. Bạn ấy rất hay làm thơ và còn hay nữa. Em xin một lời giải thích từ Admin, xem xem chế thơ hay mở mini game về thơ có phải là câu hỏi linh tinh hay không ?

1
12 tháng 12 2019

"Bánh trôi nước" là một bài thơ rất hay của bà chúa thơ Nôm -Hồ Xuân Hương viết để nói về hình ản của người phụ nữ dưới thời phong kiến. Câu văn "Thân em vừa trắng vừa tròn" thể hiện nên cái sự duyên dáng, sự đẹp đẽ hiền hậu và đầy sức sống của người dưới thời phong kiến, sau khi đọc câu này chắc các bạn đều nghĩ rằng phụ nữ thời đó rất sung sướng, cuộc sống của họ không có gì phải lo âu. Nhưng khi đọc tiếp "Bảy nổi ba chìm với nước non" thì nó lại thể hiện lên sự long đong. bấp bênh của người phụ nữ, thể hiện cái sự đau đớn, cay nghiệt mà người phụ nữ phải trải qua, họ phải sống phụ thuộc, sống dựa dẫm vào người đàn ông, họ chẳng có quyền lợi gì trong xãz hội cả, dù họ than khóc, khẩn cầu thì cũng chẳng ai quan tâm hay để ý, mà nếu có thì chắc gì họ đã giúp đượcvì người quan tâm cũng chỉ là người phụ nữ như họ mà thôi!"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" và "Mà em vẫn giữ tấm lòng son"gợi lên việc dù có đau khổ hay bất hạnh nhưng người phụ nữ không vì thế mà đánh mất đi lòng tự trọng vốn có của họ, họ vẫn kiên quết chịu đựng, chung thủy với người đàn ông, họ vẫn giữ bên họ tấm lòng chung thủy, son sắt. Em cảm thấy người phụ nữ dưới thời phong kiến rất khổ cực, cuộc sống của họ bất công, mặc dù họ rất đẹp, duyên dáng và đầy sức sống, họ luôn phải khổ sở như vaayjnhuwnghoj vẫn là một con người rất chung thủy.

Bài ktra 1 tiết của mình đấy!!! Tự biên, tự diễn mà điểm vẫn cao mới hay chớ (do cô dặn chuẩn bị 2 đề  cô cho mà quên làm mất)   Ahihi...

                                                                              Còn nữa,NHỚ K CHO MÌNH ĐÓ

12 tháng 12 2019

thank

1 tháng 7 2018

Tác giả gói gọn trong một lời thông báo: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của những người từ miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra viếng lăng Bác.

Cách dùng từ xưng hô “con” gần gũi, thân thiết tình thân diễn ra tâm trạng thăm cha sau nhiều năm mong mỏi. Tác giả sử dụng từ “thăm” để thay cho từ viếng dù tiêu đề “Viếng lăng Bác”. Từ “thăm” là từ nói giảm nói tránh của tác giả để giảm đi nỗi đau thương mất mát. Qua đây cũng gợi lên sự yêu thương, kính mến của tác giả dành cho Bác.

30 tháng 3 2019

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đặc điểm:

     + Mỗi dòng có 7 chữ

     + Mỗi bài thơ có 4 câu

     + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4

Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4

Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3

Câu 4 ngắt nhịp 2/5

 

Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3

Consultation:

- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

    + Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

    + Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

    + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

      ++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

      ++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

    + Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

    + Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.


 

Câu 1. Trong bài thơ “Quê hương”Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về cái hay trong nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ trên, gạch chân và chú thích rõ một câu cảm thántrong đoạn văn.Câu 2. Vì sao câu thơ thứba của khổthơ trên lại được đặt trong dấu ngoặc kép ?Có một câu chuyện kể về du học sinh ở Pháp, rằng cô học rất giỏi, tốt nghiệp xuất sắc một trường đại...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong bài thơ “Quê hương”

Bng mt đon văn quy np khong 10 câu, hãy trình bày cm nhn ca em về cái hay trong nghệ thut, ni dung ca đon thơ trên, gch chân và chú thích rõ mt câu cm thántrong đon văn.

Câu 2. Vì sao câu thơ thba ca khthơ trên li đưc đt trong du ngoc kép ?

Có mt câu chuyn kể về du hc sinh ở Pháp, rng cô hc rt gii, tt nghip xut sc mt trưng đi hc danh giá. Cô tràn đy tự tin đến các công ty ln để xin vic. Nhưng lạ thay, họ hào hng chào đón cô ri sau đó li chi t. Mãi cô mi biết đưc lí do họ từ chi là vì qua thtín dng, hbiết cô bị pht ba ln trn vé tàu đin. Cô bị pht ba ln tc cô phi gian ln rt nhiu ln. Phía tuyn dng cho rng cô không xng đáng đưc tin tưng. Cô chua xót nhn ra bài hc: Đo đc có thbù đp cho sthiếu ht vtrí tunhưng trí tuệ mãi mãi không thbù đp cho sthiếu ht vđo đc. Tht tiếc cho cô gái! Vì thiếu ttrng, thiếu trung thc, không kim chế đưc bn thân mà làm điu gian di. Vic tưng nhnhưng cô đã đánh mt cơ hi ln ca cuc đi.

Câu chuyn trên cho em suy nghĩ gì v:

1.Lòng trung thc

2. Lòng ttrng

3. Ý chí, nghlc

Em hãy viết mt bài văn nghị lun bàn về mt trong ba vn đề trên.

0